Có rất nhiều điều mà bạn cần tìm hiểu xung quanh tín ngưỡng thờ Thần Tài của người Việt ta.
Tín ngưỡng thờ thần là một trong những nét đẹp văn hóa từ xa xưa của dân tộc Việt Nam ta. Ngay từ những buổi đầu hình thành nhà nước sơ khai, người ta đã biết thờ phụng các vị thần tự nhiên có năng lực siêu phàm như: thần Đất, thần Mây, thần Mưa,… Tín ngưỡng này bắt nguồn từ tâm lý lo sợ trước những hiện tượng tự nhiên mà con người chưa lý giải được, chưa chống đỡ được trong thời điểm lúc bấy giờ. Ngoài ra, đó cũng là tâm lý thể hiện sự tri ân đến các sự vật, hiện tượng tự nhiên xung quanh đã tạo cho họ có được môi trường sống tốt đẹp, làm cho cuộc sống của họ được giàu có, sung túc và bình an.
1. Thần Tài Là Ai? Truyền Thuyết Về Thần Tài
Thần Tài là một vị thần trong tín ngưỡng Việt Nam và một số nước phương Đông. Đây là vị thần theo quan niệm dân gian sẽ đem lại tiền tài, may mắn, sung túc cho gia đình. Người ta thường tạo hình ông Thần Tài theo Tài Lộc Chân Quân, có dáng người cao lớn, mặt đen, râu rậm, tay cầm roi, cưỡi cọp đen. Dân gian còn gọi ông là Tài Bạch Tinh Quân hay Triệu Công Nguyên Soái. Theo truyền thuyết Trung Hoa, Thần Tài gồm 5 vị tương ứng với 4 hướng Đông – Tây – Nam – Bắc và Trung tâm, bao gồm: Trung Bân Tài Thần 中斌財神 Vương Hợi 王亥 (Trung), Văn Tài Thần 文財神 Tỷ Can 比干 (Đông), Phạm Lãi 范蠡 (Nam), Võ Tài Thần 武財神 Quan Công 關公 (Tây) và Triệu Công Minh 趙公明 (Bắc).
Có truyền thuyết kể rằng, từ xa xưa có một tên lái buôn là Âu Minh, khi đi qua hồ Thành Thảo đã được Thủy Thần ở đây ban cho một cô nô tì tên là Như Nguyện. Âu Minh đưa Như Nguyện về nuôi trong nhà, kể từ đó, hắn làm ăn ngày càng phát đạt. Vào ngày Tết năm nọ, chẳng hiểu vì lý do gì mà Âu Minh đánh Như Nguyện. Quá sợ hãi, cô chui vào đống rác trốn và biến mất. Sau đó, Âu Minh luôn làm ăn thua lỗ, sa sút và chẳng mấy chốc thì phá sản, nghèo xác xơ. Người ta cho rằng Như Nguyện chính là hóa thân của Thần Tài.
Từ sự tích này, dân gian ta hình thành tục kiêng cữ quét rác và hốt rác trong ba ngày Tết vì sợ Thần Tài không có chỗ ẩn trốn mà đi nơi khác, gia đình sẽ bị xui xẻo, thất bại. Ngoài ra, cũng từ đây mà người ta thường lập bàn thờ Thần Tài đặt sát đất hoặc sát nền gạch, thường đặt ở góc nhà và hướng ra ngoài. Tuy nhiên. vì Thần Tài trong tín ngưỡng là ông nên sự tích này cũng chưa hẳn đã chính xác.
Trong truyện cổ dân gian Trung Quốc cũng lưu truyền một sự tích về vị thần này. Tương truyền, ở vùng núi Võ Đang có một ông già tên là Triệu Công Minh, nhà rất nghèo, ngày nào cũng phải xách giỏ đi khắp nơi để xin quần áo cũ để mặc và cơm thừa canh cặn để ăn. Nghèo đến thế nhưng ông lão lại nuôi một con chó đen già và một con vịt lông vằn không đẻ ra trứng. Gần đó có một ông phú hộ tên là Tiền Viên Ngoại, tính tình bất nhân và rất xa xỉ. Cơm ăn không hết thì đem đổ xuống cống, áo mặc cũ rồi thì đem bỏ vào đống rác. Ông lão nghèo họ Triệu thấy vậy mới lượm gom hết quần áo cũ đem phân phát cho những người nghèo, hốt cơm thừa canh cặn đem về nuôi chú chó và vịt ở nhà. Ngày nọ, bỗng chú chó của ông khạc ra 10 thỏi bạc và con vịt của ông đẻ ra 10 quả trứng vàng. Từ đó, mỗi ngày vịt và chó đều đẻ và khạc ra vàng và bạc cho lão Triệu. Ông trở nên giàu có nhưng vẫn luôn yêu thương và giúp đỡ những người nghèo. Trái lại, Tiền Viên Ngoại vì thói tiêu pha hoang phí của mình mà gia sản tiêu tan, phải ra đường đi ăn xin. Thấy lão ăn mày họ Triệu trở nên giàu có, lão Tiền sanh ác tâm muốn giết Triệu Công Minh và chiếm đoạt tài sản. Thừa lúc vắng vẻ, hắn đốt nhà lão Triệu nhưng may mắn thay, lão Triệu không chết mà hóa thành Thần Tài. Chú vịt hóa thành Phượng Hoàng bay lên trời còn chú chó hóa thành cọp đen lao ra cắn chết Tiền Viên Ngoại, còn vàng bạc của ông đều hóa thành đá. Dân chúng trong làng lập miếu thờ Triệu Công Minh ngay tại nhà của ông, gọi là Thần Tài miếu.
Việc thờ Thần Tài trong mỗi gia đình là việc thỉnh ông về thờ chung cùng các Thần bản gia như Thổ Địa, Ông Công, Ông Táo. Do đó, người Trung Quốc làm ra một tấm bài vị gộp chung các vị Thần bản gia để thờ mà người ta thường gọi là “bài vị Thần Tài”. Tấm bài vị này thường được vẽ trên một tấm kiếng, nền sơn đỏ, tất cả đều là chữ Hán màu nhũ vàng, vẽ một cái cổng mà hai bên trụ có rồng quấn, trên cổng có tấm bảng đề” Tụ Bảo Đường” (tức là ngôi nhà có tụ lại những thứ quý báu), bên dưới có vẽ một cái “Tụ Bảo Bồn” là cái chậu huyền diệu chứa châu báu, của cải.
Tuy có rất nhiều truyền thuyết xoay quanh hình ảnh Thần Tài nhưng tựu chung lại là đều cầu mong vị thần này sẽ giúp mang lại tài lộc, sung túc cho gia chủ. Thờ Thần Tài để mong công việc được hanh thông, may mắn trong việc kinh doanh buôn bán, gặp được quý nhân phù trợ cho mình, giúp sự nghiệp được thuận lợi, phát triển hơn.
2. Nguyên Tắc Và Hướng Đặt Bàn Thờ Thần Tài
Đối với những hộ kinh doanh thì bàn thờ Thần Tài có một vị trí vô cùng quan trọng, được ví như “quý nhân phù trợ” để nâng đỡ, che chở và đem lại tài lộc, phú quý cho gia chủ. Vì vậy, ai cũng cần phải biết một nguyên tắc “vàng” khi đặt ban thờ Thần Tài là phải đặt ở vị trí thoáng đãng, không cản trở việc đi lại, dễ dàng quan sát được. Tránh đặt ban thờ ở cạnh những nơi u ám, bẩn thỉu hoặc hướng bàn thờ vào những nơi tối tăm. Bát hương, tượng Thần Tài – Thổ Địa cần nạp cốt thất bảo để giúp cho tượng có hồn, ban thờ được linh nghiệm hơn.Ngoài ra, gia chủ nên thường xuyên dọn dẹp, thay nước để giữ cho ban thờ sạch sẽ, việc thờ cúng cũng trở nên linh thiêng hơn.
Hướng của ban thờ cũng phải chọn hướng tốt cho gia chủ, đón được tài lộc từ bên ngoài. Tuyệt đối không đặt ban thờ ở giữa nhà, không có điểm tựa. Lưng bàn thờ nên dựa vào tường hoặc tủ kệ cố định là hợp lý nhất.
Ngày thường, gia chủ có thể để bánh kẹo lên khay để thờ cúng. Khi thay kẹo mới thì bỏ đĩa kẹo cũ ra ngoài cửa hàng, phòng khách đề mời khách ăn. Ngày rằm, mùng một, gia chủ có thể bày hoa quả ở phía trước ban thờ, phía bên phải đặt nước lọc, nước ngọt,…Cố gắng giữ gìn ban thờ sạch sẽ, gọn gàng. Nếu chân hương, tàn hương rơi nhiều thì gia chủ có thể lau lại ban thờ, hoàn toàn không lo việc gây “động” ban thờ. Ban thờ Thần Tài nên thắp ít nhất 1 nén hương hàng ngày.
Để việc thờ cúng được chuẩn chỉnh nhất, bạn có thể tham khảo bài viết về cách thờ cúng ông Thần Tài Thổ Địa hàng ngày tại ĐÂY.
3. Ban Thờ Thần Tài gồm những gì?
Những vật dụng cần thiết, không thể thiếu trên bàn thờ Thần Tài gồm:
– Tượng Thần Tài – Ông Địa
– Bát hương
– Lọ hoa (có thể sử dụng 1 hoặc 2 lọ)
– Ống hương (01 cái)
– Nậm rượu (01 cái)
– Chóe thờ
– Kỷ chén thờ (kỷ chén sẽ có 3 hoặc 5 chén)
– Đèn thờ (1 hoặc 2 đèn)
– Mâm bồng (dùng để đựng hoa quả)
– Bát sâm
– Ông Cóc Thiềm Thừ
– Tượng Di Lặc
– Cây phong thủy
Tất cả những vật dụng trên có số lượng, kích thước tùy thuộc theo kích thước của ban thờ nhà bạn. Tùy theo kinh tế của gia chủ mà có thể thêm những vật phẩm khác như Linh Quy, Tỳ Hưu,…
Nếu bạn cần lập ban thờ Thần Tài và không biết bắt đầu từ đâu, đừng lo lắng, hãy để Phong Thủy Lộc Tài giúp bạn. Để được tư vấn cụ thể hơn về kích thước ban thờ, các vật phẩm thờ cúng và cách thức sắp xếp, nơi đặt, cách thờ cúng,…hãy để lại Họ tên + SĐT hoặc gọi ngay tới số hotline 0989.349119 để đội ngũ Trợ lý của Thầy Gia Cát giúp bạn nhé!