8 Vị Trí Đặt Bàn Thờ Đại Kỵ Khiến Gia Chủ Tán Gia Bại Sản

Trong phong thủy phòng thờ, việc xác định vị trí đặt bàn thờ rất quan trọng. Bởi nếu chọn vị trí đặt bàn thờ trong nhà không phù hợp sẽ ảnh hưởng xấu đến vận khí và sự may mắn của cả gia đình. Theo phong thủy, vị trí đặt bàn thờ chiếm tới 70 – 80% giá trị trong phong thủy mà nhiều người không để ý khi xây dựng công trình nhà ở.

Dưới đây là những vị trí đặt bàn thờ đại kỵ có thể khiến gia chủ tán gia bại sản. Mời bạn đọc cùng tham khảo để có những thông tin hữu ích nhất cho vấn đề này.

8 Vị trí không nên đặt bàn thờ tại đây

1. Bài vị trên bàn thờ không được đặt sát tường

Theo các chuyên gia phong thủy, đặt bài vị sát tường sẽ ảnh hưởng đến tiền đồ, vận mệnh, vì vậy luôn phải để một khoảng trống nhỏ giữa bàn thờ và bài vị tổ tiên. Ngược lại với bài vị, tượng Thần Phật phải đặt sát tường mới tốt.

2. Bên phải bàn thờ không được đặt đồ điện

Nếu bên phải vị trí đặt bàn thờ có đồ điện sẽ phạm vào sát khí của Bạch Hổ, dễ xảy ra chuyện không may. Bên phải bàn thờ nên đặt một đôi tỳ hưu hoặc long quy, có thể hóa giải sát khí, cải thiện môi trường phong thủy.

3. Bên trái bàn thờ không được bừa bộn

Phía bên trái bàn thờ nếu như để bừa bộn hoặc có thùng rác hay các vật ô uế sẽ gây ảnh hưởng đến vận thế, sức khỏe và sự nghiệp của gia đình. Vì vậy, bên trái bàn thờ phải giữ gìn sạch sẽ, quét dọn thường xuyên.

4. Phía dưới bàn thờ không được để đồ

Phía dưới bàn thờ cần được giữ sạch sẽ, không được chất đống đồ đạc ở dưới, nếu có thì chỉ nên để một chiếc la bàn. Đặc biệt chú ý không được để đồ điện và bể cá vì sẽ làm tinh thần gia chủ bị sa sút, tài sản hao hụt.

5. Bàn thờ không được gần phòng vệ sinh và bếp

Thứ nhất, nhà vệ sinh được xem là nơi tích tụ nhiều khí xú uế, bởi vậy mà việc đặt bàn thờ sát phòng vệ sinh là một trong những kiêng kỵ theo phong thủy, bởi đây là tội không tôn trọng thần linh và tổ tiên.

Thứ hai, nếu phía sau bàn thờ là bếp thì sẽ gây hỏa sát rất nặng, vận thế của gia đình sẽ không ổn định hoặc giảm sút, ảnh hưởng đến phong thủy khác của gia đình. Trong trường hợp này, tốt nhất là đặt lại vị trí bàn thờ. Nếu không thể đặt ở vị trí khác thì phải cách một khoảng không gian giữa bàn thờ với phòng vệ sinh hay bếp. Tốt nhất nên đặt 6 sâu tiền Lục Đế để hóa giải.

6. Bàn thờ không được xung với cửa

Nếu 2 bên bàn thờ xung với cửa hoặc đường cái có thể ảnh hưởng đến vận thế và sức khỏe của cả gia đình, dễ bị tiểu nhân hãm hại. Vì vậy, nếu bàn thờ xung với cửa, dù là cửa phòng, cửa chính, cửa bếp, cửa nhà vệ sinh hay đường thì cần đặt tấm bình phong để che chắn.

7. Hướng của bàn thờ không được ngược lại với hướng cửa nhà

Nếu như hướng của bàn thờ ngược với hướng của nhà sẽ khiến cho gia đình không hòa thuận. Vì vậy, phải đặt lại vị trí bàn thờ để hóa giải.

8. Bàn thờ không được đặt dưới xà ngang

Nếu xà ngang của trần nhà ở ngay trên bàn thờ, sẽ sản sinh ra sát khí áp lực. Do đó, cần đặt bàn thờ ở nơi khác hoặc bỏ xà ngang.

Ngoài ra, bàn thờ không nên đặt trên tầng thượng có mái tôn, cửa kính hay tường kính.

  • Không đặt bàn thờ bên dưới là lỗ thoáng hay cửa sổ.
  • Bàn thờ kiêng kị bị dầm nhà đè xuống.
  • Không được để vật nhọn xung chiếu vào bàn thờ.
  • Không để các linh vật thú dữ trong phòng thờ: Sư tử, hổ, chó, kỳ lân.
  • Bàn thờ đại kỵ đặt ở lối đi.
  • Bàn thờ đại kỵ dùng gỗ đã dùng rồi.
  • Bàn thờ đại kỵ đặt trên nóc tủ.

VỊ TRÍ ĐẶT BÀN THỜ, TỦ THỜ CHUẨN THEO PHONG THỦY CHO NGƯỜI VIỆT

Từ tâm thức đến cách thức bài trí nhà cửa, người phương Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng luôn đặt nơi thờ cúng tại vị trí trang trọng nhất. Trong nhà ở dân gian, bàn thờ cố định tại Trung Cung (khu vực trung tâm của nhà). Bước vào cửa chính có thể gặp bàn thờ và bộ bàn ghế tiếp khách, là một xếp đặt quen thuộc, hài hòa với cấu trúc không gian nhà ở truyền thống vốn có hàng hiên và sân vườn bao bọc chung quanh.

Trong phong thủy, bàn thờ cần phải “tọa cát hướng cát” tức là nằm ở vị trí tốt và nhìn ra hướng tốt so với tuổi của gia chủ. Phía sau bàn thờ cần phải là tường vững chãi, không được dựa vào tường kính hoặc cửa sổ… Đặt bàn thờ đối diện cửa ra vào nếu thỏa mãn về phương vị và hướng thì là một cách bố trí tốt về phong thủy.

Trong giải pháp thiết kế kiến trúc dành cho những căn nhà phố hiện nay, kiến trúc sư thường bố trí bàn thờ đặt trong một phòng riêng, tầng trên cùng của ngôi nhà (tầng trên cùng thường là tầng thượng – tầng tum gồm: phòng thờ, phòng giặt + sân phơi). Vị trí này không chỉ mang đến sự trang nghiêm, kín đáo, tĩnh lặng… mà còn thuận tiện cho việc cúng ngoài trời, hóa vàng mã trên sân thượng.

Dù là nhà ở truyền thống hay hiện đại, bàn thờ cũng luôn phải đảm bảo được đặt tại vị trí cao, phía trên bàn thờ là nóc nhà và bầu trời, không bị các không gian sinh hoạt khác đè lên… để khi cúng bái, con cháu trong nhà tỏ được sự ngưỡng vọng thành kính của mình với ông bà tổ tiên.

Đối với bàn thờ thần tài và ông địa, nên đặt ngay tại lối vào chính và ở dưới đất vì việc thắp nhang, nhất là nhang thơm, có tác dụng xua đuổi không khí ẩm ướt, côn trùng vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối (là khoảng thời gian chuyển tiếp  Âm Dương, ánh sáng nhá nhem, vi khuẩn nhiều và độ ẩm tăng), đồng thời theo tín ngưỡng dân gian thì làm như vậy sẽ “nghinh tiếp thần tài” được trực tiếp hơn.

Bàn thờ Thiên hầu như để lộ thiên hoàn toàn, có thể đơn giản là một bệ đá, đến cầu kỳ hơn là một trang thờ có mái. Sân thượng hoặc ban công trước là nơi phù hợp đặt bàn Thiên, cũng là một điểm thắp nhang để xua đuổi âm khí, tạo thêm nét ấm áp cho sinh hoạt trong ngôi nhà Việt.

ng ty TNHH Kiến Trúc Phong Thủy Lộc Tài

Hotline:0989.349119

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0989349119