Những Điều Chưa Biết Về Hoa Lan Và Ý Nghĩa Của Nó Trong Phong Thủy

Từ xưa tới nay, hoa lan luôn là một trong những loài hoa mang ý nghĩa cao quý và được nhiều gia chủ ưa chuộng, trồng trong nhà với mong muốn mang lại nhiều may mắn.

Trong thế giới của các loài hoa, Lan được người Châu Á ưu ái đặt cho một cái tên vô cùng mĩ miều, đó là “Vương giả chi hoa”, bởi đây không chỉ là một loài hoa có giá trị thẩm mỹ cao, mà nó còn biểu tượng cho sự quyền uy, may mắn và tài lộc cho chủ nhân của nó. Với màu sắc tươi sáng, lâu tàn cùng những ý nghĩa tốt đẹp của mình, hoa lan là một trong những lựa chọn hàng đầu để điểm tô cho không gian sống của nhiều gia đình, nhất là vào dịp Tết đến xuân về. Ở Việt Nam có trên 140 loài hoa lan với hơn 1000 giống khác nhau.

1. Nguồn gốc của hoa lan

Hoa lan hay còn được gọi là hoa phong lan. Có nguồn gốc từ Brazil. Tuy nhiên loài hoa này được biết đến rộng rãi từ năm 1818. Khi ấy một chuyên gia nghiên cứu về thực vật người Anh, tên là William Cattleya. Đã nhận được kiện hàng là các giống thực vật từ Brazil, với một loài cây lạ dùng để bọc bên ngoài. Ông đem đi trồng thử và khi nở hoa. Loài hoa này với vẻ đẹp của mình đã khiến cho người nhìn say đắm.

Cái tên hoa lan – Orchid (Orchidaceae family – họ Lan) xuất phát từ tiếng orchis trong ngôn ngữ Hi Lạp, có nghĩa là tinh hoàn. Phần củ tươi ngầm dưới mặt đất của chúng có hình dạng giống với tinh hoàn, ít nhất đó là những gì mà nhà thực vật học người Hy Lạp đã nghĩ vào thời điểm đó. Với vẻ đẹp kiêu sa và mùi hương quyến rũ, loài hoa nay đã được giới quý tộc nước Anh vô cùng yêu thích vào thời điểm đó. Chúng được gọi với cái tên là Nữ hoàng của các loài hoa.

Họ phong lan phân bố từ 680 vĩ Bắc đến 560 vĩ Nam, nghĩa là từ gần cực Bắc như Thuỵ Điển , Aleska, xuống tận cuối cùng ở cực nam của Australia. Tuy nhiên tập trung phân bố của họ này là ở trên các vĩ độ nhiệt đới, đặc biệt châu Mỹ và Đông nam á. Ngay ở các vùng nhiệt đới họ phong lan cũng phân bố rộng khắp từ vùng đầm lầy sát Biển Hồ qua các đồi núi thấp lên các vùng núi cao. Mặc dù đa số các loài lan chỉ mọc ở độ cao dưới 2000m so với mặt nước biển, song có một số ít loài sống cả ở độ cao 5000m so với mặt nước biển (ở Colombia có một số loài phong lan sống ở núi quanh năm tuyết phủ).

2. Đặc điểm của hoa Lan

Hoa Lan biểu trưng cho sự quý phái, thanh cao và đầy quyến rũ (Ảnh minh họa)

Họ Lan, tên khoa học là Orchidaceae, là một họ thực vật có hoa, thuộc bộ Măng tây, lớp thực vật một lá mầm. Là một trong những họ lớn nhất của thực vật, và chúng phân bổ nhiều nơi trên thế giới. Tính đến nay, trên thế giới đã ghi nhận khoảng 880 chi và gần 22.000 loài hoa lan khác nhau, chiếm khoảng 6 – 11% số lượng loài thực vật có hoa.

Lan là họ sống phụ, bám, treo lơ lửng trên các cây thân gỗ khác. Các dạng thân gỗ nạc dài, ngắn, mập hay mảnh mai giúp cơ thể lan có thể bò đi xa hoặc chụm lại thành các bụi dày. Rễ làm nhiệm vụ hấp thu chất dinh dưỡng. Chúng được bao bởi lớp mô hút dày, ẩm bao gồm những lớp tế bào chết chứa đầy không khí, do đó, rễ cây ánh lên màu xám bạc. Với lớp mô xốp đó, rễ có khả năng hấp thu nước mưa chảy dọc dài trên vỏ cây, lấy nước lơ lửng trên không khí.

Thân lan có 2 loại: đơn thân và đa thân. Ở các loài lan sống phụ có nhiều đoạn phình lớn thành củ giả (giả hành). Đó là bộ phận dự trữ nước và các chất dinh dưỡng để nuôi cây trong điều kiện khô hạn khi phải sống bám trên cao. Củ giả có hình dáng đa dạng, có thể là hình cầu hoặc hình thuôn dài xếp sát nhau,…

Lá lan thay đổi nhiều, từ loại lá mọng nước đến loại lá phiến mỏng, từ những phiến lá trải rộng hay gấp lại theo các gân vòng cung hay chỉ gấp lại theo gân hình chữ V. Màu sắc lá thường xanh bóng. Trong trường hợp 2 mặt lá khác nhau thì mặt dưới thường có màu xanh đậm hoặc ngả tía, mặt trên lại có nhiều sắc xanh sặc sỡ hơn.

Hoa lan mọc đối xứng qua một mặt phẳng. Bên ngoài có 6 cánh hoa, trong đó có 3 cánh ngoài được gọi là 3 cánh đài, thường có màu sắc và kích thước giống nhau. Một cánh đài nằm ở phía trên hay phía sau của hoa gọi là cánh đài lý, hai cánh đài nằm ở 2 bên gọi là cánh đài cạnh. Nằm kề bên trong và xen kẽ với 3 cánh đài là 3 cánh hoa, chúng giống nhau về hình dạng, kích thước, màu sắc. Cánh còn lại nằm ở phía trên hay phía dưới, có hình dạng và màu sắc khác hẳn với các cánh còn lại gọi là cánh môi. Cánh môi quyết định giá trị thẩm mỹ của hoa lan. Ở giữa hoa có một trụ nổi lên, đó là bộ phận sinh dục của cây, giúp cây duy trì nòi giống. Trụ gồm nhị và nhuỵ. Sau khi thụ phấn, các cánh hoa héo, cuống hoa hình thành quả lan.

Quả lan thuộc quả nang, nở ra theo 3 – 6 đường nứt dọc. quả có dạng cải dài đến hình trụ ngắn phình ở giữa. Khi chin, quả nở ra và mảnh vỏ còn dính lại với nhau ở phía đỉnh và phía gốc. Hạt lan rất nhiều và đa phần là hạt liti. Hạt chỉ cấu tạo bởi một lớp chưa phân hoá, trên một mạng lưới nhỏ, xốp, chứa đầy không khí. Hạt trưởng thành sau 2 – 18 tháng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0989349119