Thanh Minh trong tiết tháng 3, Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh”. Từ xa xưa, ông cha ta đã lấy tiết Thanh Minh là dịp để con cháu bày tỏ lòng hiếu kính, tưởng nhớ cha ông, tổ tiên và những người đã khuất. Làm lễ cúng trong ngày Thanh Minh không chỉ là để ghi nhớ công ơn của tổ tiên mà còn là dịp để cả gia đình sum họp bên nhau, gắn kết các mối quan hệ gia đình từ đời trước tới đời sau, giúp cho sợi dây tình cảm thêm phần bền chặt. Và Tết Thanh Minh năm 2024, nên làm lễ vào những ngày hoàng đạo này để gia đạo bình an, tài lộc dồi dào.
1. Tết Thanh Minh là gì?
Tiết Thanh minh là 1 trong 24 tiết khí. Tiết khí này được lập lịch theo quan niệm của các quốc gia phương Đông.
Về mặt nghĩa đen, thanh là khí trong, minh là sáng sửa. Tiết Thanh minh nghĩa là khi trời mát mẻ quang đãng. Tiết Thanh minh là tiết thứ 5 trong 24 tiết khí, bắt đầu sau ngày Lập Xuân 45 ngày và sau ngày Đông chí 105 ngày.
Tiết Thanh minh kéo dài khoảng 15 – 16 ngày, và ngày đầu tiên được gọi là Tết Thanh minh. Vào năm 2023, Tết Thanh minh sẽ nhằm ngày 5/4 Dương lịch (15/2 Âm lịch), sau khi kết thúc tiết xuân phân và kéo dài đến ngày 20/4.
Ngoài Tết Thanh minh, vào những ngày đầu năm tháng 3 còn có Hội Đạp Thanh hay còn gọi là hội giẫm cỏ. Đây là lễ hội cũng có nguồn gốc từ Trung Quốc trong dịp này, nam nữ sắm sửa cho mình quần áo đẹp để cùng đi chơi xuân.
Dân gian quan niệm “sống có nhà, chết có mồ”. Tức là đối với người khuất thì mộ là nhà; đối với người sống thì ngôi mộ khiến cho ta có cảm giác được gần, là nơi thể hiện tình cảm với người đã khuất.
Vào ngày Tết Thanh minh, chúng ta tưởng nhớ đến người thân đã mất bằng cách chăm sóc, dọn dẹp mộ của họ. Nếu như người thân của mình còn ở trong cõi ngạ quỷ, vong linh, thì họ vẫn được yên lòng. Đây là tấm lòng nghĩa cử tốt đẹp của người sống đối với người đã khuất.
Hơn nữa, việc tạ lễ như vậy cũng sẽ giúp cho những vị thần linh cai quản ở vùng đó có thêm phước báu, người thân của mình cũng được an ổn hơn.
Do vậy, Tết Thanh minh là một phong tục truyền thống có tính nhân văn, nhắc nhở chúng ta sống hướng về cội nguồn, niệm tâm tri ân, tỏ lòng thành kính của mình đối với những người đi trước.
Tiết Thanh Minh thường thời gian bắt đầu từ ngày 4-5/4 (sau khi kết thúc tiết xuân phân) và kết thúc vào khoảng 20-21/4 dương lịch (khi bắt đầu Tiết Cốc Vũ). Vào ngày lễ này con cháu cùng nhau kéo về thăm mộ của tổ tiên, cùng nhau dọn dẹp quét rửa mộ phần và bày mâm cúng cho tổ tiên mong tổ tiên phù hộ cho con cháu luôn khỏe mạnh bình an.
Năm 2024 Tết Thanh Minh rơi vào thứ 5 ngày mùng 4/4/2024 (26/2 âm lịch).
2. Những ngày Hoàng Đạo làm lễ tết Thanh Minh năm 2024
Thanh Minh năm 2024 khởi từ ngày 4/4/2024 dương lịch, tức ngày 26/2/2024 âm lịch, vậy ta sẽ xét những ngày tốt từ 26/2 đến ngày 10/3 âm lịch.
Theo sách Ngày tốt toàn thư thấy rằng:
- Ngày 26/2/2024 âm lịch là ngày Mậu Tuất: Chư thần tại thiên hầu Ngọc Hoàng làm sổ sách sinh tử, ghi thiện ác của nhân gian địa phủ. Nếu ai làm lễ cầu thọ, tế tại thượng biểu chương triệu hồn là rất tốt. Nên đây là ngày rất tốt để làm lễ tết Thanh Minh
- Ngày 27 Kỷ Hợi, ngày 28 Canh Tý, ngày 29 Tân Sửu: Chư thần tại thiên nếu cầu phúc tế tự chủ tật bệnh và tai họa rất xấu. Không chọn làm lễ Thanh Minh vào những ngày này
- Ngày 30 Nhâm Dần, ngày mùng 1/3 Qúy Mão: Chư thần hội họp để ký sổ ai lễ bái cầu phúc thì rất tốt.
- Ngày 2/3 Giáp Thìn: Chư thần tại cung trời lễ bái cầu phúc rất xấu.
- Ngày 3/3 Ất Tỵ: Chư thần tại nhân gian địa phủ, cầu phúc tế tại, lễ bái rất tốt.
- Ngày 4/3 Bính Ngọ: Chư thần ở trên trời không có ở nhân gian nên tế lễ và cầu phúc rất xấu.
- Ngày 5/3 Đinh Mùi: Chư thần tại địa phủ nếu cầu phúc lễ bái, biểu chương liễu nguyệt rất tốt.
- Ngày 6/3 Mậu Thân: Chư thần ở trên trời không ở nhân gian địa phủ nếu tế lễ bị sát sự, tổn gia trưởng.
- Ngày 7/3 Kỷ Dậu:Trên thượng giới có lệnh đại xá nếu lễ bái tế tự tiến diền dạm rất tốt.
- Ngày 8/3 Canh Tuất, mùng 9/3 Tân Hợi: Chư thần tại thiên, nếu lễ bái hà bá dạo lộ tạm được tốt, còn tiến biểu chương thì lại bị tai hoạ rất xấu.
- Ngày 10/3 Nhâm Tý: Lễ bái rất xấu vì các vị thần ở thiên cung.
Như vậy, Thanh Minh năm 2024 có thể làm lễ vào những ngày sau:
- Ngày 26/2/2024 âm lịch là ngày Mậu Tuất.
- Ngày 30/2/2024 âm lịch là ngày Nhâm Dần.
- Ngày 1/3/2024 âm lịch là ngày Qúy Mão.
- Ngày 3/3/2024 âm lịch là ngày Ất Tỵ.
- Ngày 5/3/2024 âm lịch là ngày Đinh Mùi.
- Ngày 7/3/2024 âm lịch là ngày Kỷ Dậu.
Đó là những ngày Hoàng Đạo cúng Thanh Minh năm 2024 tốt nhất. Quý vị hãy tham khảo thêm các tiêu chí lựa chọn những ngày tốt khác trong cuốn sách “NGÀY TỐT TOÀN THƯ” . Trong cuốn sách Ngày tốt toàn thư đã có đầy đủ các kiến thức về ngày tốt, từ âm dương ngũ hành, thiên can địa chi và lộc mã quý nhân… ứng dụng trực tiếp trong việc chọn ngày tốt dành cho những người chưa biết phong thủy, tới những bậc chuyên gia.