Hoan hỉ kính chào quý vị và các bạn, Tết Nguyên đán – Đó là điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới, giữa một chu kỳ vận hành của đất trời, vạn vật cỏ cây.
Đó là khao khát sự trường tồn cuộc sống, sự hài hòa Thiên – Địa – Nhân, sự gắn kết trong cộng đồng, gia tộc và gia đình. Tết Nguyên đán còn là dịp để hướng về cội nguồn. Hôm nay phong thủy may mắn sẽ nói về nguồn gốc của Tết Nguyên Đán cũng như cách chuẩn bị một mâm cơm cũng Gia Tiên ngày đầu xuân năm mới có những gì để cả năm an lành, đầm ấm.
Mời quý vị cùng theo dõi ngay sau đây:
Theo cuốn Tín ngưỡng Việt Nam của tác giả Lưu Ánh (do NXB Trẻ xuất bản và lưu hành), vật phẩm cúng mùng 1 Tết gồm: mâm ngũ quả, hương hoa, giấy tiền vàng mã, đèn, nến, trầu cau, rượu, trà, bánh chưng (hoặc bánh tét). Cỗ mặn hoặc chay là các món ăn ngày Tết được chế biến thơm ngon, bày biện trang nghiêm.
Tết Nguyên đán – Nguồn gốc từ Việt Nam
Chúng ta thường nhầm lẫn cho rằng, Tết Nguyên đán có nguồn gốc xuất phát từ Trung Quốc, thông qua quá trình đô hộ 1000 năm Bắc thuộc, nhân dân ta đã du nhập phong tục này của người Hoa Hạ (?!). Từ đó, mà quên mất rằng, trước khi chịu sự đô hộ của phong kiến phương Bắc, người Việt ta đã có một nền văn minh sơ khai rực rỡ ở buổi đầu bình minh dựng nước.
Nhà nước Văn lang – âu Lạc thời Hùng Vương, An Dương Vương đã hình thành nên những phong tục, tập quán của người Việt, trong đó có tục “ăn Tết” trong những ngày đầu năm mới. Nguyên nghĩa của “Tết” chính là “Tiết”. Văn hóa Việt thuộc văn minh nông nghiệp lúa nước, do nhu cầu canh tác nông nghiệp đã “phân chia” thời gian trong một năm thành 24 tiết khác nhau (ứng với mỗi tiết này có một thời khắc gọi là “giao thời”).
Trong đó, tiết quan trọng nhất là tiết khởi đầu của một chu kỳ canh tác, gieo trồng – tức Tiết Nguyên đán, sau này được biết đến là Tết Nguyên đán. Thông qua câu chuyện sự tích “Bánh chưng bánh dày” biểu trưng cho quan niệm “Trời tròn – Đất vuông” của cư dân người Việt làm nông nghiệp; đã chứng minh Tết Nguyên Đán có nguồn gốc từ Việt Nam chúng ta, trước cả thời Tam Hoàng Ngũ Đế bên Trung Hoa.
Khổng Tử – Nhà tư tưởng, nhà triết học, nhà giáo dục, nhà chính trị nổi tiếng người Trung Hoa, trong sách Kinh Lễ có viết: “Ta không biết Tết là gì, nghe đâu đó là tên của một ngày lễ hội lớn của bọn nguời Man, họ nhảy múa như điên, uống rượu và ăn chơi vào những ngày đó”.
Sách Giao Chỉ Chí cũng có đoạn viết “Bọn người Giao Quận thường tập trung lại từng phường hội nhảy múa hát ca, ăn uống chơi bời trong nhiều ngày để vui mừng một mùa cấy trồng mới,không những chỉ có dân làm nông mà tất cả người nhà của Quan lang, Chúa động cũng đều tham gia lễ hội này”. Điiều đó càng khẳng định, Tết Nguyên đán có nguồn gốc từ Việt Nam, sau đó được người Hoa du nhập và phát triển như ngày nay.
Ý nghĩa dân tộc trong ngày Tết Việt Nam
Tết Nguyên Đán, theo nghĩa chữ Hán thì có thể hiểu “Tết” chính là “tiết”, “Nguyên Đán” có thể hiểu “Nguyên” có nghĩa là sự khởi đầu hay sơ khai và“Đán” là buổi sáng sớm.
Khác với người dân Trung Quốc Tết Nguyên đán bắt đầu từ ngày 8 tháng 12 âm lịch đến ngày 15 tháng giêng âm lịch; thì người Việt Nam Tết Nguyên đán hàng năm thường kéo dài trong khoảng 7 đến 8 ngày cuối năm cũ và 7 ngày đầu năm mới (23 tháng Chạp đến hết ngày 7 tháng Giêng).
Người Việt Nam có tục hằng năm mỗi khi Tết đến, dù làm bất cứ nghề gì, ở bất cứ nơi đâu đều mong được trở về sum họp dưới mái ấm gia đình trong 3 ngày Tết, được khấn vái trước bàn thờ tổ tiên, thăm lại ngôi nhà thờ, ngôi mộ, giếng nước, mảnh sân nhà,… được sống lại với những kỷ niệm đầy ắp yêu thương của tuổi thơ yêu dấu.
Tết còn là dịp để mọi người Việt Nam tưởng nhớ, tri ân tổ tiên, nguồn cội; giao cảm nhân sinh trong quan hệ đạo lý ăn quả nhớ kẻ trồng cây và tình nghĩa xóm làng… Để chuẩn bị đón Tết, mỗi gia đình sắm sửa tranh Tết tranh dân gian, câu đối, hoa quả, đây chính là tinh thần cao quý thanh khiết của người Việt Nam trong những ngày đầu xuân. Miền bắc có hoa đào, miền nam có hoa mai, hoa đào, hoa mai tưỢng trưng cho phước lộc đầu xuân của mọi gia đình người Việt Nam. Ngoài cành đào, cành mai, mây ngày tết người ta còn “chơi” thêm cây quất chi chít trái vàng mọng, đặt ở phòng khách như biểu tưỢng cho sự sung m ãn, may mắn, hạnh phúc… Tết trên ban thờ tổ tiên của mọi gia đình, ngoài các thứ bánh trái đều không thể thiếu mâm ngũ quả. Mâm ngũ quả ở miền bắc thường gồm có nải chuối xanh, quả bưởi, quả cam hoặc quýt, hồng, quất. Còn ở miền nam, mâm ngũ quả là dừa xiêm, mãng cầu, đu đủ, xoài xanh, nhành sung hoặc một loại trái cây khác. Ngũ quả là lộc của trời nó tượng trưng cho ý niệm khát khao của con người về sự đầy đủ, sung túc.
Ngày Tết, dân tộc ta có nhiều phong tục hay, đáng đưỢc gọi là thuần phong như khai bút, khai canh, hái lộc, chúc tết, du xuân, mừng thọ…
Tết Nguyên đán là thời khắc thiêng liêng, cao quý và trang trọng nhất đối với người Việt chúng ta. Nên việc thờ cúng ngày mùng 1 Tết được các gia đình chuẩn bị rất chu đáo, để cầu mong cho một năm mới khỏe mạnh, bình an và hạnh phúc cho cả gia đình.
Ngoài việc sửa soạn lại ban thờ (thay trầu cau, nước…) thì các gia đình vẫn chuẩn bị mâm cỗ để thắp hương ngày mùng 1 Tết Nguyên đán. Cỗ mặn hoặc chay với đầy đủ các món ăn ngày Tết, được chế biến thơm ngon tinh khiết, bày biện đầy đặn, trang nghiêm.
mâm cơm truyền thống đầu năm mới của người Việt thường có bốn bát và bốn đĩa. Bốn bát gồm:
1 bát chân giò lợn nấu măng, 1 bát miến, 1 bát mọc nấm, 1 bát bóng thả
Bốn đĩa gồm: 1 đĩa thịt gà (thịt lợn), 1 đĩa giò (chả), 1 đĩa nem thính (có thể thay bằng đĩa xào), 1 đĩa dưa muối
Ngoài ra còn có một đĩa xôi (bánh chưng) và bát nước chấm, tổng cộng là tròn mười món.
Mâm cỗ lớn thì có 6 bát 6 đĩa hoặc 8 bát 8 đĩa tượng trưng cho phát lộc, phát tài.
Thông thường, gà sẽ được làm từ chiều 30 Tết vì người ta kiêng sát sinh vào ngày đầu năm mới.
Mâm cơm đầu năm của người miền Bắc thường được chuẩn bị rất công phu, kĩ càng. Thịt gà phải là thịt gà trống choai, được chọn lựa cẩn thận: Mào gà, hình dáng gà, đặc biệt là cựa gà. Người Việt Nam quan niệm: Cựa gà có đẹp thì cả năm mới sung túc, ấm no. Gà được thịt để cúng giao thừa, sau đó chia cho con cháu ăn hưởng lộc. Thịt lợn phải chọn được miếng thịt lợn đầy đặn, có đủ nạc, mỡ (thường 1/3 mỡ, 2/3 nạc), dầy mình, vuông vắn. Giò có thể là giò nạc, giò lụa, miếng giò chắc, thơm ngọt. Giò được gói tròn. Trong mâm cơm có bánh chưng vuông tượng trưng cho đất, khoanh giò tròn tượng trưng cho trời, thể hiện sự hòa hợp, cân bằng giữa trời đất và con người. m dương cân bằng, gia chủ mới mạnh khỏe, con cháu ngoan hiền, làm ăn phát đạt. Mâm cơm đầu năm còn có đĩa xôi. Xôi đầu năm mới phải là xôi gấc hoặc xôi đỗ. Màu đỏ của gấc, màu vàng ruộm của đỗ thể hiện niềm tin, hy vọng của gia chủ vào một năm mới làm ăn thành công, gặp nhiều may mắn.
Lưu ý, mâm cúng trên có thể áp dụng trong 3 ngày Tết. Khi cúng, gia chủ phải ăn mặc chỉnh tề, lên đèn, đốt hương, đánh chuông, hai tay chắp lại đưa lên ngang trán và khấn, khi khấn nêu ngày tháng, làng xã, tên mình, tên vợ con, tên người quá cố, lễ vật cúng, lý do cúng, cầu nguyện… rồi tùy theo vị trí lớn nhỏ của mình đối với người quá cố, nếu nhỏ thì lạy 4 lạy hoặc vái 4 vái. Việc cúng kính tùy thuộc vào đức tin và đời sống đạo đức của mình.
Trình tự cúng 3 ngày Tết
Sáng mùng 1 Tết là cúng Nguyên đán, nghĩa là cúng sáng sớm của một ngày đầu năm. Chiều mùng 1 Tết cúng Tịch điện, tức là cúng cơm chiều.
Ngày mùng 2 Tết có 2 lễ cúng, buổi sáng cúng mời tổ tiên gọi là Chiêu điện, buổi chiều cúng Tịch điện.
Ngày mùng 3 là ngày cuối của Tết, nên cúng Tạ Ông vải, với ý nghĩa ngày tết đã đầy đủ.
Cần lưu ý, theo phong tục truyền thống, khi cúng gia tiên, tiền bạc, vàng mã phải để nguyên và đốt nhang đèn suốt ba ngày Tết cho đến lễ Hóa vàng.
Các bữa còn lại trong ba ngày Tết chỉ cần cúng bánh chưng, giò và các loại bánh mứt, kẹo. Trên bàn thờ ngọn đèn thờ (đăng hay nến) đỏ lửa liên tục trong 3 ngày Tết cùng với hương hoa thơm ngát sẽ tạo không khí Tết thêm đầm ấm, sum vầy…
Trong những ngày đầu năm mới nên ăn gì để cả năm đỏ rực như bao lì xì?
Nếu bạn đang hy vọng một năm mới bình an, đầy niềm vui, may mắn thì trong những ngày đầu năm mới nên ăn những món ăn gì? Hãy cùng PTMM tìm hiểu xem nhé.
Xôi gấc
Xôi gấc vừa là món ăn để thờ cúng Gia tiên, vừa là món ăn của ngày đầu năm trong nhiều gia đình Việt. Nhiều người quan niệm rằng, xôi gấc mang lại may mắn tài lộc cho ngày đầu năm. Một số người quan niệm rằng rằng, màu đỏ của xôi gấc đó như biểu thị tình cảm gia đình.
Cũng nguyên liệu từ gấc, bánh chưng gấc ngày nay cũng được các gia đình mua về để bày trong dịp Tết, ngày đầu tháng với quan niệm màu đỏ sẽ mang lại may mắn cho cả gia đình.
Không những là quan niệm món ăn mang lại nhiều may mắn, ăn xôi gấc, bánh chưng gấc còn giúp chống lão hóa, giúp làm đẹp da, mịn màng, tươi trẻ…
2. Thịt gà
Từ xa xưa, gà được chọn làm vật cúng tế linh thiêng trong đêm giao thừa. Trong mâm cỗ cúng giao thừa thường không thể thiếu xôi gấc và gà trống luộc vàng óng với ý nghĩa khởi đầu một năm may mắn, nhiều tài lộc. Bên cạnh màu đỏ, màu vàng còn là sắc màu được ưu tiên nhất trong ngày Tết bởi người xưa quan niệm màu vàng tượng trưng cho của cải đầy nhà.
Ngoài ra, thịt gà cũng là món khoái khẩu, dễ ăn, dễ chế biến, cung cấp nhiều dinh dưỡng cần thiết, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể và phù hợp với mọi lứa tuổi.
3. Cá
Ở nước ta và nhiều nước trên thế giới, cá là món không thể thiếu ngày đầu năm. Không chỉ là món ăn ngon, cá còn chứa nhiều chất đạm, chất béo lành mạnh tốt cho sức khỏe và cũng là nguyên liệu tuyệt vời làm nên nhiều món ngon trong mâm cỗ.
Một số quan niệm cho rằng, cá ăn trong ngày Tết phải còn nguyên đầu đến đuôi để bảo đảm một năm mới “đầu xuôi đuôi lọt”.
4. Rau xanh nhiều lá
Trong mâm cỗ ngày Tết, do có quá nhiều lựa chọn nên mọi người sẽ lười ăn rau xanh. Đây là thói quen cần thay đổi bởi rau xanh chứa nhiều loại vitamin và các các chất xơ cần thiết.
Bên cạnh đó, việc bổ sung các loại rau xanh nhiều lá (bao gồm cải xoăn, cải bắp và loại rau cải giống như cải làn Lạng Sơn ở ta) để cân bằng dinh dưỡng trong các bữa ăn. Ngoài ra, còn có quan niệm rằng ăn những loại rau này sẽ mang lại nhiều tài lộc bởi màu xanh và hình dáng của những loại rau này giống như tiền giấy. Và người ta tin rằng ăn nhiều những loại rau này thì bạn càng giàu có và tất nhiên là khoẻ mạnh nữa.
5. Dưa đỏ
Cùng với sắc đỏ, những “hạt cát” trong quả dưa hấu đồng âm vời từ “cát” trong tiếng Hán cũng biểu trưng cho sự cát tường dịp đầu năm. Chính vì thế nên người Việt ta luôn tin rằng một quả dưa hấu tròn trịa viên mãn với sắc đỏ tài lộc, nhiều cát sẽ đem lại nhiều may mắn cho gia đình.
Hơn nữa, dưa hấu được coi là loại thực phẩm lành mạnh bởi nó không có chất béo và hàm lượng calo rất thấp. Ngoài ra, dưa hấu còn rất giàu chất dinh dưỡng thiết yếu như vitamin A, B1, B6 & C, axit pantothenic, biotin, kali và magie cần thiết cho sức khỏe.
6. Canh khổ qua
Dù có vị hơi đắng, nhưng mướp đắng (hay khổ qua) lại rất hữu ích với sức khỏe. Mướp đắng giúp làm giảm lượng cholesterol, từ đó giúp bạn thoát khỏi nguy cơ mắc bệnh đau tim và đột quỵ.
Ngoài ra, trong cách chơi chữ của người Việt, khổ qua có nghĩa là mọi nỗi khổ sẽ qua đi để đón một năm mới hạnh phúc an lành.
7. Hạt dưa
Thiếu hạt dưa là không khí ngày Tết không trọn vẹn ngay! Một chút màu đỏ của hạt dưa không chỉ điểm tô sắc đỏ cho mâm cỗ ngày Tết, mà còn là món ăn chơi không thể thiếu. Bởi màu đỏ của vỏ hạt dưa tươi đẹp, đem lại điều may mắn và làm cho môi người ăn đỏ hồng tươi tắn hơn.
Ngoài ra, hạt dưa còn mang đến một số lợi ích nhất định cho sức khỏe. Trong hạt dưa chứa dầu béo có tỷ lệ thay đổi 20 – 40%, còn có enzym ureaza và một số acid amin. Theo đông y, hạt dưa hấu có vị ngọt, tính mát khi chưa rang chín, sau khi rang có tính bình, tác dụng hạ nhiệt, lợi tiểu, hạ huyết áp, tăng cường sinh lực.
8. Quả chà là
Quả chà là khô cũng là một lựa chọn khá phổ biến cho mâm bánh mứt ngày Tết của các gia đình Việt. Nhưng có lẽ không nhiều người biết rằng quả chà là cũng là một món ăn được tin là sẽ mang lại sự may mắn, thịnh vượng cho gia chủ.
Trong tiếng Trung, từ “quả chà là” có phát âm giống từ “sớm”, có nghĩa là một sự khởi đầu. Đó là lý do vì sao những quả chà là đỏ luôn được người Trung Quốc ăn vào những dịp vui nhộn, trong đó có lễ hội, lễ cưới, tiệc tân gia, lễ thôi.
Hi vọng rằng, những kiến thức mà phong thủy may mắn tổng hợp và chia sẻ trên đây sẽ đem lại hữu ích cho bạn. Để hiểu thêm các kiến thức về phong thủy, biết được vận hạn của các tuổi trong năm Canh Tý 2020, các bạn hãy đăng kí kênh youtube của chúng tôi để cập nhật những video mới nhất nhé. Và các bạn cũng đừng quên để lại quan điểm cá nhân của mình bên dưới phần bình luận để PTMM hoàn thiện và phát triển hơn.