Bạn có biết Tạ Mộ Tổ Tiên đúng cách

Tạ Mộ Tổ Tiên đúng cách

Mộ có thể coi là ngôi nhà của người đã qua đời, vào những ngày lễ chẳng hạn như tết thì có lễ tạ mộ, để con cháu thể hiện tấm lòng của mình với ông bà tổ tiên, bên cạnh đó còn để nhận được sự phù hộ cho một năm mới được tốt đẹp hơn.

Lễ tạ mộ không chỉ là dành cho ông bà tổ tiên mà còn dành cho Phật – thánh – chư vị tôn thần, chính điều này mà tổ tiên mới hộ phù được cho con cháu.

Con cháu đi lễ mộ tổ tiên

Việc làm này không phải chỉ thể hiện tấm lòng mà còn là cách giáo dục cho con cái sau này, giữ được phong tục tập quán tốt đẹp này. Với mỗi gia đình thì sẽ có cách nước ngũ vị hoặc hàn the tưới quanh mộ

Bạn không chỉ quan tâm tới mỗi phần ông bà của mình, mà nên để ý đến những phần mộ của dòng họ người thân của mình nữa, và kể cả là những người của nhiều đời trước nữa, để nhận thêm ơn từ họ.

Bên cạnh đó còn có cả phần mộ của hàng xóm, tối lửa tắt đèn có nhau, bạn cũng hãy thắp cho họ những nén nhang thành kính.

Mộ là phần đất cất chứa thi thể, còn bàn thờ thường để ở nhà, đây đều là những nơi để liên kết giữa người sống và người đã qua đời, việc bạn tôn kính sẽ nhận được phúc lộc, nhưng nếu vô lễ vô phép thì có thể gặp điều không hay.

Tạ mộ vào lúc nào: thời gian này là không xác định, phụ thuộc vào từng nơi và từng gia đình, với những người đi làm ăn xa nhà thì thường chọn vào dịp tết về thăm gia đình và tổ tiên.

Có nhiều nơi thì đặt ra thời gian là ngày chạp họ, đây là dịp mà mọi người cùng nhau tụ họp, cũng là kỳ nghỉ lâu nhất trong năm, nên sẽ đầy đủ tất cả mọi người nhất.

Có nơi chọn sau khi lễ cúng Táo Quân xong, với mục đích là để cho tổ tiên ông bà cùng về ăn tết với gia đình.

Đi tạ mộ cần làm những việc gì:

Đầu tiên là mọi người cần phải tiến hành lau sạch sẽ phần mộ của gia đình mình, đồng thời dọn dẹp cả ở xung quanh cho sạch và thông thông thoáng hơn, điều này cũng làm giảm đi các loại côn trùng.

Với người lớn trong nhà thì sẽ lo việc cúng kính.

Cải tạo lại phần mộ: dựa trên một số sách cần phải cải tạo lại mộ, vì nằm ở những nơi thấp, tự nhiên bị bể hay nứt rạn – gia đình có con cái không nghe lời ăn phải đồ hư – sự nghiệp thất bại – mắc bệnh – có nước chảy vào mộ.

Lễ cúng tạ mộ:

Truyền thống thì tại mộ phần cần có hoa – quả – hương – nước – trầu – cau – thuốc lá – chè – rượu trắng – nến. Chỉ cần đơn giản là được, không cần phải phô trương to lớn làm gì.

Thông thường sẽ chuẩn bị như sau:

Những đồ chuẩn bị để ra cúng tại phần mộ:

Hương thơm

Hoa tươi (hoa hồng đỏ):10 bông

Trầu: 3 lá, Cau: 3 quả cành dài đẹp

Trái cây: 1 mâm to

Xôi trắng: 1 mâm bên trên bày gà luộc nguyên con (Thường chọn giò hoặc là trống thiến)

Rượu trắng: 0,5 lít + Chén đựng rượu: 5 cái

10 lon bia + 2 bao thuốc lá + 2 gói chè (1 lạng/gói)

2 nến cốc màu đỏ dùng để thắp khi làm lễ

Phần mã thì có:

1 cây vàng hoa đỏ

5 con ngựa 5 màu (đỏ, xanh, trắng, vàng, chàm, tím) cùng với 5 bộ mũ, áo, hia (loại to) cùng với đồ kèm theo ngựa là cờ lệnh, kiếm, roi.

Mỗi ngựa trên lưng có 10 lễ vàng tiền (một lễ gồm có tiền xu, vàng lá, tiền âm phủ các loại..)

Có 4 đĩa để tiền vàng riêng như sau:

1 đĩa để 3 đinh vàng lá, 1 đinh xu tiền

1 đĩa có 1 đinh vàng lá, 7 đinh xu tiền

1 đĩa có 9 đinh vàng lá, 1 đinh xu tiền

1 đĩa có 1 đinh xu tiền

Đối với vong linh tùy theo là nam, phụ, lão, ấu, mà có áo quần tương ứng dâng tiến cho phù hợp. Ngoài ra có tiền âm phủ các loại kèm theo, tiền xu, vàng lá…. mỗi thứ ít nhiều.

Chú ý: nếu phần mộ nhỏ thì phải có thêm mâm, thêm bàn để bày lễ lên sao cho phù hợp.

Đối với nghĩa trang có nơi thờ thần linh Thổ địa riêng thì phải bày lễ hai nơi. Trong đó lưu ý phần mã là trình bày ở nơi thờ thần linh Thổ địa. Có nơi dâng cây đại thiếc (thay vàng hoa đỏ).

Ngoài ra tùy theo phong tục tập quán ở mỗi nơi mà có sự gia giảm điều chỉnh thích ứng.

Tiếp đến là mời tổ tiên về nhà cùng ăn tết bằng mâm cơm cúng, có hoa quả – thực phẩm – vàng mã, tùy từng nhà mà sắm cho phù hợp là được.

Phần lễ tạ cần chuẩn bị thêm những bài văn khấn, người nào không biết rõ thì có sách hướng dẫn để làm cho đúng.

Xem thêm: Văn khấn tạ mộ 

Ai sẽ cần đi tạ mộ: ai đi cũng được, nhưng có một số lưu người không nên đi:

Người đang không được khỏe trong người, phụ nữ có thai, phụ nữ đang có kinh nguyệt, trẻ em dưới mười tuổi.

Những điều kiêng kỵ này sẽ tốt, vì cơ thể họ không có nguồn linh khí mạnh, nếu tới nơi nghĩa trang này thì có thể bị âm khí xâm hại, phong hàn hay bệnh khác như ma quỷ quấy phá.

Kể cả những nhà tâm linh cũng khuyên nên kiêng kỵ, đây là nơi linh thiêng, thể hiện tấm lòng với người đã qua đời, cùng với những mong ước tốt đẹp cho con cháu còn sống.

Chú ý khi đi tạ mộ:

Nên chọn ngày nào có thời tiết thuận lợi, nắng, khô, cùng với sức khỏe tốt.

Nếu được thì nên cho con cháu đi chung, để chúng biết được phần mộ của gia đình mình, biết cách thực hiện cúng lễ ra sao, nhằm duy trì nghi lễ này.

Không nên đi tạ mộ vào lúc trời còn sớm, còn sương, cũng không nên đi vào lúc tối muộn vì âm khí đang dần nhiều không tốt cho cơ thể.

Thời tiết khí hậu không tốt thì nên ở nhà, chẳng hạn như là mưa, sấm, gió.

Tạ mộ chứ không phải đi chơi, nên không cần phải linh đình, mua sắm quá nhiều thứ, không cần phải phô trương cho người khác thấy, miễn sao tấm lòng của bạn có là đủ.

Khi cúng xong thì không nên ăn đồ cúng, vì dễ tác động xấu tới con người về sức khỏe lẫn tâm linh.

Phần mộ không được ngồi lên, đùa giỡn, phá phách.

Đi tạ mộ xong thì nên hơ lửa, tắm rửa sạch sẽ để loại bỏ khí xấu bám vào người.

Bạn có thể dùng Đá Thạch Anh Vụn rải xuống Mộ Tổ Tiên để tăng năng lượng cho phong thủy.

Xem thêm: Những cấm kỵ khi tạ mộ 

Đá thạch anh vụn

Phong thủy May mắn: Tài lộc- Bình an
• Tư vấn kiến trúc phong thủy: dương trạch, âm trạch
• Dịch vụ xem ngày cưới hỏi, động thổ, nhập trạch, khai trương
• Cung cấp giải pháp phong thủy Đình, đền, miếu, phủ
• Khai quang- Trì chú- Xem ngày giờ- Miễn phí vận chuyển
Hotline: 0989.34.9119- 0968.72.9119
#phong_thủy_May_Mắn
#phong_thủy_âm_trạch
#mộ_phần_tổ_tiên
#vận_thế_cát_hung

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0989349119