Xin kính chào quý vị và các bạn. Đối với người Việt Nam phút giao thừa thật thiêng liêng và trang trọng. Lễ cúng giao thừa là thời khắc mà Trời Đất giao hoà, âm Dương hoà quyện để vạn vật bừng lên sức sống mới. Để hiểu và biết cách bày trí ban thờ cũng như sắm lễ ngày 30 tết
Theo truyền thống, Giao thừa âm lịch được cho là thời khắc chuyển giao năm cũ sang năm mới – một̀ thời điểm quan trọng, trời đất giao hòa, âm dương hòa quyện để vạn vật bừng lên sức sống mới.
Đêm trừ tịch, còn được gọi tên là đêm ba mươi, là khoảng thời gian trước nửa đêm, thời khắc giao thừa giữa năm mới và năm cũ. Đêm trừ tịch là khoảng thời gian thiêng liêng nhất của năm khi các gia đình sum họp, chuẩn bị đón năm mới với những điều tốt lành sẽ đến và tiễn trừ năm cũ.
Vì sao lễ cúng giao thừa lại quan trọng?
Theo nhà nghiên cứu văn hóa Trịnh Sinh, cúng giao thừa hay còn gọi là cúng trừ tịch có ý nghĩa đem bỏ hết những điều xấu của năm cũ để đón những điều tốt đẹp của năm mới sắp đến.
Nhà nghiên cứu cho biết, lễ trừ tịch thường được tiến hành vào giờ chính Tý, tức 12 giờ đêm 30 tháng Chạp.
Người Việt tin rằng, mỗi năm có các vị thần Hành binh, Hành khiển, Phán quan cai quản hạ giới khác nhau. Cứ hết một năm, vị Hành khiển cũ đã cai quản hạ giới trong năm cũ sẽ bàn giao công việc cho vị Hành khiển mới đi xuống cai quản hạ giới trong năm mới.
Cúng giao thừa trong dân gian như là buổi tiệc để “tống cựu nghinh tân”, tiễn đưa những vị thần năm cũ và nghinh đón những vị thần mới. Xin các vị thần linh phù hộ cho gia đình một năm mới bình an, hạnh phúc.
Theo Nhất Thanh, Hành khiển có ông thiện, ông ác. Vì vậy, có nhiều năm người dân phải chịu thiên tai, hạn hán, lụt lội, mất mùa, đói kém hay dịch tễ, chết hại.
Người ta làm lễ trừ tịch vào thời khắc giao thừa để tiễn vị thần năm cũ và đón vị thần năm mới. Vị thần cũ giao lại công việc để thần mới tiếp nhận (trừ là trao lại chức quan, tịch là ban đêm).
Bên cạnh việc tiễn, đón các vị thần năm cũ, mới, từ xa xưa, người dân còn cầu cúng cả Bản cảnh Thành hoàng và Thổ địa Thần kỳ trong lễ trừ tịch.
Các thôn xã thiết lập hương án nơi trung thiên, sân đình, Văn chỉ hay ở ngã ba trước điếm canh để tế lễ trọng thể với đầy đủ lễ vật. Tư gia thường không làm riêng lễ trừ tịch.
Nhà nghiên cứu Minh Đường trong sách Nghi lễ dân gian – Nghi lễ cúng gia tiên cũng nhấn mạnh lễ giao thừa là lễ quan trọng nhất trong dịp Tết Nguyên đán. Đó là lễ dâng hương vào giây phút chuyển giao giữa giờ khắc cuối cùng (giờ Hợi) của năm cũ và giờ khởi đầu (giờ Tý) của năm mới.
Người ta tin rằng mọi điềm hay, dở xảy ra vào giây phút này có liên quan tới mọi sự hay, dở của tất cả thành viên gia đình trong năm mới. Trong giây phút thiêng liêng ấy, mọi người đều quên đi tất cả những điều không hay trong năm cũ. Mọi sự kiêng kỵ được thực hiện triệt để từ giây phút giao thừa tới sáng sớm mùng 1 Tết.
Mâm cỗ cúng Giao thừa
Thời điểm giao thừa, người ta thường cúng lễ ngoài trời và trong nhà.
Mâm cỗ cúng đêm giao thừa gồm có cỗ chay và cỗ mặn.
Cỗ mặn gồm: Bánh chưng, giò chả; xôi gấc, thịt gà; xôi đậu xanh; các món ăn mặn khác tùy theo nhu cầu của gia đình.
Cỗ ngọt và chay gồm: hương, hoa, đèn nến, bánh kẹo, mứt Tết và các loại đồ uống khác.
Lưu ý cách đặt đồ cúng: Dù làm cỗ cúng mặn hay chay cũng nên để ở chiếc bàn con bên dưới ban thờ. Trên bàn thờ chính chỉ để hoa tươi, quả tươi, một ít tiền vàng mã mang tính tượng trưng. Cũng có thể đặt bánh chưng, xôi, chè trên bàn thờ chính.
Hoa bày trên bàn thờ cần phải hoa tươi chứ không được dùng hoa giả, hoa nhựa vì theo quan niệm đó là sự giả dối.
Mọi người cũng không nên cắm “cành vàng lá ngọc” lên bàn thờ vì có chứa nhiều trường khí âm bất lợi.
Lễ Trừ Tịch được cử hành đúng vào lúc giao thừa (hết giờ Hợi ngày 30 sang giờ tý mở đầu ngày Mồng Một Tết). Sau khi quét dọn nhà cửa cổng ngõ, sửa sang ban thờ, bỏ hết chân nhang cũ, chỉ còn lại 1 hoặc 3 chân nhang cũ đẹp nhất, đốt thêm tro bỏ vào cho đầy, cắm chân nhang đứng thẳng rồi đặt lên ban thờ. Sau đó, đại diện trong nhà có người ra nghĩa địa thắp hương Tiên tể và họ hàng thân thích, khấn mời Tiên tổ về chứng giám ngày Tết của con cháu (không thắp hương mả mới). Dựng cây nêu phía trước nhà (lệ cũ), dán câu đôl, treo tranh ảnh, trả nỢ nần, sửa cổng ngõ… Sau đó làm cỗ cúng Gia thần, Gia tiên, lập ban đặt lễ tiễn quan đương niên cũ và sắm lễ chuẩn bị đón quan đương niên mới.
Theo phong tục của người Việt Nam từ cổ xưa, tại thời điểm giao thừa nhà nhà đều cúng lễ ngoài trời và cúng lễ trong nhà. Trước giờ Tý phải làm lễ tiễn quan đương niên cũ sau đó đón quan đương niên mới. Đến đầu giờ Tý mọi chuyện phải xong để chuẩn bị đón giao thừa. Mỗi năm có một vị quan đương niên nên việc làm sớ tấu cũng như lễ vật cần phải cẩn thận chú ý.
Vì có 12 vị Hành Khiển và 12 Phán Quan (Phán Quan là vị thần giúp việc cho các vị Hành Khiển). Mỗi vị làm một năm dưới dương gian và cứ sau 12 năm thì lại có sự luân phiên trở lại.
Lễ vật cúng giao thừa và ngoài trời cho cả năm may mắn, an lành
Theo tục lệ, việc cúng giao thừa trước khi bước sang một năm mới là để đón các Thiên binh (12 vị Quan Hành khiển) để phù hộ cho mọi người một năm đó an lành, hạnh phúc, cầu được ước thấy. Cứ hết một năm, vị Quan Hành Khiển cũ sẽ giao công việc cho vị Hành Khiển mới để cai quản năm mới đó. Vì việc bàn giao, tiếp quản công việc hết sức khẩn trương nên bàn cúng thường được đặt ở ngoài cửa chính mỗi nhà. Các vị Thiên binh chỉ có thể dừng vài giây ăn vội vàng hoặc mang theo, thậm chí chỉ chứng kiến lòng thành của chủ nhà, nhưng cũng không bởi vì như vậy mà có thể qua loa, cúng cho có được.
Tuỳ vào điều kiện mỗi gia đình mà người ta sắm lễ vật, chuẩn bị mâm cỗ cúng giao thừa. Theo phong tục truyền thống thì lễ cúng giao thừa thường gồm hai lễ cúng trong nhà và cúng ngoài trời,
1. Cúng giao thừa trong nhà
Trước khi bày trí ban thờ, cần phải vệ sinh, lau chùi ban thờ trước. Để ban thờ được thơm tho, sạch sẽ khuyên gia chủ nên sử dụng Ngũ vi hương hòa cùng với rượu để lưu lại hương thơm, tẩy uế, kị tà, đem lại may mắn cho gia chủ. Vệ sinh ban thờ sạch sẽ, thơm tho cũng là cách mà gia chủ tỏ lòng thành kính với gia tiên tiền tổ.
+ Phần lễ giao thừa trong nhà được thực hiện cúng từ trước lễ ngoài sân. Lễ vật bao gồm:
– Xôi, 2 bát Chè ngọt hoặc 5 bát chè ngũ sắc
– Gà trống luộc (nguyên con)
– Năm chén: 01 Rượu, 01 Nước, 01 Trà (khô), 01 Gạo, 01 Muối
Gia chủ cần thành tâm sửa biện lễ vật, thắp hương và đọc bài văn khấn, lưu ý ăn mặc trang nghiêm, chỉnh tề.
Ngoài ra, cần thắp hương vào đúng thời điểm giao thời sang năm mới, (hết giờ Hợi ngày 30 sang giờ Tý (23h-1h).
Sau khi gần hết tàn hương, nên thắp một nén hương vòng để liên tục bàn thờ có lửa.
Đồ cúng có thể hạ lễ, cất tủ lạnh, dùng trong buổi sáng ngày mùng 1, gọi là cơm Tân niên. Tiền, vàng trong mâm lễ, không hóa ngay mà đợi lễ Hóa vàng vào cuối Tết hóa một thể.
2. Cúng giao thừa ngoài trời
+ Lễ vật bao gồm:
– Dùng một bát hương mới (thay bằng cốc gạo cũng được), đồ mã gồm: mũ ngựa, bộ quần áo Thái Tuế, Vàng Kim Nguyên Bảo (vàng thỏi), tiền vàng.
– Lễ Tam sinh (3 loại thịt), gạo muối, ngũ quả theo mùa, Bánh bao chay (5 chiếc), gà, xôi, chè ngọt (2 bát).
– Hoa (5 màu), trà, thuốc, trầu, cau, 1 ly rượu, 1 ly trà khô, 1 ly nước, 1 ly gạo, 1 ly muối.
– Bài vị Thái Tuế
Đồ lễ cúng giao thừa ngoài trời đơn giản hơn với đồ lễ cúng trong nhà, nhưng vẫn nên có gà trống. Vì gà trống có ngũ đức – đủ đức tính mẫu mực của một con người mà người đàn ông đặc biệt cần. Cúng gà trống là cầu mong con cháu sau này được hưởng những cái đức tính đó. Ngũ đức gồm: văn, võ, dũng, nhân, tín. Trong đó:
– Văn: mào con gà trống và hai cái mào ở dưới nhìn như mũ cánh chuồn của tiến sĩ biểu tượng cho văn.
– Võ: cựa gà là vũ khí biểu tượng cho võ.
– Dũng: con gà trống trong đàn luôn sẵn sàng đánh nhau để bảo vệ đàn của mình và sẵn sàng chí tử đến chết biểu tượng cho dũng khí.
– Nhân: con gà trống đầu đàn khi được cho ăn thì luôn gọi bầy của mình đến rồi mới thủng thẳng ăn cùng mà không bao giờ ăn một mình biểu tượng cho nhân.
– Tín: con gà trống luôn gáy đúng giờ bất kể bốn mùa biểu tượng cho tín. Đó là ý nghĩa của việc tại sao ngày xưa các cụ chọn gà trống để cúng chứ không bao giờ chọn gà mái.
Thời điểm sau khi thắp hương ngoài trời xong, nếu cúng lễ trên ban công thì nên đóng cửa ban công, bởi theo tín niệm dân gian, có thể các vong linh cơ khổ cũng ghé theo xin hưởng.
Quý vị thân mến, Việc đảm bảo nghi lễ cúng giao thừa là vô cùng quan trong. Có nhiều người thắc mắc rằng, cúng giao thừa thì cúng trong nhà hay ngoài trời trước? Cúng như thế nào để không phạm phải đại ki – phát lộc, phát tài cả năm. Hôm nay, PTMM sẽ về vấn đề này
Tục ta tin rằng, mỗi năm có 1 ông hành khiển coi việc nhân gian, hết năm thần này bàn giao công việc cho thần kia cho nên cúng tế để tiễn đưa ông cố và đón ông mới là vô cùng quan trọng. Lễ giao thừa được cúng ở ngoài trời là bởi
Lễ giao thừa được cúng ở ngoài trời là bởi vì các cụ xưa hình dung trong phút cựu vương hành khiển bàn giao công việc cho tân vương luôn có quân đi, quân về đầy không trung tấp nập, vội vã (nhưng mắt trần ta không nhìn thấy được), thậm chí có quan quân còn chưa kịp ăn uống gì.
Những phút ấy, các gia đình đưa xôi gà, bánh trái, hoa quả, toàn đồ ăn nguội ra ngoài trời cúng, với lòng thành tiễn đưa người nhà trời đã cai quản mình năm cũ và đón người nhà trời mới xuống làm nhiệm vụ cai quản hạ giới năm tới. Vì việc bàn giao, tiếp quản công việc hết sức khẩn trương nên các vị không thể vào trong nhà khề khà mâm bát mà chỉ có thể dừng vài giây ăn vội vàng hoặc mang theo, thậm chí chỉ chứng kiến lòng thành của chủ nhà.
Sinh đôi với nghi lễ trong đêm giao thừa phải làm 2 lễ cúng trong nhà và ngoài trời, theo đó phải cúng lễ ngoài trời trước, nhằm nghênh tân tiễn cửu. Tức là đón quan hành khiển mới, tiễn quan hành khiển cũng.
Thông thường lễ cúng giao thừa ngoài trời sẽ có xôi gà và hoa quả. Trên lễ cũng này ko cần dùng bát hương mà có thể cắm hương vào các đồ lễ cúng. Cúng giao thừa ngoài trời theo dân gian giao thừa là thời khắc các chiêm tinh 12 vị hành khiển đi thị sát hạ giới rất nhanh chóng nên không thể vào từng nhà. Vì thế mâm cỗ cúng nghênh đón họ thường đặt ở ngoài trời ngay cửa chính mỗi nhà mỗi năm. Có 12 vị hành khiển và 12 phán quan. Vương hiệu của 12 vị hành khiển và các phán quan là:
Năm Tý: Chu Vương Hành Khiển, Thiên Ôn hành binh chi thần, Lý Tào phán quan.
Năm Sửu: Triệu Vương Hành Khiển, Tam Thập lục thương hành binh chi thần, Khúc Tào phán quan.
Năm Dần: Ngụy Vương Hành khiển, Mộc Tinh hành binh chi thần, Tiêu Tào phán quan.
Năm Mão: Trịnh Vương Hành khiển, Thạch Tinh hành binh chi thần, Liễu Tào phán quan.
Năm Thìn: Sở Vương Hành khiển, Hoả Tinh hành binh chi thần, Biểu Tào phán quan.
Năm Tị: Ngô Vương Hành khiển, Thiên Hao hành binh chi thần, Hứa Tào phán quan.
Năm Ngọ: Tần Vương Hành khiển, Thiên M]ao hành binh chi thần, Ngọc Tào phán quan.
Năm Mùi: Tống Vương Hành khiển, Ngũ Đạo hành binh chi thần, Lâm Tào phán quan.
Năm Thân: Tề Vương Hành khiển, Ngũ Miếu hành binh chi thần, Tống Tào phán quan.
Năm Dậu: Lỗ Vương Hành khiển, Ngũ Nhạc hành binh chi thần, Cự Tào phán quan.
Năm Tuất: Việt Vương Hành khiển, Thiên Bá hành binh chi thần, Thành Tào phán quan.
Năm Hợi: Lưu Vương Hành khiển, Ngũ Ôn hành binh chi thần, Nguyễn Tào phán quan.
Sau khi cúng giao thừa ở nhà xong, người ta kéo nhau đi lễ các đình, chùa, miếu, điện để cầu phúc, cầu may, để xin Thần, Phật phù hộ độ trì cho bản thân và gia đình trong năm mới. Nhân dịp này người ta thường xin quẻ thẻ đầu năm.
Vào lần ra khỏi nhà đầu tiên, thường là khi đi lễ, người ta chọn giờ và hướng xuất hành hợp với năm tuổi và đi đúng hướng đúng giờ để gặp may mắn quanh năm. Ngày nay, người ta vẫn đi lễ nhưng ít người chọn giờ và chọn hướng như trước nữa.
Hái lộc, xông đất đêm giao thừa
Đi lễ đình, chùa, miếu, điện xong người ta có tục hái trước cửa đình, cửa đền một cành cây gọi là cành lộc mang về ngụ ý là “lấy lộc” của Trời đất, Thần Phật ban cho. Cành lộc này được mang về cắm trước bàn thờ cho đến khi tàn khô.
Thay vì hái lộc là một cành cây sau khi đi lễ, nhiều người lại xin lộc tại các đình đền chùa miếu bằng các đốt một nắm hương hoặc một cây hương lớn, đứng khấn vái trước bàn thờ, rồi mang hương đó cắm tại bình hương bàn thờ Tổ tiên hoặc bàn thờ Thổ Công ở nhà. Ngọn lửa tượng trưng cho sự phát đạt. Lấy lửa tự các nơi thờ tự mang về, tức là xin Phật Thánh phù hộ cho được phát đạt tài lộc quanh năm.
Thường cúng giao thừa ở nhà xong, người gia chủ mới đi lễ đền chùa. Đối với các gia đình muốn tự xông nhà, người ta thường chọn một người dễ vía, hợp tuổi ra đi từ lúc chưa đúng giờ trừ tịch, rồi khi lễ trừ tịch tới thì dự lễ tại đình chùa hoặc ở thôn xóm, sau đó xin hương lộc hoặc hái cành lộc về. Lúc trở về đã sang năm mới, người này sẽ tự xông nhà cho gia đình mình, mang về gia đình sự tốt đẹp quanh năm.
Đối với các gia đình khác, người ta phải nhờ một người trong thân bằng cố hữu tốt vía để sớm ngày mồng một Tết đến xông nhà, trước khi có khách tới chúc Tết, để người này đem đến sự dễ dãi may mắn cho gia đình.
Hi vọng rằng, những kiến thức mà phong thủy may mắn tổng hợp và chia sẻ trên đây sẽ đem lại hữu ích cho bạn. Để hiểu thêm các kiến thức về phong thủy, biết được vận hạn của các tuổi trong năm Canh Tý 2020