Tết Đoan Ngọ năm Giáp Thìn 2024

Hằng năm cứ đến mùng 5 tháng 5 (âm lịch) dân ta lại tổ chức ăn Tết Đoan ngọ như là một dịp để gia đình sum họp đầm ấm nhất và có nhiều tục lệ gắn kết với đời sống thường nhật của người dân… vì vậy con cháu cũng nhân cơ hội này trở về quê để chung vui với cả nhà. 

Tết Đoan Ngọ năm Giáp Thìn 2024

1. Ý nghĩa Tết Đoan Ngọ

Tết Đoan Ngọ là lễ tết lớn của người Việt Nam được tiến hành vào chính giờ Ngọ giữa trưa ngày mùng 5 tháng năm âm lịch hàng năm. 

Người xưa quan niệm rằng: Trong cơ thể con người, nhất là bộ phận tiêu hoá thường có sâu bọ ẩn sống, nếu không diệt trừ thì sâu bọ ngày càng sinh sôi nảy nở gây nguy hại cho con người. Lũ sâu bọ này chỉ lộ diện vào ngày 5/5 âm lịch nên phải làm lễ trừ sâu bọ vào ngày này.

Theo quan niệm cổ truyền, có thể giết sâu bọ bằng cách ăn thức ăn, hoa quả, rượu nếp vào ngày 5/5. Cách trừ sâu bọ trong người như sau: mọi người sáng ngủ dậy không được đặt chân xuống đất phải súc miệng 3 lần cho sạch sâu bọ, tiếp đó ăn một quả trứng vịt luộc. Rồi bước chân ra khỏi giường ăn một bát rượu nếp cho sâu bọ say, tiếp đó ăn trái cây cho sâu bọ chết.

Tết Đoan Ngọ (5/5 âm lịch) năm Giáp Thìn 2024 rơi vào thứ Hai ngày Dương Lịch ngày: 10/6/2024. Là ngày Ất Tỵ tháng Canh Ngọ.

Ngày: Ất Tỵ; tức Can sinh Chi (Mộc, Hỏa), là ngày cát (bảo nhật).

Nạp Âm: Phúc đăng Hỏa kị tuổi: Kỷ Hợi, Tân Hợi.

Ngày thuộc hành Hỏa khắc hành Kim, đặc biệt tuổi: Quý Dậu, Ất Mùi thuộc hành Kim không sợ Hỏa.

Ngày Tỵ lục hợp Thân, tam hợp Sửu Dậu thành Kim cục; xung Hợi, hình Thân, hại Dần, phá Thân, tuyệt Tý.

Tiết Khí Hạ Chí

2. Cúng Tết Đoan Ngọ 2024 giờ nào tốt?

Dịp Đoan Ngọ (5/5 Âm lịch) là lúc tiết trời nóng bức nhất và cũng là thời điểm chuyển mùa nên sâu bọ, côn trùng cũng được dịp phát triển gây bệnh cho người, vật nuôi và cây cối.

Đó là lý do mà từ xưa đến nay, chúng ta thực hiện các nghi lễ diệt sâu bọ và dâng hương cầu tai qua nạn khỏi, được mùa.

Theo tục lệ từ xưa, người dân thường cúng vào sáng sớm hoặc khung giờ Ngọ, đặc biệt là giờ chính Ngọ (12h trưa) ngày 5/5 âm lịch.

3. Những món nên ăn trong dịp tết Đoan Ngọ

Những món ăn trong ngày Tết Đoan Ngọ

Cơm rượu nếp

Thông thường, cơm rượu sẽ được ăn đầu tiên vào buổi sáng sớm khi bạn vừa thức dậy trong ngày Tết Đoan ngọ. Người dân tin rằng, trong dạ dày chúng ta có những loại vi khuẩn mà những loại thức ăn chua, chát sẽ loại bỏ được chúng nên cơm rượu nếp là ưu tiên hàng đầu.

Bánh gio, bánh ú

Hiện nay, các món ăn truyền thống vẫn tiếp tục được mọi người chế biến, sử dụng trong dịp Tết Đoan ngọ. Một trong số này là bánh gio, bánh ú. Đây là loại bánh quen thuộc, có thể tìm thấy bất kỳ thời điểm nào trong năm.

Thịt vịt

Các món ăn từ vịt như vịt nấu chao, bún măng vịt, gỏi vịt… là các món ăn truyền thống vào ngày Tết Đoan Ngọ của người dân miền Trung. Theo người xưa thì khoảng tháng 5 âm lịch thời tiết thường nóng nực, thịt vịt có tính mát, bổ dưỡng rất thích hợp ăn vào ngày này.

Quả Vải, quả mận

Trên mâm cỗ cúng Tết Đoan ngọ cũng không thể thiếu 2 trái cây quen thuộc trong tháng 5 là vải cùng mận.

Người xưa cho rằng, mận có tính nóng nên giúp diệt sâu bọ hiệu quả

Theo quan niệm của người Việt, vì vải và mận có tính nóng vì thế sau khi ăn rượu nếp, sâu bọ đã bị chuốc say thì việc ăn thêm vải mận sẽ giúp tiêu diệt chúng tận gốc.

3. Tục lệ độc đáo ngày Tết Đoan Ngọ

  • Hái lá trong Tết Đoan ngọ có tác dụng chữa bệnh: Đúng ngọ (12h trưa) được xem là dương khí tốt nhất, mặt trời tỏa nắng tốt nhất năm, mọi người rủ nhau đi hái lá. Lá cây cỏ hái được vào giờ này có tác dụng chữa bệnh rất tốt như các bệnh ngứa ngoài da, nhất là các bệnh về đường ruột hay khi cảm mạo.
  •  Tục tắm lá: Sau khi đã ăn cơm rượu để giết sâu bọ, mọi người sẽ tắm bằng nước đun lá mùi, lá tía tô, kinh giới, lá sả, lá tre… Người xưa cho rằng: tắm lá mùi để mồ hôi toát ra, có cảm giác khoan khoái dễ chịu, thơm tho làm cho con người phấn chấn. Cách tắm này lại trị được cảm mạo bởi lá mùi là vị thuốc nam.
  •  Tục nhuộm móng chân, móng tay cho con trẻ: Chất liệu để nhuộm móng là cây lá móng. Lá móng sau khi lấy về sẽ được giã nhỏ, thêm vài giọt nước chanh, trộn đều rồi đắp vào các móng tay (trừ móng tay trỏ) và móng chân. Ngoài ý nghĩa thẩm mỹ, tục này còn có ý nghĩa trừ ma tà, làm cho ma quỷ sợ mà tránh xa con trẻ.
  • Quệt vôi: Những em bé chưa biết đi thì được lấy một ít vôi quyệt vào thóp, vào ngực và rốn để chúng không bị đau bụng, nhức đầu. 
  • Tục khảo cây lấy quả ngày 5/5 Âm lịch để yêu cầu nó ra quả nhiều hơn. Chủ nhà sẽ chuẩn bị sẵn 1 cái vồ gỗ, chày hay dao to mang ra vườn, đúng 12h trưa, tức Chính Ngọ thì ra khảo cây. Việc này thường có sự tham gia của 2 người, 1 đứa trẻ đóng vai cái cây và 1 người lớn là chủ nhà sẽ đóng vai người tra khảo. 
  •  Hái thuốc vào khoảng giờ Ngọ: Người xưa tin rằng những cành, lá và củ đào trong ngày cực dương này đều là vị thuốc tốt. Các loại lá thường được lá gồm ngải cứu, lá mùi, đinh lăng,… Sau khi hái, lá được phơi khô để dùng chữa bệnh.
  • Một số nơi còn giữ tục tết thầy lang, tết thầy học để đền ơn cứu chữa bệnh và dạy dỗ của các thầy lang.

Tuy nhiên, cho đến nay phần lớn các tục lệ đã được bãi bỏ, chỉ còn giữ lại một số như tục tắm nước lá và tục đi hái lá thuốc…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0989349119