Lễ cất nóc hay còn được gọi là lễ đổ mái cuối cùng. Nghi lễ này được thực hiện với mong muốn quá trình xây dựng nhà ở sẽ diễn ra thuận lợi, tránh những điều không mong muốn như thiên tai, lũ lụt.
1. Chuẩn bị mâm cúng cho lễ cất nóc nhà
- 1 chén gạo, 1 chén muối 1 chén nước, 1 chén rượu trắng, 1 chén đựng trà khô
- Bánh bao 5 chiếc
- Một đĩa ngũ quả
- Một bình hoa (nên chọn hoa cúc vàng hoặc hoa ngũ sắc
- Một đĩa bánh kẹo, trầu cau, thuố
- Một bó nhang
- 1 đĩa xôi, 2 bát chè ngọt
- Hai cây đèn cầy
- Lễ vàng mã: 5 Đinh tiền lễ (1 Đinh gồm 10 lễ)
2. Bài văn khấn cho lễ cất nóc nhà
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
– Con lạy chín phương Trời, con lạy mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương
– Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần
– Con kính lạy Ngài đương niên Thái Tuế Chí Đức Tôn Thần
– Con kính lạy Ngài Thành Hoàng Bản Thổ chư vị đại vương
– Con kính lạy ngài Bản gia Thổ Địa Long Mạch Tôn Thần
– Con kính lạy nhị thập tứ khí thần quan, 24 long mạch thần quan, 24 địa mạch quan cùng nhị thập bát tinh tú thần quang
– Con kính lạy Thanh Long Bạch Hổ, Thổ Trạch, Thổ Khảm, Thổ Bá, Thổ Hầu, Thổ Tử, Thổ Tôn Thần Quan
– Con kính lạy Hội đồng Gia tiên nội ngoại họ…… cùng phần âm khuất mày khuất mặt hiện tiền nơi đây
Hôm nay, ngày…… tháng ….. năm….. (Âm lịch)
Gia chủ chúng con là:…………………………………………………..Sinh năm:…………………….
Cùng các thành viên gia đình: (Họ tên……………………. Năm sinh………………….)
Chúng con cư ngụ tại:…………………………………………………………………………………….
Nhân ngày lành tháng tốt, chúng con nhất tâm xin phép làm lễ cất nóc, kính cẩn sắm biện hương hoa đăng trà quả thực lòng thành tấu lên các chư vị Phật Thánh cùng Gia tiên họ…….
Chúng con kính mời ngài Kim Niên Đương Cai Quản Thái Tuế Chí Đức Tôn Thần, Bản Cảnh Thành Hoàng chư vị Đại Vương, ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo phủ Thần Quân, ngài Bản gia Thổ Địa Long Mạch Tôn Thần. Các ngài Ngũ Phương Ngũ Thổ Phúc Đức chính thần, các chư vị Tôn Thần cai quản trong xứ này. Cúi xin các ngài nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật. Chúng con nhờ có duyên lành mà đến an cư lạc nghiệp xứ này, nay xin phép các Ngài chứng giám lòng thành cho phép chúng con được phép cất nóc cho căn nhà này. Xin các Ngài che chở, hộ mệnh hộ trạch để thợ thuyền
thi công thuận may an toàn, căn nhà xây xong thì sinh khí tràn đầy người tươi cảnh ấm, cho gia đình chúng con sau này cư ngụ nơi đây phong thủy yên lành, sức khỏe dồi dào, tài lộc vượng tiến.
Chúng con kính mời các các cụ Hội đồng Gia tiên nội ngoại họ………………. nghe lời khẩn cầu của con cháu hiển linh, chứng giám tâm thành, thụ hưởng tiếp dẫn lễ vật phù hộ cho con cháu công việc được thuận may mọi nhẽ.
Tín chủ con lại kính mời vong linh Ông bà Tiền chủ, Hậu chủ ở trong nhà này đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, phù hộ cho gia chung chúng con được vạn sự tốt lành, tâm cầu sở đắc, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì. Toàn thể gia đình chúng con thành kính cảm tạ!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
3. Một số lưu ý khi cúng đổ mái- cất nóc nhà
Việc cất nóc – đổ mái nhà là công việc quan trọng trong đại sự xây nhà mới, do đó gia chủ cần phải hết sức chú ý, tránh phạm phải một số điều kiêng kỵ. Ngoài việc chuẩn bị bài cúng lễ cất nóc nhà chu đáo thì gia chủ cần lưu ý một số điều sau đây để công việc đổ mái nhà được tiến hành một cách thuận lợi
Cần chọn ngày lành tháng tốt, giờ tốt để tiến hành công việc đổ mái nhà. Chuẩn bị đầy đủ lễ vật cúng, văn khấn lễ cúng cất nóc – đổ mái nhà một cách kỹ lưỡng, thành tâm.
Khi cúng đổ mái nhà cần thực hiện ngoài trời, ngay trước cổng ngôi nhà đang được xây dựng. Nếu văn khấn cất nóc – đổ mái nhà được ghi chép, in ra giấy thì cần hóa đốt luôn sau khi
cúng bái xong. Trước khi đọc bài văn khấn cúng đổ mái nhà, gia chủ cần tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc lịch sự.
Đọc văn khấn đổ mái nhà không cần to mà chỉ cần đọc nhỏ lầm rầm đủ mình nghe, tốc độ đọc cúng chậm rãi không nhanh quá mà cũng không chậm quá. Nếu gia chủ cảm thấy lời văn khấn cúng cất nóc dài quá thì có thể ghi chép ra giấy rồi đọc cùng với sự thành tâm nhất của mình là được.
Bài viết trên đây đã chia sẻ đến quý vị về lễ cất nóc ( lễ đổ mái tầng cuối cùng). Mong rằng những thông tin trong bài viết này sẽ giúp quý vị hiểu rõ hơn về quy trình cũng như văn khấn lễ cất nóc nhà. Qúy vị có thể tham khảo thêm các bài văn khấn cho các dịp khác trong cuốn sách Văn Khấn Toàn Thư, đây là cuốn sách tổng hợp 77 bài văn khấn trong văn hóa thờ cúng của người Việt ta, rất hữu ích và tiện dụng cho các gia đình.
Xem thêm: Văn khấn lễ đổ mái nhà các tầng