Đối với những hộ gia đình, công ty kinh doanh thì bàn thờ Thần Tài – Ông Địa được coi như “quý nhân phù trợ giúp việc làm ăn được thuận lợi và may mắn. Vậy Thần Tài là ai? Tại sao nhiều người lại thờ thần tài đến vậy ?
1. Tìm Hiểu Về Thần Tài – Thần Tài Là Ai ?
Thần Tài là một trong những vị thần nổi tiếng của tín ngưỡng Đông phương. Ông Thần Tài khi cắt nghĩa Thần có nghĩa là vị thần, là tinh thần là thiêng liêng màu nhiệm, còn tài là trí phi thường và cũng có nghĩa là của cải, tiền bạc.
2. Nguồn Gốc, Ý Nghĩa Của Việc Thờ Cúng Thần Tài Trong Cửa Hàng, Công Ty
Thần Tài là vị thần cai quản những công việc liên quan đến tiền bạc và của cải. Riêng ngày vía Thần Tài hiện vẫn lưu truyền một câu chuyện đậm chất dân gian. Chuyện kể rằng trong một lần đi chơi uống rượu, Thần Tài say quá nên rơi xuống trần gian, đầu va vào đá nằm mê mệt không biết gì. Đến khi tỉnh dậy thì quần áo vừa bị lột sạch, vừa mất trí nhớ chẳng còn biết mình là ai.
Thần Tài không biết làm việc nên đi lang thang xin ăn khắp nơi. Cửa hàng nào có Thần Tài vào ăn thì khách kéo đến nườm nượp. Mọi người thấy vậy nên ai cũng giành mời cho bằng được Thần Tài đến quán của mình ăn, vậy nên mới có câu “Thần Tài gõ cửa”.
Cũng có quan niệm cho rằng Thần Tài là một dạng thổ thần kiểu Thần Đất (Thần Thổ Địa), vị thần hộ mệnh của xóm làng, cai quản đất đai, phù hộ con người và gia súc trong xóm làng. Khi những người dân Việt đi khai hoang, bước đầu họ gặp nhiều khó khăn và ý niệm về các vị thần hình thành từ đó làm chỗ dựa tâm linh của họ trên con đường mưu sinh. Thần Đất là vị thần bảo hộ cây trái, hoa màu thể hiện tính nông nghiệp và là vị thần trông coi tiền tài, vàng bạc. Đây cũng là dấu ấn của thời kỳ kinh tế thương nghiệp.
Mặc dù Thần Tài được xem là một hình tượng khác của Thần Đất nhưng cả 2 vẫn mang yếu tố tâm linh giúp con người làm ăn phát đạt, cho nên người ta không thờ Thần Tài một mình mà thường thờ chung với Thổ Địa (vị thần cai quản đất đai nhà cửa). Trong những gia đình làm ăn buôn bán, cửa hàng kinh doanh, công ty, người ta thờ cúng Thần Tài quanh năm, sáng sớm khi mở cửa bán hàng họ thường thắp hương và rắc một ít Gạo Vàng Thần Tài cầu xin “mua may bán đắt”. Việc thờ cúng Ban Thần Tài là một tín ngưỡng dân gian mang đậm dấu ấn của sự giao lưu văn hoá.
3. Ban thờ Thần Tài
Thông thường trong việc kinh doanh buôn bán hoặc các hoạt động liên quan đến thương mại thì nên có 1 ban thờ thần tài đặt ở công ty hay cửa hàng, cửa hiệu của mình để có thêm tài lộc.
Ban thờ là nơi chúng ta thể hiện mong muốn, nguyện cầu của mình với các vị chư thần chư tiên chư thánh để cầu xin tài lộc, là nơi thể hiện tâm nguyện, ước mơ, qua đó nói lên được ước mơ, mong muốn của mình về sức khỏe, tài lộc và gia đạo được hưng thịnh. Qua ban thờ từ tâm ý đến khẩu ta thoát được tâm ý, mong muốn của mình qua đó sẽ ý thức được công việc của mình tốt hơn. Nỗ lực hơn trong công việc cũng như trong sức khỏe để được cuộc sống tốt hơn.
Đôi khi tại nơi kinh doanh chúng ta không lập được ban thờ thần linh do cửa hàng, cửa hiệu, nơi kinh doanh của chúng ta đi thuê mà chủ vẫn còn thờ thần linh gia tiên tại nhà. Vậy nên ta lập ban thờ thần tài để thể hiện thành kính với bậc thần linh, thổ địa, các bậc tiên gia để chúng ta có thêm được nhiều may mắn thu hút được nhiều tài lộc trong quá trình kinh doanh buôn bán của mình.
Việc thờ cúng phải được trang nghiêm và linh ứng nhưng phải đúng cách, chỉnh chu, sạch sẽ vì vậy không nên để ban thờ bụi bần, tàn hương rơi xuống ban thờ bẩn, bố trí sai cách sẽ gây thêm những rắc rối cho gia chủ….
Việc thờ thì dễ mà giữ lễ thì khó. Việc đặt ban thờ thần tài trong nhà, công ty, cửa hàng, cửa hiệu… rất là dễ nhưng việc chúng ta chăm sóc giữ lễ hàng ngày lên hương, cầu xin, dọn dẹp ban thờ mới là việc khó.
Quý khách nên tìm mua vật phẩm phong thủy tại các địa điểm uy tín, thương hiệu. Nếu cần hỗ trợ về các vấn đề phong thủy, hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo:
Công ty TNHH Kiến Trúc Phong Thủy Lộc Tài
Hotline: 0989.34.9119
Địa chỉ Hà Nội: 232 Phạm Văn Đồng, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội