Tục lệ cúng ông công ông táo của người Việt Nam

 Cúng ông Công ông Táo là một phong tục truyền thống lâu đời của người Việt trong dịp Tết Nguyên đán để tạ lễ năm cũ  và cầu chúc cho năm mới ấm no, hạnh phúc. Hãy cùng tìm hiểu về truyền thống tốt đẹp này của dân tộc ta qua bài viết này nhé.

Tục lệ cúng ông công ông táo của người Việt Nam

1. Ý nghĩa ngày ông Công ông Táo

Vào ngày 23 tháng Chạp hằng năm, Táo quân lại cưỡi cá chép hóa rồng lên thiên đình, báo cáo tất cả việc làm tốt và chưa tốt của gia chủ ; Ngọc Hoàng sẽ căn cứ vào đó để định đoạt có thể khen thưởng hoặc quở phạt gia chủ.

Không những định đoạt cát hung, Phước đức cho gia đình;  Phước Đức từ những việc làm đúng theo đạo lý của gia chủ và những người trong nhà,… các vị Táo còn ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ vào thổ cư, giữ bình yên cho mọi người trong nhà.

 Ngoài ra, theo học phái Lão Tử, ông Công là một vị thần trông coi việc thiện ác của từng gia đình để cuối năm lên tâu Ngọc Hoàng;  người dân thành kính phụng thờ tin tưởng thần lực của các vị Táo quân. Họ thường nghĩ đến Táo quân khi trong nhà có việc không suôn xẻ. 

Thường ngày, Táo quân ghi lại những công, tội, tốt, xấu của mọi người để đến ngày về trời báo cáo với Ngọc Hoàng;  làm cơ sở để thưởng cho cái tốt và phạt cái xấu. Vì vậy, để được Táo quân phù trợ, người ta thường làm lễ tiễn đưa ông Táo về chầu trời rất trọng thể.

2. Thời gian diễn ra lễ cúng ông Công ông Táo

Lễ cúng ông Công ông Táo thường được tổ chức vào ngày 23 tháng Chạp, nhưng ở nhiều nơi người dân có quan niệm là lễ phải diễn ra trước 12H trưa ngày 23 tháng Chạp mới chính xác …nên nhiều gia đình đã làm lễ ngay từ ngày 22  vì cho rằng như vậy thì mới kịp giờ cho ông Táo về thiên đình.

Chúng ta vẫn có thể cúng sau 12H ngày 23 tháng Chạp, thậm chí do điều kiện thời gian, hoàn cảnh có thể cúng vào chiều tối cũng không sao, nhưng ở đây muốn khuyên mọi người nên chọn thời điểm tốt nhất để cúng lễ này.

 Theo quan niệm dân gian, từ 11H đến 13H là giờ Ngọ, đây là thời điểm các thần quy tụ để chuẩn bị về trời…. nên thời điểm đẹp nhất vẫn là tối ngày 22 và sáng ngày 23 tháng Chạp 

3. Cúng ông Công, ông Táo ở đâu? 

Nhiều người có quan niệm sai lầm rằng vì Táo quân là thần bếp núc nên lễ cúng ông Công ông Táo sẽ phải thực hiện ở bếp.

Nhưng trên thực tế, lễ cúng ông Công ông Táo là lễ cúng chung cả ba vị thần nhà, thần đất, và thần bếp ….chứ không phải chỉ thần bếp thôi ; nên nghi lễ này sẽ được thực hiện trên ban thờ 

gia chủ có bàn thờ ông Táo riêng ở bếp thì đặt trực tiếp mâm lễ lên trên. Gia chủ không có bàn thờ Táo quân riêng thì có thể đặt mâm lễ trên ban thờ gia tiên, và tuyệt đối không được đặt ở bàn thờ Phật…. bởi Táo quân là thần tiên, tín ngưỡng thờ thần Khác với tín ngưỡng thờ Phật,

4. Không cúng ông Công, ông Táo có sao không?

Thờ cúng Táo quân là tập tục tín ngưỡng dân gian đáng quý, có nguồn gốc từ thuở xa xưa. Khi mà người dân còn tin rằng mỗi một lĩnh vực trong đời sống xã hội đều có thần linh cai quản, đất có thổ công, sông có hà bá, nên coi trọng việc thờ cúng, cúng bái để được thần linh phù hộ. 

Tuy nhiên, đó chỉ là tín ngưỡng dân gian, không hề có cơ sở khoa học nào cả. Vì thế mà tùy vào lựa chọn của mỗi người, có thể tiếp tục duy trì tập tục này hoặc không làm theo

 Tập tục thờ cúng thần linh đã in sâu vào tâm thức của mỗi người dân là điều bất biến, không thể nghi ngờ…nên phần lớn người dân vẫn tiếp tục duy trì những phong tục, tập quán thờ thần này.

Trong cuộc sống ai cũng cần có niềm tin, ai cũng có quyền theo đuổi tín ngưỡng nào mình thấy phù hợp, nhưng đừng để bản thân trở thành cuồng tín, đừng thần thánh hóa những điều không có thực. 

Bạn hãy làm lễ cúng ông Công, ông Táo Nếu tâm thành kính, nếu bạn tin rằng điều đó sẽ mang lại may mắn, an lành cho bản thân và gia đình. Còn nếu chính bản thân bạn cũng nửa tin, nửa ngờ, chỉ làm vì tất cả mọi người đều làm chứ thực lòng không hề tin tưởng thì có lẽ bạn nên xem xét lại. Thần linh có mắt tựa như ông trời vậy, chẳng bao giờ phán xét sai.

 Cúng tế nhưng không đặt tâm mình trong đó sao có được những điều tốt đẹp,  xong hãy tỉnh táo phân biệt rõ điều này với cuồng tín mê tín dị đoan.

Thực tế, có nhiều người tư tưởng khác, họ không cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp nhưng vẫn giữ được cánh hồn của tập tục này qua việc chăm sóc cho căn bếp mỗi ngày, giữ cho bếp núc gọn gàng mà ấm cúng, cho cả gia đình quây quần bên nhau trong những bữa cơm hạnh phúc, họ cũng chăm chỉ làm việc thiện với cái tâm trong sáng, trao đi những gì mình có thể, tránh làm điều xấu, điều ác.

Chuẩn bị mâm cúng lễ ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp

5. Những chú ý khi cúng ông Công, ông Táo

Không tiến hành lễ cúng quá sớm hoặc quá muộn

Ngày 23 tháng Chạp là ngày ông Táo về Trời, đây là mốc thời gian các gia chủ cần hết sức lưu tâm. Càng về cuối năm, công việc càng bận, song lễ cúng ông Táo cũng không thể tiến hành quá sớm. Đặc biệt, tuyệt đối không cúng đúng ngày Rằm tháng Chạp.

Bên cạnh đó, các bạn cũng hết sức kiêng kỵ việc tiến hành lễ cúng quá muộn. Từ 11 giờ đêm ngày 23 tháng Chạp trở đi được coi như bước sang ngày mới, việc cúng ông Táo sau thời điểm này sẽ bị coi là trái phong tục. Vì vậy, thời gian ổn thỏa nhất để cúng ông Táo có thể sắp xếp sẽ từ ngày 21, 22 hay lý tưởng nhất nên tiến hành trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp.

Tránh sơ xuất khi chuẩn bị đồ lễ

Mâm cao cỗ đầy không bằng thành kính chân Tâm. Tùy thuộc vào điều kiện của gia đình, mà các bạn có thể chuẩn bị mâm cúng chay hay mặn để dâng cúng ông Táo.

Theo điển tích dân gian, các Táo gồm hai Táo ông và một Táo bà, vì vậy khi chuẩn bị đồ mã, ta nên chuẩn bị 3 bộ vàng mã với mũ áo cho cả ba vị. Sau khi lễ cúng ông Táo kết thúc, trang phục vàng mã sẽ được hóa dâng.

Tùy vào phong tục của địa phương, mà khi cúng ông Táo sẽ dâng ngựa vàng mã (có đủ yên cương) hay chuẩn bị 3 con cá chép thật hoặc bằng giấy để dâng thỉnh làm phương tiên cho các Táo quân về Trời.

Số lượng cá chép được khuyến nghị là 3 con, tránh dâng quá ít hay quá nhiều. Với gia chủ có ý định cúng ông Táo kết hợp làm phóng sinh, cần nghiên cứu, lựa chọn kỹ địa điểm phóng sinh cho tối ưu nhất.

Tránh thỉnh cầu tài lộc, tình duyên khi cúng ông Táo

Ý nghĩa lớn nhất khi cử hành lễ cúng ông Táo, là nhằm tiễn các vị Táo quân khi các vị về Trời, diện kiến và trình tấu với Đức Vua Cha Ngọc Hoàng diễn tiến của gia chủ trong một năm đã qua.

Do đó, để tránh phạm phải việc khấn sai lạc với ý nghĩa, mục đích của lễ cúng ông Táo, các gia chủ cần hết sức lưu tâm, không phát tâm khẩn cầu các khía cạnh như cầu tài lộc, tình duyên hay sung túc trong lễ này.

Tránh phóng sinh cá chép sai cách

Cá chép được dâng cúng dịp này theo quan niệm, được xem là phương tiện để tiễn các vị Táo quân về chầu Trời. Với ý nghĩa đó, cá chép được cúng cũng bao hàm ý nghĩa tâm linh sâu sắc, việc phóng sinh không thể tùy tiện hay bất cẩn.

Khi thả cá, các bạn cần lưu tâm đến địa điểm mà sau khi thả, cá có thể tiếp tục sinh tồn. Cần đặc biệt tránh thả cá chép nơi ao tù, nước đọng ô nhiễm, không phù hợp với sự phát triển sau đó.

Ngoài ra, các bạn cũng cần lưu ý khi thả cá, hãy lựa nơi sát mặt nước nhất để thả, không đứng từ trên cầu, trên đường, khu vực cao thả xuống dễ khiến cá bị choáng hay chết. Tuyệt đối không quăng cả bao ni lông xuống nước, vừa thiếu thẩm mỹ lại ô nhiễm môi trường.

Trên đây là những điều cần biết về tục lệ cúng ông Công, ông Táo của người Việt Nam ta. Các bước tiến hành cũng như văn khấn khi cúng ông công, ông Táo quý vị có thể tham khảo tại đây. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0989349119