Tết Hàn thực là một ngày tết diễn ra và ngày mồng 3 tháng 3 Âm lịch hàng năm. Bởi vậy Tết Hàn thực còn được gọi là tết mùng 3 tháng 3. Tết Hàn thực có nghĩa là “thức ăn lạnh” được xem là ngày tết truyền thống nhằm tưởng nhớ tới công ơn của ông bà, tổ tiên tiền đời.
Nguồn gốc Tết Hàn thực
Tết Hàn thực là ngày tết truyền thống lâu đời cổ truyền của văn hóa người Việt nhưng không phải ai cũng biết được ngày Tết Hàn thực bắt nguồn từ đâu. Theo quan niệm xưa nay Tết Hàn thực nguồn gốc có từ Trung Quốc từ những năm trước công nguyên.
Sự tích Tết Hàn thực hay sự tích tết bánh trôi bánh chay giải thức về Tết Hàn thực và nguồn gốc như sau:
Vào thời Xuân Thu (770 – 476 TCN), vua Tấn Văn Công gặp nạn phải bỏ nước lưu vong hôm nay ở nước Tề, bữa mai ở nước Sở. Lúc này có một hiền sỹ là Giới Tử Thôi theo phò vua Tấn Văn Công và hiến kế giúp ông trị nước. Một ngày, trên đường lánh nạn thì nhà vua cạn lương thực mà giữa chốn không người nên Giới Tử Thôi bèn lén xẻo một miếng thịt đùi của mình nấu lên dâng vua. Khi vua ăn xong thì mới biết đây là thịt đùi của Giới Tử Thôi nên vô cùng cảm kích.
Sau này Giới Tử Thôi theo phò Tấn Văn Công trong 19 năm gian khổ và về sau khi vưa Tấn Văn Công thành công khi giành lại được ngai vàng thì phong thưởng cho mọi người rất hậu hĩnh cho người có công tòng vong. Tuy nhiên ông lại quên mất sự hi sinh của Giới Tử Thôi. Nhưng Giới Tử Thôi cũng không hề có chút oán giận gì mà nghĩ đó là việc phải làm, không đáng công lao và về nhà đưa mẹ đi ở ẩn ở núi Điền Sơn.
Một thời gian sau vua Tấn Văn Công nhớ ra công lao của Giới Tử Thôi và cho người tìm nhưng ông không không chịu rời Điền Sơn ra lĩnh thưởng. Lúc này vua Tấn Văn Công hạ lệnh đốt rừng để ép Giới Tử Thôi phải ra nhưng ông không chịu ra và 2 mẹ con chết cháy.
Sau khi sự việc không may xảy ra vua thương xót và lập miếu thờ và hạ lệnh trong dân gian phải kiêng đốt lửa ba ngày, chỉ ăn đồ ăn nguội đã nấu sẵn để tưởng niệm. Từ đó về sau, dân chúng khắp nơi lấy ngày 3 ngày mùng 3 đến mùng 5 tháng 3 âm lịch hằng năm làm ngày Tết Hàn thực và không đốt lửa, ăn đồ lạnh để tưởng niệm người đã khuất Giới Tử Khôi.
Câu truyền về Tết Hàn thực và nguồn gốc cho thấy lý do vì sao trong ngày Tết Hàn thực 3/3 thì người Trung Quốc kiêng đốt lửa và ăn đồ lạnh.
Ý nghĩa của Tết Hàn thực
Tết Hàn thực có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng khi du nhập vào Việt Nam thì nó lại có ý nghĩa khác. Ý nghĩa Tết Hàn thực 3/3 ở Việt Nam không diễn ra trong 3 ngày mà chỉ là trong một ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch hàng năm và cũng không hề có tục lệ kiêng lửa.
Vậy Tết Hàn thực có ý nghĩa gì? Ngày Tết Hàn thực của Việt Nam chỉ vào ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch không liên quan tới việc tưởng nhớ Giới Tử Khôi mà được hướng tới ý nghĩa tưởng nhớ tổ tiên cội nguồn. Và vào ngày Tết Hàn thực Việt Nam vấn nổi lửa bình thường ăn đồ nóng, chỉ cúng đồ chay với 2 món bánh truyền thống là bánh trôi và bánh chay Tết Hàn thực chứ không cúng đồ mặn.
Ngoài ra, có quan niệm cho rằng bánh trôi bánh chay ngày Tết Hàn thực có từ thời Hùng Vương với ý nghĩa tượng trưng cho cội của người việt. Bánh Chay, bánh trôi là biểu tượng cho sự tích “bọc trăm trứng” của Âu Cơ và Lạc Long Quân: bánh trôi là “năm mươi lên non”, còn bánh chay là “năm mươi xuống biển”.
Vì vậy ý nghĩa ngày Tết Hàn thực của người Việt đó là với ý nghĩa nguồn gốc, cội nguồn, cho ngày Tết Hàn thực thường được chọn là ngày cúng tổ tiên, chuẩn bị mâm lễ khấn cúng hàn thực, thậm chí có nơi tổ chức tảo mộ người thân, anh em quây quần đoàn kết bên nhau.
Với những thông tin trên Phong Thủy Lộc Tài hi vọng sẽ mang tới cho quý anh chị cái nhìn tổng quan nhất về tết Hàn thực. Nếu còn bất cứ câu hỏi nào, anh chị vui lòng để lại câu hỏi cho chúng tôi ở bên dưới phần comment nhé.
Tổng đài tư vấn, giải đáp thắc mắc Phong Thủy: 0989.34.9119