9 Bước Nhập Trạch Các Gia Chủ Cần Biết

Nhập trạch là một nghi lễ quan trọng, bên cạnh lễ động thổ và cất nóc. Việc tiến hành lễ nhập trạch là để thông báo với thần linh, thổ địa nơi ngôi nhà đang tọa rằng vào ngày, tháng, năm này có những người sau đây sẽ vào cư ngụ tại ngôi nhà này, mong thần linh, thổ địa phù hộ, che chở.

1. Trước ngày nhập trạch

1.1. Chuẩn bị

Gia chủ cần chuyển hết đồ đạc, vật dụng cần thiết trước khi tiến hành nhập trạch (Ảnh minh họa)

Trước ngày nhập trạch, gia chủ cần chuyển hết đồ đạc, vật dụng cần thiết vào ngôi nhà để sau khi tiến hành nhập trạch có thể ở lại luôn.

Đặc biệt, gia chủ cần chuẩn bị sẵn gạo, muối, nước đổ đầy thùng. Điều này thể hiện cho sự đủ đầy, no ấm về sau cho toàn gia.

Tuyệt đối tránh việc tới ngày nhập trạch rồi mới chuyển đồ đạc vào, hoặc chỉ mang theo một nhúm muối, một nhúm gạo bởi điều này được xem là không may mắn.

Các bước nhập trạch tiến hành như thế nào? Có điều gì mà các gia chủ cần phải lưu ý? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để nắm được những thông tin bổ ích về nghi lễ quan trọng này nhé!

1.2. Xông nhà

Trước lễ nhập trạch, việc tiến hành xông đất, xông nhà là một bước không thể bỏ qua. Điều này sẽ giúp loại bỏ toàn bộ uế khí của người chủ cũ và những công nhân xây dựng tại đó.

Xông nhà là một bước quan trọng để giúp không gian nhà bạn ấm cúng hơn (Ảnh minh họa)

Nó còn khiến cho không gian căn nhà của bạn thêm ấm cúng, giúp gia đình bạn sớm hòa hợp với căn dương cơ mới đấy!

Thông thường, gia chủ sẽ lựa chọn 5 điểm trong nhà để xông. Nếu là nhà tầng và nhiều phòng thì nên lựa chọn mỗi phòng là 1 điểm xông, sau đó đặt đĩa xông ở giữa cầu thang, các điểm ở giữa hành lang dẫn đến các phòng,…tức là những khu vực sinh hoạt chung

1.3. Làm lễ tạ ơn

Chuẩn bị mâm cúng hoặc hoa quả đến tạ ơn tại đình, đèn, miếu, phủ gần đó (Ảnh minh họa)

Đến đình, đền, miếu, phủ nơi mà trước khi tiến hành động thổ gia chủ đã tới để xin động thổ, bây giờ xây dựng, sửa chữa nhà cửa xong xuôi thì phải làm lễ tạ ở đây để tạ ơn các vị Thánh, Thần, Thổ địa đã phù hộ cho quá trình xây, sửa được thuận lợi và kính mời các Ngài về ngự và phù hộ cho gia đình vào ngày nhập trạch, cũng như những ngày tháng sau này sống ở trên mảnh đất đó.

2. Vào ngày nhập trạch

2.1. Chuẩn bị đồ lễ

Gia chủ cần bày biện đồ lễ đã chuẩn bị ra bàn, cùng với các vật phẩm phong thủy muốn an đặt để chuẩn bị cho việc cúng nhập trạch.

Sau đó, gia chủ cần tiến hành xông đất bằng BỘT TRỪ TÀ KHAI VẬN nhằm nghênh đón Thần linh về ngự, chứng giám cho lòng thành của gia chủ và về ngự tại gia đình để phù hộ cho toàn gia được bình an, may mắn.

2.2. Bốc bát hương và an vị bát hương

Sử dụng rượu ngũ vị hương để bao sái bát hương trước khi tiến hành bốc (Ảnh minh họa)

Khi lựa chọn bát hương, gia chủ nên chọn bát hương bằng sứ vì đây là chất liệu có khả năng chịu nhiệt tốt, không dễ bị hư tổn về tính chất hay bên ngoài theo thời gian. Khi mua bát hương về cần rửa qua nước muối, rượu gừng hoặc rượu ngũ vị hương để làm sạch, sau đó đem phơi khô hoặc xông trầm hương.

Gia chủ có thể tự tay thực hiện nghi lễ này bằng cách sử dụng BỘ BỐC BÁT HƯƠNG. Bên trong bộ Bốc bát hương, Phong Thủy Lộc Tài có gửi kèm chi tiết hướng dẫn cách bốc và các bước, cũng như tờ dị hiệu chuẩn chỉnh để giúp gia chủ dễ dàng thực hiện nghi thức này.

2.3. Thực hiện nghi thức nhập trạch

Sau khi đã an vị bát hương, gia chủ tiến hành nghi thức nhập trạch và đọc văn khấn theo hướng dẫn chi tiết trong cuốn Hướng dẫn Nghi lễ tại gia.

2.4. Bồi hoàn long mạch

Đối với nhà thổ cư, nếu chưa thực hiện nghi thức bồi hoàn long mạch thì trong ngày nhập trạch, gia chủ tiến hành xin phép Thần linh, gia tiên cho phép bồi hoàn long mạch.

Long Mạch của trạch đất được ví với máu lưu thông trong cơ thể và Long Mạch gồm những khí tích tụ tại một điểm và nơi đó chứa những tốt.

Khi tiến hành những công trình trên đất sẽ không tránh khỏi những tác động khác, không cẩn thận khiến trạch đất khu vực đó bị phạm Long Mạch sẽ gây nên những điểm hung tới chính gia chủ của trạch đất đó.

Trong ngày nhập trạch, gia chủ sử dụng  BỒI HOÀN LONG MẠCH và làm theo hướng dẫn sử dụng được Phong Thủy Lộc Tài gửi kèm bên trong hộp sản phẩm.

2.5. Nhóm lửa – Bật bếp – An đặt các vật phẩm phong thủy

Đun nước liên tục 1 canh giờ để nạp hỏa khí cho căn nhà (Ảnh minh họa)

Tại bước này, gia chủ nhóm lửa lên đun một ấm nước và pha trà dâng Thần linh, gia tiên. Gia chủ cần phải bật bếp và đun nước liên tục ít nhất là 1 canh giờ (khoảng 2 tiếng đồng hồ). Điều này thể hiện rằng căn nhà đang được nạp hỏa khí, vượng khí từ căn bếp, và sự ấm cúng, no đủ, viên mãn này được kéo dài mãi về sau.

Nếu có vật phẩm phong thủy muốn đặt trong nhà thì gia chủ tiến hành an đặt các vật phẩm tại bước này. Vị trí an đặt cần phải được gia chủ xem xét, lựa chọn trước khi tiến hành để tránh di chuyển vật phẩm quá nhiều lần.

2.6. Thắp tuần hương thứ 2 và làm lễ tạ, hóa vàng và tiến lễ.

Sau khi tuần hương thứ nhất đã hết, gia chủ tiến hành thắp tuần hương thứ 2, đợi hương cháy hết và làm lễ tạ, hóa vàng và tiến lễ.

3. Lưu Ý Khi Nhập Trạch

– Sau khi tiến hành xông nhà và làm lễ tạ, trạch chủ cần GIỮ THÂN THANH TỊNH. Giữ tâm thanh tịnh ở đây nghĩa là:

+ Tránh đánh nhau, cãi nhau, chửi nhau

+ Nên kiêng việc quan hệ

+ Nếu có thể thì nên hạn chế ăn thịt đỏ

– Ngày nhập trạch KHÔNG PHẢI là ngày chuyển đồ: Việc chuyển phải được thực hiện trước ngày nhập trạch để làm sao đến đúng ngày lành tháng tốt thực hiện nghi lễ nhập trạch, gia chủ chỉ việc đến thực hiện nghi lễ cúng bái, sau đó toàn gia có thể ở lại luôn. Đặc biệt, vào nhà, hũ gạo phải đầy, bể nước phải đầy, hũ muối phải đầy

– Hỷ khí lâm môn: nghĩa là “có những tiếng nói, niềm vui trong ngày vào nhà mới. Tức là trong ngày nhập trạch, gia chủ nên mời bạn bè tới tham dự cùng, chúc gia chủ những câu chúc cát tường hoặc tặng gia chủ hồng bao sẽ đem lại may mắn, cát lành trong ngày nhập trạch cũng như vượng khí cho căn nhà. Gia chủ có thể sử dụng tiền trong hồng bào được tặng để NẠP TÀI cho két sắt liên tục trong 3 ngày. Điều này sẽ tạo ra điều may mắn, tài lộc cho gia chủ.

– Nếu trong thời gian làm nhà mà gia chủ chưa thực hiện nghi thức BỒI HOÀN LONG MẠCH thì có thể thực hiện sau lễ nhập trạch, để hàn lại những tổn thương của long mạch trong quá trình xây dựng, tu tạo, sửa chữa.

– Gia chủ NÊN tự thực hiện nghi lễ nhập trạch, đặc biệt là việc BỐC BÁT NHANG và viết DỊ HIỆU. Điều này sẽ mang lại ý nghĩa hơn cho bát nhang, cũng như tâm niệm, ý nguyện của gia chủ cùng toàn gia sẽ được ông bà tổ tiên, các chư vị thần linh chứng giám, giúp cho việc cầu khấn, thờ phụng được linh thiêng hơn.

– Khi thực hiện NHÓM LỬA trong ngày nhập trạch, gia chủ nên đun nấu liên tục xuyên qua giờ làm lễ. Không nên để bếp tắt trong quá trình đun vì điều này không may mắn.

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0989349119