Ngày 23 Tháng Chạp – Ông Công, Ông Táo – Gia chủ cần làm gì để cả năm giàu sang, sung túc?

Xin kính chào quý vị và các bạn. Ai trong mỗi chúng ta cũng đều biết đến ngày lễ 23 tháng Chạp – ngày tiễn ông Công, ông Táo về trời. Thế nhưng ít ai có thể biết được nguồn gốc hình thành của ngày lễ này cũng như biết cách sắp lễ,bày trí ban thờ trong ngày này. Vậy cần bố trí ban thờ ra sao, bày trí sắm lễ như thế nào để gia chủ đón năm mới giàu sang, sung túc.Hãy cùng phong thủy may mắn tìm hiểu về ngày lễ Táo quân 23 tháng chạp này nhé.

Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, bản sắc văn hoá truyền thống lâu đời của dân tộc ta không chỉ thể hiện đa dạng ở những lĩnh vực như: Thơ ca, hội hoạ tạo hình, nghệ thuật âm nhạc, sân khấu mà còn ở cả khía cạnh lối sống của cả cộng đồng, trong đó có lễ tục, tín ngưỡng. Từ ngàn xưa, bên cạnh việc thờ cúng các vị Thần, thờ Thành Hoàng, thờ Mẫu, thờ Phật, thờ các vị anh hùng có công với đất nước, dân tộc, người Việt còn thờ cúng Tổ tiên. Những đặc thù văn hoá đó đã trở thành nếp sống, phong tục và nghi lễ cổ truyền thiêng liêng của cộng đồng dân tộc Việt.

Theo tục lệ cổ truyền của dân tộc ta thì tết Nguyên Đán phải kể từ chiều 23 tháng Chạp. Đây là ngày ông Táo phải lên chầu trời để trình với Ngọc Hoàng thượng đế về mọi hành vi của gia chủ, vì thế có tục lệ tiễn chân ông Táo chầu Trời.

1, Ngày lễ này bắt nguồn từ đâu?

Người Việt xưa cho rằng mỗi gia đình đều có một vị thần Bếp hay còn gọi là ông Táo, Táo Quân, hay Thổ Công. Đây là vị thần trông coi mọi hoạt động của gia chủ, ngăn cản sự xâm phạm của m a quỷ vào thổ cư, do vậy theo dân gian thì đây là thần liên quan đến việc hoạ, phúc của mỗi gia chủ. Theo dân gian thì Táo quân gồm có 3 vị (hai Táo ông, một Táo bà) và truyền thuyết về sự tích như sau: Xưa có người tên là Trọng Cao, lấy vợ là Thị Nhi, nhưng ăn ở với nhau đã lâu mà đường con cái muộn màng, sinh ra buồn phiền, xích mích. Một hôm, Trọng Cao đánh vợ, Thị Nhi bực tức bỏ nhà ra đi và gặp Phạm Lang tạo cuộc sống mới nên vợ nên chồng. Trọng Cao ân hận, bỏ công ăn việc làm , đi khắp nơi tìm vợ và trở thành người hành khất cho qua ngày. Có lần Trọng Cao vào một nhà xin ăn, được bà chủ mang cơm ra đãi, Trọng Cao nhận ra bà chủ là Thị Nhi và bà chủ cũng nhận rõ người hành khất là chồng cũ của mình. Hai người ân hận, hàn huyên tâm sự nhưng lại sợ Phạm Lang về bắt gặp thì khó nói nên Thị Nhi đã bảo Trọng Cao ẩn mình vào đống rơm ngoài vườn để nàng tìm cách lo liệu cho êm đẹp. Trọng Cao mệt mỏi ngủ thiếp đi trong đống rơm. Lúc đó, Phạm Lang về nhớ ra việc thiếu tro bỏ ruộng, liền châm lửa đốt đống rơm. Sự việc nhanh chóng xảy ra. Thị Nhi chạy ra thấy vậy, quá xúc động thương tình liền nhảy vào đống lửa chết theo Trọng Cao. Thấy vợ chết cháy, Phạm Lang thương xót tiếp tục nhảy vào đống lửa đang cháy dở. Như vậy, hai ông một bà đều chết cháy. Thượng đế thương tình ba người sống có nghĩa, có tình nên phong cho làm Táo Quân và giao cho Phạm Lang là Thổ Công trông nom việc trong bếp, Trọng Cao là Thổ Địa trông coi việc trong nhà, còn Thị Nhi là Thổ Kỳ trông nom việc chợ búa.

Tuy nhiên cũng có truyền thuyết lại nói Thị Nhi đang hoá vàng, thấy chồng cũ lỡ vận nên đem tiền gạo ra cho nên bị Phạm Lang nghi ngờ, Thị Nhi liền nhảy vào đông lửa tự tử. Thấy vậy Trọng Cao nhảy theo vào đống lửa cùng chết cháy. Thượng đế biết sự việc phong cho làm Táo Quân.

Theo lệ thông thường thì chiều ngày 22 tháng Chạp làm lễ tiễn Táo Quân, để ngày 23 tháng Chạp ông Táo lên chầu trời, tấu trình mọi sự của gia chủ, đến trưa ngày 30 tháng Chạp thì có mặt tại nhà tiếp tục công việc. Tuy vậy cho đến nay, các gia đình đa phần đều làm lễ tiễn Táo Quân lên chầu trời vào ngày 23 tháng Chạp. Theo sách Nam Định địa dư chí của Tiến sĩ đốc học Khiếu Năng Tĩnh thế kỷ XIX, mục phong tục thì mũ và áo của Táo Quân màu vàng. Nhưng có sách lại nói màu sắc tuv thuộc từng năm , ứng với các hành Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ. Bài vị thờ Táo Quân thường chỉ đề:

“Đông trù tư mệnh Táo phủ Thần Quân” Hoặc đề:

“Bản Thổ phúc đức Tôn Thần ” (VỊ thần định sự phúc đức cho gia đình)

Cũng có nơi lại ghi bài vị: “Định phúc Táo Quân” (Ông Táo định việc phúc)

Có người còn quan niệm Táo Quân là vị chủ thứ nhất của nhà: “Đệnh ất gia chi chủ” nên khi cúng lễ đều phải khấn Táo Quân trước. Lễ vật trên ban Thổ Công, ngoài mũ, áo, hia, bài vị còn có thêm cây mía (làm gậy chông), giấy vàng, giấy bạc, trầu, cau, nước, hoa quả. Là ngày lễ lớn đặc biệt nên 23 tháng Chạp thường có thêm mâm cỗ mặn (xôi, rươu, thịt), cá chép sông. Làm lễ xong sẽ phóng sinh cá ra ao hoặc ra sông hồ, cá sẽ hoá rồng đưa Thổ Công lên trời.

2. Sắp lễ cúng ngày 23 tháng chạp những gì?

Trước khi bày trí ban thờ, cần phải vệ sinh, lau chùi ban thờ trước. Để ban thờ được thơm tho, sạch sẽ khuyên gia chủ nên sử dụng Ngũ vi hương hòa cùng với rượu để lưu lại hương thơm, tẩy uế, kị tà, đem lại may mắn cho gia chủ. Vệ sinh ban thờ sạch sẽ, thơm tho cũng là cách mà gia chủ tỏ lòng thành kính với gia tiên tiền tổ.

Phong tục của người Việt, ngày này cũng là lúc để gia chủ xin phép tổ tiên tỉa chân nhang cho gọn gàng, sạch sẽ đón năm mới nhiều điều may mắn, lộc tài. Chính vì thế, việc lau chùi ban thờ thực sự rất cần thiết. Nếu hiểu rõ hơn về cách dùng ngũ vị hương để vệ sinh ban thờ như thế nào thì hãy liên hệ với Phong thủy may mắn nhé.

Sau khi vệ sinh ban thờ xong, cần bày trí mâm ngũ quả, tiền vàng, hoa tươi và các lễ vật khác lên ban thờ.

Việc cúng tiễn ông Táo đưỢc thực hiện tại gia. Lễ cúng ông Táo gồm có;

+ Một mâm cỗ mặn, bánh, kẹo, trầu cau, rượu…

– Hương thơm, lọ hoa tươi, cùng các loại quả tươi

– 3 bộ mũ áo, hài, nia táo quân cùng vàng nén

– 3 con cá chép để táo bay lên trời

Mỗi gia đình sau khi sắp đủ lễ vật, sẽ thắp đèn hoặc nến sáng ban thờ rồi châm hương. Có người không dùng lửa ở đèn thờ để châm hương, mà dùng lửa khác để châm hương. Hương thường được dùng số lẻ 1, 3, 5, vì số lẻ thuộc Dương. Theo dịch lý thì Dương tương trưng cho Trời và cho sự nảy nở của muôn vật… vì thế nên dùng số lẻ là như vậy. Và nếu trên ban thờ có hai, ba, hoặc bốn bát nhang cũng đều phải châm số lượng nén hương như nhau. Sau khi châm hương, người chủ gia đình vái bốn vái rồi đọc văn khấn, hoặc khâ”n không có văn, khấn xong lại vái tạ bốn vái (vái khác với bái “cúc cung bái” khi tế). Khi vái hoặc bái, hai bàn tay áp sát vào với nhau hoặc cài ngón vào nhau đều là biểu tượng của sự giao hoà, là cảm ứng của âm – dương nên không được chắp tay hoặc cài ngón cẩu thả, để so le. Và điều cốt yếu khi vái hoặc bái. người thực thi phải tâm thành, phải trầm tư như trước mặt mình là Gia thần, Gia tiên.

Sự thành kính, nghiêm túc sẽ khiến cho Thần linh chứng giám, nếu thiếu sự thành tâm, bày lễ lên lấy lệ, khấn vái không nghiêm túc thì đó là sự nhạo báng. Khi cháy gần hết tuần nhang, gia chủ thắp tiếp tuần nhang khác, vái bốn vái xin phép Gia thần, Gia tiên hoá vàng (đốt giấy vàng, giấy tiền). Khi hoá xong thì đổ vào đống tro một chén rượu (dân gian cho rằng đổ chén rượu vào đống tro thì cõi âm mới nhận được số vàng, mà cõi dương chuyển đến).

Hoá vàng xong thì hạ lễ và khi hạ lễ cũng phải vái bốn vái để xin phép. Có luận điểm còn cho việc thắp hương 3 nén nhang là tượng trưng cho ba ngôi Trời, Đất, Người (Thiên, Địa, Nhân) là biểu hiện tương cảm, tương ứng của nguyên lý vũ trụ từ phương Đông. Theo phong tục thì ông Táo là vị Thần được Thượng đế phân công cai quản ở một nhà nên khi gia đình có việc lễ đều phải kêu với ông Táo trước, để ông Táo biết việc làm của gia chủ, rồi mới lễ đến Gia tiên. Như vậy, phần văn khấn Táo Quân trước, rồi mới khấn lễ tại ban thờ Gia tiên. Nếu ban thờ Gia thần cùng chung với ban thờ Gia tiên (hoặc chỉ thêm một bát hương Gia thần hơi cao hơn bát hương Gia tiên một chút) thì văn khấn cũng phải đọc phần Gia thần (Táo Quân) trước rồi sau đó mới khấn đến Gia tiên.

3. Có nên rút chân nhang ngày 23 tháng chạp?

Phong tục của người Việt, ngày này cũng là lúc để gia chủ xin phép tổ tiên tỉa chân nhang cho gọn gàng, sạch sẽ đón năm mới nhiều điều may mắn, lộc tài. Có nên rút chân hương vào ngày 23 tháng chạp sau lễ tiễn ông Táo?

Bát nhang là biểu tượng tâm linh linh thiêng trên bàn thờ. Đây là cầu nối thể hiện tấm lòng tưởng niệm, tưởng nhớ cũng như ước nguyện của gia chủ với các vị thần linh, gia tiên. Thông thường, có 3 loại bát hương:

Thờ Phật: Cầu mong sự bình an thanh thản đến với gia đình, giải thoát tai ương.

Thờ Thần: Thờ Thổ Công, Long Mạch, Thần Tài, Tiền chủ, những vị cai quản mảnh đất mình cư ngụ, cầu giúp gia đình ăn ở yên ổn.

Thờ Gia tiên: Thờ những người đã khuất trong gia đình hoặc dòng họ.

Sau một thời gian thắp nhang, bát hương thường đầy. Một số người cho rằng, bát hương càng đầy thì càng linh. Tuy nhiên, quan niệm này cũng chỉ là suy đoán, bởi bát hương đầy thì nguy cơ gây hỏa hoạn là có thể xảy ra. Do đó, mỗi năm ít nhất một lần, các gia đình thường phải rút tỉa chân nhang.

Ngày 23 tháng Chạp, hầu hết các gia đình người Việt theo đạo Phật đều làm lễ cúng ông Công, ông Táo. Sau nghi thức này, một công việc vô cùng quan trọng mang ý nghĩa tâm linh đó là tỉa chân hương.

Tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên: tin rằng Tổ tiên mình thiêng liêng, họ đi vào cõi vĩnh hằng nhưng vẫn sống cạnh con cháu, họ phù hộ cho con cháu khi gặp tai ách, khó khăn, vui mừng khi con cháu gặp may mắn, khuyến khích cho con cháu khi gặp điều lành và cũng quở trách con cháu khi làm những điều tội lỗi…

Chính vì vậy, việc lau dọn ban thờ Tổ tiên trong ngày tết như thế nào cho đúng được rất nhiều người quan tâm. Bát hương là biểu hiện tâm linh trên ban thờ của mỗi gia đình. Đó là nơi con cháu hướng về Tổ tiên, các vị Thần linh cầu mong sự bình an, tỏ lòng hiếu thuận.

Rút chân hương vào giờ nào là đúng nhất?

Theo quan niệm của dân gian, chuẩn bị năm hết Tết đến, các gia đình thường dọn dẹp, lau chùi ban thờ Thổ Công, Gia tiên để mời các cụ về ăn Tết. Trong công việc dọn dẹp bàn thờ, việc lau bát hương, tỉa chân hương là quan trọng số 1, cần phải được làm một cách thành kính, cẩn trọng.

Nhiều gia đình cẩn thận còn biện sửa lễ vật để xin phép, có lời thông báo để các cụ “tạm lánh” trong thời gian con cháu dọn dẹp. Sau khi thắp một nén hương xin phép trên bàn thờ, gia chủ sẽ rút từng chân hương một, cho đến khi còn lại một vài chân hương đẹp nhất (thường là ở con số lẻ: 3,5, 7, 9). Số chân hương đã rút đi này sau đó được mang hóa, tro đổ xuống sông hoặc vùi vào gốc cây. Sau khi hoàn thành công việc, cũng phải có nén nhang cẩn báo với các cụ.

Việc tỉa chân hương không kèm theo điển tích nào của người xưa, mà chỉ là một công việc dọn dẹp bình thường, bỏ đi những thứ thừa thãi. Bởi chân hương chính là phần còn lại của nén hương sau khi đã đốt hết phần tỏa hương thơm. Hơn nữa, việc dọn dẹp bát hương, tỉa chân hương cũng là để đảm bảo mỹ quan, cho ban thờ sạch sẽ, sáng sủa.

Cũng có người quan niệm rằng bát hương đầy đặn, chất ngất chân hương thể hiện lòng thành của con cháu với Thổ Địa, Tổ tiên, những bát hương như thế sẽ mang lại tài lộc cho gia chủ. Ngược lại, cũng có người thường có thói quen sau mỗi lần thắp hương, đều dọn dẹp ban thờ sạch sẽ, đồng thời rút sạch chân nhang để bát hương quang đãng, không “che mắt” Thần linh, Tiên tổ.

Tuy nhiên, theo đa số việc dọn dẹp bàn thờ, tỉa chân hương thường được làm vào cuối năm, và một lần nữa – nếu thấy cần thiết – đó là trước ngày gia đình có giỗ trọng (giỗ cụ tổ, giỗ ông, giỗ cha, mẹ).

Lưu ý khi bao sái bát hương

Với bát hương, nếu tro đầy thì dùng thìa nhỏ xúc từng thìa tro đổ bớt ra ngoài, rồi lau bát hương bằng cách giữ cố định bát hương, lấy khăn ẩm nhúng rượu pha ngũ vị hương để lau cho sạch. Quá trình lau bát hương nếu có xê dịch chút ít thì gia chủ không nên quá lo sợ, mà hãy cứ bình tĩnh làm, nhưng không nên bê bát hương đã được an vị ra chỗ khác để bao sái ban thờ.

Một số lưu ý khi tỉa chân nhang:

– Dùng khăn sạch lau bàn thờ, bát hương và các đồ thờ cúng khác. Tốt nhất nên mua 1 khăn vải bông trắng mới về giặt và vắt khô để lau.

– Tránh để bát hương, các đồ thờ cúng khác gần nơi ô uế, mất vệ sinh.

– Đối với bát hương bằng đồng, tuyệt đối không rửa nước vì sẽ gây mốc xanh. Tốt nhất nên dùng giẻ hơi ẩm lau khô.

– Đối với bát hương bằng sứ cần tránh va chạm, rơi vỡ.

5 sai lầm khi cúng Ông Công Ông Táo:

  • 1. Đặt mâm lễ dưới bếp

Từ xưa đến này, có rất nhiều quan niệm rằng ông Công là Thần Thổ Công, vị thần cai quản đất đai trong nhà, nên cần được cúng trên bàn thờ chính trong nhà, còn ông Táo là Thần trông coi việc bếp núc nên sẽ được cúng ở dưới bếp. Tuy nhiên, theo các chuyên gia nghiên cứu tâm linh, việc cúng lễ như vậy là không đúng với phong tục, quy tắc truyền thống lâu đời của dân tộc.

Theo quan niệm truyền thống, tất cả các vị này đều cần được thờ phụng trên ban thờ chính của gia đình. Hơn nữa, bếp là nơi đun nấu, không phải nơi để cúng lễ. Mâm cỗ cúng 23 tháng Chạp cần được thực hiện ở nơi sạch sẽ, trang nghiêm nhất trong nhà.

  • 2. Khấn xin tài lộc, sung túc

Thực chất, lễ cúng 23 tháng Chạp mang ý nghĩa tiễn ông Công ông Táo về trời để báo cáo việc lớn việc nhỏ trong năm của gia chủ với thiên đình. Vì thế, việc cầu xin tài lộc, sung túc là không nên. Các gia đình chỉ nên khấn xin Táo báo những việc tốt đẹp trong năm.

  • 3. Chuẩn bị đồ cúng

Việc cúng lễ trong ngày 23 tháng Chạp không nhất thiết phải quá cầu kỳ. Tùy điều kiện và hoàn cảnh, các gia đình có thể chuẩn bị mâm cỗ chay hoặc mặn.

Tuy nhiên, thông thường, lễ vật cúng ngày 23 tháng Chạp cần chuẩn bị 3 bộ quần áo, mũ, giày cho 3 vị thần với một con ngựa bằng giấy với yên cương đầy đủ hoặc 3 con cá chép và tiền vàng. Những đồ vàng mã này sẽ được đốt đi để gửi cho các vị thần sử dụng khi về trời.

  • 4. Cúng lễ sau buổi trưa ngày 23 tháng Chạp

Theo tín ngưỡng dân gian, 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp là thời điểm ông Công ông Táo đã bay về chầu trời. Vì thế, việc cúng lễ cần tiến hành trước giờ này.

Thông thường, bắt đầu từ ngày 21 tháng Chạp đến trước 12 giờ ngày 23 tháng Chạp, các gia đình có thể lựa chọn thời gian phù hợp để làm lễ cúng ông Công, ông Táo. Khi hương cháy hết 2/3 là có thể hóa vàng mã, phóng sinh cá chép để tiễn ông Táo về trời.

  • 5. Thả cá chép từ trên cao

Vào ngày 23 tháng Chạp, cá chép vàng được cúng cùng với lễ vật cúng Ông Công Ông Táo là quan niệm cá chép hóa rồng là vật cưỡi đưa Ông Công Ông Táo lên trời để báo cáo những việc đã qua. Như vậy, cá chép cũng là sự tượng trưng cho Thần linh, cần có sự tôn trọng. Sau khi cúng lễ, các gia đình không nên đứng từ trên cao thả cá, đứng ở bờ xa ném xuống sông, như vậy cá sẽ chết. Cũng như đặc biệt không nên ném cả cá lẫn túi ni lông xuống nước, cá sẽ chết gây ô nhiễm môi trường và gây ra tạo nghiệp, gián tiếp sát sinh khi để cá bị chết, mà phải chọn địa điểm ở mép sông, hồ, ao từ từ thả cá xuống với tấm lòng mong cầu thành tâm.

Hi vọng rằng, những kiến thức mà phong thủy may mắn tổng hợp và chia sẻ trên đây sẽ đem lại hữu ích cho bạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0989349119