Cách lập bài vị và cách đặt bài vị gia tiên trên bàn thờ

Một trong số những vật phầm không thể thiếu trên bàn thờ của mỗi gia đình đó chính là bài vị gia tiên. Vậy bạn có biết bài vị để làm gì và những nguyên tắc cơ bản trong việc sắp xếp bài vị trên bàn thờ chưa? Hãy cùng Phong Thủy Lộc Tài tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

1. Bài vị là gì? Nguyên tắc khi làm bài vị gia tiên

Bài vị gia tiên dùng để để tên người đã khuất, tương tự như di ảnh vậy. Bài vị thường là một tấm thẻ làm bằng gỗ hoặc bằng giấy, ở giữa ghi họ tên, chức tước, hai bên ghi ngày tháng năm sinh, năm tử của người được thờ gọi là thần chủ. Bài vị được làm dựa trên một số nguyên tắc cơ bản sau đây:

– Bài vị gia tiên trên bàn thờ có thể làm bằng nhiều chất liệu khác nhau, có thể là gỗ, kim loại… Bài vị thờ có tầm quan trọng lớn trong tâm linh thờ cúng, cho nên nguyên liệu làm bài vị cũng thường sử dụng các loại gỗ quý. Tùy theo kinh tế cũng như không gian thờ cúng mà quý gia chủ có thể lựa chọn cho mình một mẫu bài vị phù hợp nhất. Tuy nhiên, nếu bàn thờ nhà bạn là bàn thờ treo tường gỗ thì bài vị cũng nên sử dụng chất liệu bằng gỗ.

Vì ý nghĩa tâm linh vô cùng đặc biệt mà người ta thường sử dụng các loại gỗ quý để làm bài vị

– Kích thước bài vị gia tiên:

  • Trong lòng bài vị để viết chữ cần rộng từ 3-4cm
  • Khung chiều dài trong lòng dài từ 13-21cm
  • Chiều cao tổng thể: 61cm, 47cm, 69cm
  • Chiều ngang chân đế: 21cm, 23cm

Đây là kích thước thông dụng nhất nhưng ngoài ra còn đặt làm theo kích thước gia chủ muốn.

– Bài vị gia tiên được lưu giữ 5 đời (ngũ đại mai thần chủ) kể từ người chủ cúng trên tủ thờ , đến đời thứ 6 được đem đốt hoặc thiên di vào nhà thờ tộc họ để thờ chung.

– Số chữ viết trên bài vị phải được chia hết cho 4, hoặc chia cho 4 còn dư 3 (không được dư 1 hoặc dư 2) theo cách đếm tuần tự 4 chữ: Quỷ – Khốc – Linh – Thính; nếu là người nam thì phải vào chữ Linh (dư 3), người nữ phải vào chữ Thính (chia hết) là được. Các nội dung phải có trong một bài vị: (viết bằng chữ Hán Nôm chiều dọc từ trên xuống, từ phải qua trái): Hàng chính giữa nêu: Vai vế của người được làm bài vị (như cha = hiển khảo; ông nội = tổ khảo; bà cố = tằng tổ tỷ; ông sơ = cao tổ khảo); tiếp đến là tước vị (nếu có); sau đó là tên (gồm tên húy = tên chính, tên tự, tên hiệu, tên thụy … nếu có).

Khi lập bài vị thờ cúng tốt nhất gia chủ nên mời các sư thầy hoặc thầy cúng để lập bài vị theo ý muốn và giữ đúng những nguyên tắc, quy định trong tâm linh thờ phụng.

Thông thường trên bàn thờ gia tiên các gia chủ sẽ được thiết lập hai lớp bài vị. Lớp trong kê sát tường được bày bài vị bằng đồng. Một số gia đình có điều kiện thường đặt bài vị trong cỗ ngai.

Đối với các chủ nhà là trưởng họ, trưởng chi thì thần chủ của họ và của chi không bao giờ thay đổi. Còn thần chủ của gia từ có sự thay đổi theo phong tục ngũ đại mai thần chủ. Nghĩa là trên bàn thờ bao giờ cũng chỉ có bốn bài vị ghi bốn thần chủ theo thứ bậc là cao, tằng, tổ, khảo tức kị, cụ, ông, cha. Cứ đến đời sau thì ông tứ đại thành ông ngũ đại nên đốt thần chủ ông ngũ đại đi rồi nhắc lần lượt lên. Gần đây có nhà thay bài vị bằng chân dung hoặc tượng.

2. Hướng dẫn cách lập bài vị gia tiên, ông bà, cha mẹ

Trên bài vị gia tiên, có thể ghi chữ Hán Nôm hoặc chữ Việt tùy theo yêu cầu cũng như mong muốn của gia đình. Thông thường hiện nay người ta sử dụng chữ Việt nhiều hơn.

Trên bài vị cần chú ý ghi vai vế thờ cúng của những người được thờ cúng trong nhà, dòng họ. Thí dụ A là người chủ cúng thì A thờ cúng 4 đời gồm cha mẹ, ông bà nội, ông bà cố, ông bà sơ và bài vị cũng được lưu giữ 4 đời, nhưng khi A mất, con A là B thay làm người chủ cúng thì ngoài việc lập bài vị cha mẹ mới mất (A), B còn phải làm mới lại bài vị của ông bà nội (thay vì cha mẹ), ông bà cố (thay vì ông bà nội), ông bà sơ (thay vì ông bà cố). Vì vậy ta không nên ghi vai vế vào trong bài vị mới có thể lưu giữ được 4 đời, người chủ cúng sẽ tự biết vai vế của những bài vị đó.

3. Cách đặt bài vị gia tiên trên ban thờ

Đối với người Việt, ban thờ luôn là nơi trang trọng và linh thiêng trong gia đình. Cách bày trí ban thờ gia tiên luôn được sắp xếp một cách tỉ mỉ và cẩn thận chu đáo. Một trong số những điều quan trọng nhất chính là cách đặt di ảnh trên ban thờ gia tiên. Bài vị ban thờ gia tiên là vật tượng trưng cho các vị tổ tiên mà gia chủ đang thờ cúng.

Nếu gia đình chỉ thờ cúng tổ tiên, bài vị sẽ được đặt ra chính giữa. Nếu thờ cúng nhiều người theo thế hệ thì cách sắp xếp ảnh trên ban thờ gia tiên sẽ theo quy luật nam tả (trái) – nữ hữu (phải). Tương ứng nhìn từ bên ngoài vào ban thờ thì nam bên phải, nữ bên trái. Đây là cách sắp xếp ban thờ gia tiên theo tập tục từ xưa đến nay, không hề có sự thay đổi.

Khi lựa chọn kích thước ảnh thờ, gia chủ nên lựa chọn kích thước sao cho phù hợp với ban thờ để giúp tổng thể ban thờ nhìn cân đối, phù hợp hơn.

Trên đây, Phong Thủy Lộc Tài đã chia sẻ đến bạn những kiến thức về cách lập bài vị gia tiên đúng nhất. Nếu cần hỗ trợ về các vấn đề phong thủy, hãy liên hệ ngày với chúng tôi theo:

Công ty TNHH Kiến Trúc Phong Thủy Lộc Tài

Hotline: 0989.349119

Địa chỉ Hà Nội: 232 Phạm Văn Đồng, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0989349119