Lễ Hóa Vàng năm Giáp Thìn 2024

Sau khi mời Tổ tiên về dự 3 ngày Tết với con cháu đến ngày mùng 3 Tết (Âm lịch) là ngày cuối cùng, tiệc xuân đã mãn, con cháu lại cáo lễ để tiễn đưa Tổ tiên trở về âm cảnh. Sau lễ này gia đình hóa vàng mã trên ban thờ tiễn biệt. Khi hóa vàng mã thì bớt lại 1 phần để hóa vào lễ tạ thần cuối năm.

Lễ Hóa Vàng năm Giáp Thìn 2024

1. Văn khấn lễ hóa vàng

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ, chư vị Tôn Thần

– Con kính lạy ngài đương niên Thái Tuế Chí Đức Tôn Thần

– Con kính lạy ngài Thành Hoàng Bản Thổ, chư vị đại vương

– Con kính lạy ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân

– Con kính lạy các ngài Tiền Hậu Địa Chủ Tài Thần

– Con kính lạy các bậc Tiên gia và chư vị Tôn Thần cai quản trong đất này xứ này. – Con kính lạy Cao tằng tổ khảo, Cao tằng tổ tỷ, Bá thúc huynh đệ, cô di tỷ muội, nội ngoại dâu rể, Bà cô tổ, ông mãnh, Hội đồng Gia tiên họ: ……………….. Kính mời các cụ hiển linh.

Gia chủ chúng con là:…………………………………………………..Sinh năm: …………………….

Cùng các thành viên gia đình: (Họ tên……………………. Năm sinh………………….).

Hôm nay là ngày mùng ……………………… Tết, tháng Giêng, năm………….

Thành tâm sửa biện hương hoa phẩm vật, phù tửu lễ nghi, cúng dâng trước án.

Kính cẩn thưa trình: Tiệc xuân đã mãn, Nguyên Đán đã qua, nay xin tiến hoá kim ngân, lễ tạ Tôn Thần, rước tiễn Tiên linh trở về Âm giới.

Cúi xin Ngài Đương niên Thái Tuế Chí Đức Tôn Thần, Ngài Bản Cảnh Thành Hoàng chư vị đại vương, các ngài Thần linh Thổ Địa, Táo Phủ Thần Quân cùng các chư vị Tôn Thần chứng giám lòng thành của gia chủ chúng con, xin tạ ơn các ngài xin các ngài gia độ cho gia đình chúng con sức khỏe dồi dào, bốn mùa không tai ách, tám tiết có điềm lành tiếp ứng, tâm cầu sở đắc, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con cúi lạy Gia tiên họ………………… Nay Nguyên đán đã qua Tiên linh trở về Âm giới kính mời hội đồng tiền Tổ thụ nhận lễ vật lưu phúc lưu ân, phù hộ độ trì, dương cơ âm mộ, mọi chỗ tốt lành. Cháu con được bình an, gia đạo hưng long thịnh vượng, có quý nhân phù trợ, âm siêu dương thái.

Lòng thành kính cẩn, lễ bạc tiến dâng, lượng cả xét soi, cúi xin chứng giám.

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!”

2. Những điều kiêng kỵ khi làm lễ hóa vàng

Những điều kiêng kỵ khi cúng lễ hóa vàng Tết

Ngày tổ chức lễ cúng hóa vàng không cố định mà tùy thuộc vào mỗi gia đình. Thông thường, người ta thực hiện vào ngày mùng 3, tuy nhiên, lễ hóa vàng còn được tiến hành từ ngày mùng 4 đến ngày mùng 10 Tết.

Theo các chuyên gia phong thủy, mùng 3 Tết theo phong tục tập quán vẫn là tết Thầy, nên để các cụ ăn Tết với con cháu xong mùng 4, 5 mới làm lễ tiễn đưa các cụ về cõi vĩnh hằng.

Mâm cỗ cúng lễ hóa vàng cũng giống như các mâm lễ mà gia đình chuẩn bị từ những ngày trước đó.

Sau khi cơm cúng lễ hóa vàng được làm xong, gia chủ đem số vàng mã đã cúng trong ba ngày Tết ra hóa. Tuy nhiên, các chuyên gia phong thủy lưu ý, những vàng mã dành cho người mới mất được hóa riêng.

Việc hóa vàng mã được thực hiện ở sân hoặc một góc vườn, hoặc trước cửa sạch sẽ.

Theo đó, khi hết tuần hương người ta bắt đầu hóa tiền vàng. Mỗi lễ vàng tiền đều được hóa riêng từ các bậc cao xuống theo thứ tự gia Thần trước, gia tiên sau.

Trước khi hạ mỗi lễ đều vái ba vái và khấn: “Chúng con xin tiến hóa kim ngân, lễ tạ Tôn thần, rước tiễn Tiên linh trở về Âm giới, kính mời hội đồng tiền Tổ thụ nhận lễ vật lưu phúc lưu ân, phù hộ độ trì, dương cơ âm mộ, mọi chỗ tốt lành. Cháu con được bình an, gia đạo hưng long thịnh vượng, có quý nhân phù trợ, âm siêu dương thái.”.

Sau khi lễ, việc hóa vàng cũng phải làm riêng. Phần tiền vàng của gia Thần phải hóa trước, của Tổ Tiên hóa sau để tránh nhầm lẫn. Tục xưa quan niệm, tại nơi đốt vàng mã, người ta thường đặt vài ba cây mía dài để làm “đòn gánh” cho các linh hồn mang hàng hóa theo.

Vậy khi hóa vàng chúng ta cần chú ý điều gì?

Đồ vàng mã được làm bằng giấy, nên một chút bất cẩn sẽ có thể làm rách hoặc hỏng, thật không hay khi chúng ta cúng lễ gửi người thân với bộ đồ hay vật dụng có chút không lành lặn. Khi cúng lễ xong người nhà hóa vàng cần lưu ý những điều sau:

– Hóa vàng mã sau khi tuần hương đã hết, tuyệt đối không được hóa khi hương chưa hết.

– Khi hóa vàng cần hóa hết, tránh việc không đốt hết. Vì như thế đồ mã không được lành lặn, thủng, rách, nên khi đốt cần chú ý phải đốt cho bằng hết đến khi tàn tro. Khi tro nguội thì đổ tro này vào bếp, xuống ao hoặc sông hồ cho mát mẻ. Khi thu lượm tro tuyệt đối không được khua mà cần nhẹ tay.

– Tránh mua đồ mã bị rách, thiếu bộ, vì khi đốt gửi xuống âm gian người thân sẽ không dùng được. Cũng giống như người trên trần khi dùng bất kể cái gì mà không đủ bộ thì thật khó, vậy nên thật chú ý khi mua đồ vàng cúng.

– Khấn đúng bài, đúng họ tên. Chia đồ mã thành từng cỗ riêng biệt cho từng người, ghi họ tên từng người trên từng cỗ lễ để người thân có thể về nhận được đồ con cháu gửi xuống mà không bị thất lạc.

Bài viết trên đây đã chia sẻ đến quý vị về mâm lễ cũng như văn khấn cúng hóa vàng tết năm 2024. Mong rằng những thông tin trong bài viết này sẽ giúp quý vị hiểu rõ hơn về phong tục hóa vàng của người Việt Nam ta từ thời xa xưa. Qúy vị có thể tham khảo thêm các bài văn khấn cho các dịp khác trong cuốn sách Văn Khấn Toán Thư, đây là cuốn sách tổng hợp 77 bài văn khấn trong văn hóa thờ cúng của người Việt ta, rất hữu ích và tiện dụng cho các gia đình.

Xem thêm: Văn khấn lễ cúng ngày mùng 1,2,3 Tết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0989349119