10 BƯỚC SẮP ĐẶT BAN THỜ THẦN TÀI CHUẨN CHỈNH NHẤT

Khi kinh doanh buôn bán, làm việc liên quan đến thương mại thì nên có ban thờ Thần Tài nhằm tăng thêm tài lộc. Phong Thủy Lộc Tài xin chia sẻ 10 bước sắp đặt ban thờ thần tài chuẩn chỉnh nhất qua bài viết dưới đây.

Chi tiết từng vật trên ban thờ Thần Tài Ông Địa và cách sắp đặt

  • KHẢM THỜ: đây là phần to nhất hay được gọi là cái ngai Thần Tài hoặc khảm thờ. Trên khảm thờ sẽ có một tờ hiệu ( bài vị) đằng sau, tờ hiệu này có tác dụng để trấn sát.
  • TƯỢNG: Ban thờ kích thước 61 trở lên thì chúng ta sẽ thờ 3 tượng: tượng ông thần Phát, tượng ông Thổ Địa, tượng ông Thần Tài. Với ban thờ nhỏ thì chúng ta chỉ bố trí 2 bên tức là ông địa với ông Thần Tài. Nếu như ban thờ Thần Tài, ông địa nhà anh chị to thì anh chị có thể bố trí cả 3 ông. Thông thường chúng ta bố trí tượng bên trong làm tượng các ông trông rất là thấp. Nếu anh chị đặt tượng ông Thần Tài vào trong đã thấp thì khi chúng ta đặt bát hương ( bát nhang) vào thì sẽ che mất mặt tượng mà điều này rất là không tốt. Đối với ban thờ to hay nhỏ thì anh chị vẫn nên đặt các ông lên trên một cái ngai.

Có 2 loại ngai là:

Dạng ngai liền: tức là dùng cả một cái tấm ngai, chúng ta đặt cả các ông lên bệ ngai để vào bên trong để ta nâng cao các bức tượng lên.

Ngai thấp: là tấm bục vuông nhỏ, chúng ta có thể sử dụng các ngai thấp đễ đặt từng ông lên.

Việc ngồi lên kệ như thế này nhằm tăng cường thêm việc trang trọng. Nếu như anh chị để thêm ông thần Phát, lúc ấy chúng ta sử dụng rời 3 cái ngai hoặc chúng ta sử dụng một cái ngai liền.

Khai quang, nạp cốt vật phẩm

Thông thường, tất cả các thần tượng đều có cái lỗ ở bên dưới, chúng ta sẽ sử dụng bộ Cốt Thất Bảo để nạp vào bên trong. Trong bộ cốt thất bảo gồm có một bộ cốt bao gồm 7 bảo vật tượng trưng cho tinh túy của đất trời, tinh hoa hội tụ. Chính vì cốt thất bảo này có tinh túy hội tụ nên nạp vào bên trong thì thần tượng mới có được linh khí.

7 món bảo vật này tượng trưng cho Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ, cũng như tượng trưng cho khí chất của đất trời. Thông thường tất cả các thần tượng đều phải nạp cốt vào bên trong. Các anh chị lắc nhẹ tượng thì thấy lộc xộc là do có cốt ở bên trong, bất kỳ thần tượng nào cũng nên có tiếng lộc xộc như vậy.

Hướng dẫn bài trí ban thờ Thần Tài

  • Bước 1: Ngai: đặt vào trong cùng.
  • Bước 2: Tượng: Đặt ông Địa vào bên trong bên phải, vị trí ông Thần Tài vào bên trái.
  • Bước 3: Bát hương: đặt bát hương vào chính giữa ban thờ, trên bát hương có mặt nguyệt, xoay mặt nguyệt hướng ra ngoài.
  • Bước 4: Hũ gạo, hũ muối, nậm rượu: Trên bàn thờ có 2 hũ: một hũ đựng gạo và một hũ đựng muối. Chúng ta cho gạo vào hũ này thì thông thường trong trong khoảng 2 tháng đến 3 tháng sẽ thay. Khi thay, anh chị cần lấy một nửa, để lại một nửa rồi để gạo mới vào (cũ để trên, mới để dưới). Còn phần gạo lấy ra có thể dùng để nấu ăn, đó là lộc chứ đừng rắc ra đường, cũng đừng có để mối mọt. Gạo bên phải ban thờ, muối ở bên trái ban thờ. Có thể thay thế thành 2 bình: 1 bình nước và 1 bình rượu. Sau khi đặt gạo và muối thì đến nậm đựng rượu (thường là bình dạng hồ lô), nếu 2 hũ đựng rượu thì hũ này đựng nước. Cái nậm nước được để sang một bên.
  • Bước 5: khay hoa quả: đặt một cái khay hoa quả hoặc đĩa không được vượt quá mặt nguyệt bát hương. Nếu không, anh chị phải mua đế bát hương để bát hương cao lên rồi để cái khay hoa quả lên.
  • Bước 6: Khay 3 hoặc 5 chóe thí thực hằng ngày: đặt ở phía đằng trước ban thờ. Khay này gồm 2 loại: khay 3 chén hoặc khay 5 chén. Thông thường các khay này có chiều cong, về mặt thẩm mỹ như thế sẽ đẹp hơn, về mặt phong thủy đặt ở các khay phía trước gọi là Minh Đường Tụ Thủy rất tốt.

+ Nếu trường hợp 3 chén: 1 chén rượu, 1 chén trà khô, 1 chén nước (từ phải sang trái)

Đĩa ngũ sự: chúng ta thường có thêm đĩa ngũ sự gồm bình trà nhỏ và 5 chén trà khi có tiệc lễ lớn mồng 1 mồng 10 sẽ dùng để pha trà. Ngày bình thường sẽ không dùng đĩa ấy đặt lên trên bàn thờ để tránh rườm rà. Trong bách nhật an vị bàn Thần Tài sẽ để ngũ sự trong bách nhật (100 ngày) còn không thì thôi .

+ Trường hợp 5 chén: (từ phải sang trái)

  • Chén đầu tiên: chén rượu trắng
  • Chén thứ 2: chén trà khô
  • Chén ở giữa là chén nước
  • Chén tiếp theo là chén gạo
  • Chén cuối cùng là chén muối .

Chén gạo và chén muối có thể thay hằng ngày, hàng tuần hoặc rằm mùng 1 cũng được. Khi thay thì rải ra ngoài đường, tức là thí thực.

  • Bước 7: Lọ hoa: Để lọ hoa về phía bên trái ban thờ Thần Tài ông địa theo nguyên tắc: Cái gì cao, sặc sỡ thì đặt sang bên trái cái gì thấp, tĩnh để bên phải. Có thể để trên bàn thờ hoặc phía dưới cũng được.
  • Bước 8: Ống cắm hương: có thể đặt phía dưới đất, bên phải.
  • Bước 9Linh vật: Trên bàn thờ nhà có kinh doanh buôn bán có thể sử dụng thêm các linh vật để tăng thêm tài lộc hoặc trấn sát. Thường sẽ dùng:

          Long Quy: con rùa đầu rồng để tránh sát kỵ tà. Đặt Long Quy bên trái ban thờ, hướng ra để kỵ tà tránh sát.

          Thiềm Thừ: Cóc ngậm tiền tương truyền là cóc tinh do tiên ông thuần hóa, nhà nào có tâm đức tốt sẽ nhả đồng tiền trước cửa nhà, tượng trưng cho may mắn. Đây là đệ nhị pháp bảo chiêu tài. Thiềm Thừ đặt bên phải ban thờ, hướng vào bát nhang, trên miệng ngậm đồng tiền giúp chiêu tài pháp bảo.


          Tỳ Hưu: một loại mãnh thú hung mãnh, nó mang ý nghĩa tốt lành. Đặc biệt là Tỳ Hưu không có hậu môn, nghĩa là chỉ có “ăn” mà không có “nhả”. Vì vậy, tài lộc đi vào thì sẽ tăng lên mà không hề mất đi. Nếu anh chị nào làm môi giới bất động sản muốn tăng thêm lực chiêu tài cho ban thờ Thần Tài nên thỉnh thêm Tỳ Hưu, Long Quy Và Thiềm Thừ. Đặt Tỳ Hưu lên ngai và phía trước Long Quy, Thiềm Thừ tuyệt đối không để dưới đất. Đặt con đực là con có đuôi vểnh lên, chân trái giơ lên ở bên trái bàn thờ Thần Tài. Con cái có đuôi vểnh xuống, chân phải giở lên ở phía bên phải ban thờ.

  • Bước 10: Bánh kẹo: Thông thường anh chị có thể để kẹo bánh lên khay. Khi thay kẹo mới thì bỏ đĩa kẹo cũ ra ngoài cửa hàng, phòng khách để mời khách ăn.

Ngày rằm, anh chị có thể bày hoa quả ở phía trước ban thờ, phía trên phải bàn thờ anh chị có thể đặt nước lọc, nước ngọt… Cố gắng giữ ban thờ Thần Tài sạch sẽ, gọn gàng. Nếu chân hương rơi nhiều thì anh chị có thể lau lại bàn thờ đừng ngại gây động ban thờ. Vì “động” ở đây là khi để bàn thờ Thần Tài ở nơi đất yếu nên mỗi lần đi qua làm ban thờ rung chứ không phải nhắc các ông hay bát nhang lên gọi mà gọi là động. Ban thờ Thần Tài nên thắp 1 nén hương hằng ngày.

Trên đây là những chia sẻ của Phong Thủy Lộc Tài về lưu ý khi sắp xếp ban thờ Thần Tài, hy vọng quý độc giả đã có được những thông tin hữu ích. Nếu cần được tư vấn thêm, quý vị vui lòng liên hệ đến:

ng ty TNHH Kiến Trúc Phong Thủy Lộc Tài

Hotline: 0989.349119

Địa chỉ Hà Nội: 232 Phạm Văn Đồng , Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0989349119