Sự tích ngày giỗ tổ Hùng Vương 10.3 không phải ai cũng biết:

“Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ tổ mùng 10 tháng 3

Dù ai buôn bán gần xa

Nhớ ngày giỗ tổ tháng ba mùng mười

Khắp miền truyền mãi câu ca

Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm ”

Để bắt đầu tìm hiểu, chúng ta sẽ bắt đầu từ truyền thuyết Lạc Long Quân –Âu cơ và cái bọc trăm trứng: “Truyền thuyết kể lại rằng: Kinh Dương Vương sinh một con trai, sau nối ngôi vua cha niên hiệu là Lạc Long Quân. Lạc Long Quân lấy Âu Cơ sinh ra một bọc trăm trứng nở ra một trăm người con. Khi con khôn lớn, hai người từ biệt nhau, trăm người con trai tỏa đi các nơi, trở thành tổ tiên của người Bách Việt. Người con trưởng ở lại đất Phong Châu, được tôn làm vua nước Văn Lang lấy hiệu là Hùng Vương, truyền được 18 đời đều gọi là Hùng Vương. Hùng Vương thứ 18 đã nhường ngôi cho Thục Phán – An Dương Vương.

Truyền thuyết Lạc Long Quân- Âu Cơ

Ngày giỗ tổ đã có từ cách đây 2.000 năm. Thời Thục Phán – An Dương Vương, trên núi Nghĩa Lĩnh đã có cột đá thề với nội dung: “Nguyện có đất trời chứng giám, nước Nam được trường tồn lưu ở miếu Tổ Hùng Vương, xin đời đời trông nom lăng miếu họ Hùng và gìn giữ giang sơn mà Hùng Vương trao lại; nếu thất hẹn, sai thề sẽ bị gió giăng, búa dập”.

Quảng trường lớn ở Đền Hùng

Để ghi nhớ công ơn của các Vua Hùng có công khai thiên, lập địa, vua Lê Thánh Tông năm 1470 và đời vua Lê Kính Tông năm 1601 sao chép đóng dấu kiềm để tại Đền Hùng, chọn ngày 11 và 12/3 Âm lịch làm ngày giỗ tổ Hùng Vương. Đến thời nhà Nguyễn – năm Khải Định thứ 2 chính thức chọn ngày 10/3 Âm lịch làm ngày giỗ tổ Hùng Vương để tưởng nhớ các Vua Hùng và nhắc nhở mọi người Việt Nam cùng tưởng nhớ thờ cúng tổ tiên.

Lễ Rước dưới chân Đền

Từ thuở sơ khai, dưới chân núi Hùng có 3 làng thờ Vua Hùng, trong đó làng Cổ Tích, xã Hy Cường , thành phố Việt Trì, Phú Thọ, dân làng ở đây lấy ngày giỗ của vua Hùng cuối cùng trong triều đại (vua Hùng thứ 18) làm ngày giỗ tổ Hùng Vương. Vì vậy cứ đến ngày mùng chín, mùng mười, mười một tháng ba âm lịch là làng Cổ Tích lại tổ chức lễ hội tưởng nhớ công ơn các Vua Hùng với lịch trình: chiều mùng chín, dân làng lên miếu Thượng rước Tổ thánh về đình làng Cổ Tích; sang mùng mười là sang đến ngày lễ chính, các lễ tế thần linh, tổ tiên được diễn ra; ngày mười một, rước tượng Tổ thánh về lại miếu.

Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương ban đầu chỉ được tổ chức tự phát, với quy mô nhỏ. Ngày 25/7/1917, Tuần Phủ  Phú Thọ là Lê Trung Ngọc có công văn dâng lên Bộ Lễ Triều đình nhà Nguyễn, xin lấy ngày mùng mười tháng ba (âm lịch) hằng năm làm ngày tổ chức lễ hội. Từ đó trở đi, lễ Giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức định kỳ hằng năm. Ngày nay, lễ Giỗ Tổ Hùng Vương không chỉ là ngày lễ của cả dân tộc, mà còn được bạn bè quốc tế biết tới qua sự kiện UNESCO công nhận “tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ” là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

 

 

 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0989349119