Lễ Nguyên Tiêu sắm lễ như thế nào để tránh tai ương, đón thần tài

Xin chào quý vị và các bạn. ít ai biêt được ngày lễ Nguyên Tiêu có nguồn gốc từ đâu, ý nghĩa như thế nào. Chính vì vậy mà ngày hôm nay Phong thủy may mắn ở đây để lý giải cho các bạn điều này. Mời quý vị cùng theo dõi

Tết Nguyên tiêu bắt nguồn từ Trung Quốc và qua thời gian, lễ tết này được bổ sung nhiều yếu tố của văn hóa Đông Á, vì thế nguồn gốc của nó cũng được lý giải theo nhiều hướng khác nhau.

Một số nhà nghiên cứu văn hoá cho hay, có nhiều tài liệu và nhiều câu chuyện viết về nguồn gốc của Tết Nguyên tiêu, hư có thực có. Giai thoại được truyền tai nhiều nhất liên quan đến một con thiên nga của thiên đình bay xuống hạ giới và bị một người thợ săn bắn chết. Ngọc Hoàng nghe tin nổi giận, sai một đội quân đến ngày Rằm tháng Giêng xuống phóng hỏa để thiêu trụi mọi thứ ở trần gian. May thay trong số các quan ở thiên triều có một vị không đồng tình với Ngọc Hoàng, đã xuống hạ giới để bày cách cho con người thoát khỏi đại họa. Theo lời của vị quan, đúng ngày này, nhà nào cũng treo đèn lồng màu đỏ nên Ngọc Hoàng cứ nghĩ lệnh phóng hỏa đã được thi hành. Nhờ đó, người trần gian thoát nạn. Từ đó, tại Trung Quốc cứ đến ngày này, nhà nhà đều treo đèn lồng như một cách trả ơn vị ân nhân trên thiên đình.

Tích khác lại cho rằng thời Tây Hán ở Trung Quốc, từ dịp Tết Nguyên đán đến Tết Nguyên tiêu, các cung nữ đều nhớ và muốn được đoàn viên cùng gia đình. Tuy nhiên, cung cấm canh phòng khắt khe nên các cung nữ không thể nào ra ngoài được. Trong số đó, cung nữ tên Nguyên Tiêu vì buồn rầu nên đã nhảy xuống giếng để kết liễu cuộc đời, nhưng Nguyên Tiêu được Đông Phương Sóc – viên thần thân cận của vua Hán Vũ Đế cứu sống. Sau khi nghe tâm sự của Nguyên Tiêu, Đông Phương Sóc nghĩ kế để giúp cô thỏa lòng thương nhớ cha mẹ. Ông nghĩ ra một kế là bày ra một bàn quẻ bói, ai đến bói cũng nhận được quẻ mang ý nghĩa 16 tháng Giêng bị lửa thiêu. Đồng thời, ông giải thích với mọi người rằng sẽ có người của triều đình xuống giáng hỏa, mọi người hãy tâu vua để tìm cách thoát nạn.

Nhà vua nghe dân tình xôn xao thì hốt hoảng nên vội triệu Đông Phương Sóc đến để bàn cách đối phó. Gặp vua, Đông Phương Sóc vờ nói: “Thần lửa rất thích ăn bánh, trong cung lại có Nguyên Tiêu khéo tay, có thể làm được bánh vừa đẹp vừa ngon nên hãy giao cho cô làm bánh”. Đồng thời ra lệnh cho người dân trong thành treo trước cửa nhà đèn lồng đỏ để Ngọc Hoàng tưởng rằng thành đang bị cháy. Để thưởng công làm bánh dụ thần lửa, nhà vua cho Nguyên Tiêu về đoàn tụ gia đình, đặt tên cho món bánh mà cô làm là bánh trôi và gọi ngày Rằm tháng Giêng là Tết Nguyên Tiêu.

Tại Việt Nam, theo quan niệm của người Việt thì “đầu xuôi đuôi lọt”. Thời khắc đầu tiên trong năm là rất quan trọng. Vì vậy, ngày mùng Một tháng Giêng là Tết Nguyên đán, ngày Rằm tháng Giêng là Tết Nguyên tiêu…

Cùng với đó, Phật giáo trong hơn ngàn năm du nhập vào Việt Nam đã gắn kết các phong tục văn hóa của Việt. Rằm tháng Giêng không phải là một ngoại lệ, từ một ngày lễ hội xa lạ có nguồn gốc từ Trung Hoa đã biến đổi thành một ngày Tết mang bản sắc rất riêng của người dân Việt thấm nhuần Phật pháp.

Rằm tháng Giêng là 1 trong 4 ngày rằm lớn trong năm mà người Việt đặc biệt là Phật tử thường viếng chùa lễ Phật cầu gia đạo bình an, phong điều vũ thuận, quốc thái dân an. Do Rằm tháng Giêng trùng hợp với lễ Thượng nguyên và Tết Nguyên tiêu trong dân gian, đồng thời ngày này là rằm đầu tiên của năm mới, thời điểm thích hợp nhất để cầu nguyện an lành cho cả năm, nên thu hút sự tham gia đông đảo của giới Phật tử và toàn thể dân chúng.

Thành ngữ “Lễ Phật quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng” đã nói lên tầm quan trọng của hội Rằm tháng Giêng trong tâm thức người Việt.

Đối với hầu hết các chùa Việt, trọng tâm của hội Rằm tháng Giêng là lễ cầu quốc thái dân an, cầu nguyện an lành, khỏe mạnh, no đủ, thịnh vượng và phát triển cho bá tánh và đất nước. Vì thế, ngày càng đông người đến chùa, lễ Phật, cầu nguyện trong hội Rằm tháng Giêng là một tín hiệu tốt, thể hiện rõ nét tinh thần “Đạo pháp và Dân tộc”.

Khi chùa chiền được tự do sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo, được sửa chữa trùng tu to đẹp, khang trang cùng với sự quan tâm khôi phục các lễ hội văn hóa truyền thống dân tộc của các cấp chính quyền và nhất là ý thức tìm về những giá trị sống của tổ tiên thông qua các lễ hội văn hóa của nhân dân được đánh thức, thì việc tham dự đông đảo các lễ hội như hội Rằm tháng Giêng là điều bình thường.

Khá nhiều chùa chiền nhân dịp Tết Nguyên tiêu đã lập đàn Dược Sư, tụng kinh Dược Sư trong suốt tháng Giêng (hoặc từ mùng 8 đến Rằm tháng Giêng), khuyến khích Phật tử tham gia tụng niệm rồi phục nguyện hồi hướng công đức an lành cho Phật tử.

Lễ cúng Rằm tháng Giêng cần chuẩn bị những gì cho đúng?

Người ta có câu, “cúng quanh năm không bằng ngày Rằm tháng Giêng”, do vậy, vào ngày này, các gia đình thường chuẩn bị rất cẩn thận, từ mâm cỗ cúng đến ngày giờ cúng phải chuẩn chỉ, đích xác. Trong lễ cúng Rằm tháng Giêng, mâm cúng là quan trọng nhất, cần phải chuẩn bị cẩn thận và đầy đủ đúng theo phong tục.

Tuy vậy, theo các chuyên gia văn hóa, mâm lễ cúng Rằm tháng Giêng không cần phải quá cầu kỳ và tùy theo điều kiện từng gia đình để thực hiện.

Điều quan trọng trong lễ cúng Rằm tháng Giêng là mọi người đều thể hiện tấm lòng thành kính và biết ơn đối với ông bà, tổ tiên và cầu mong một năm an lành, may mắn.Thông thường, vào ngày này mọi người thường sắm hai lễ, một là lễ cúng gia tiên và hai là lễ cúng Phật. Trong đó, lễ cúng Phật thường là mâm lễ chay thanh tịnh, cùng hương hoa đèn nến. Cúng Gia tiên có thể làm các món ăn mặn với các món ăn truyền thống của người Việt.

Lễ cúng Phật

Các món ăn dành để cúng Phật đều phải là đồ chay, thanh đạm, sạch sẽ. Không cần chuẩn bị số lượng lớn, mỗi món ăn chỉ cần bày trong đĩa, bát nhỏ hoặc vừa, số lượng từ 10, 12 đến 25 món, bao gồm các món sau:

– Hoa quả, chè xôi

– Món xào chay không thêm nhiều hương liệu

– Các món đậu

– Một bát canh măng nấm hoặc canh củ quả chay.

– Bánh trôi nước

Điểm đặc biệt trên mâm cỗ chay là sự hiện diện của những màu sắc tượng trưng cho ngũ hành. Màu đỏ tượng trưng cho hành hỏa, xanh của hành mộc, đen của hành thổ, màu trắng của hành thủy, màu vàng hành kim.

Ăn cơm chay là một cách hướng tới sự cân bằng, thanh thản trong tâm hồn.

Lễ cúng Gia tiên

Mâm cỗ mặn thông thường có 4 bát, 6 đĩa, tổng cộng thành tròn 10 món.

– 4 bát gồm bát ninh măng, bát bóng, bát miến, bát mọc.

– 6 đĩa gồm thịt gà (hoặc thịt lợn), giò (hoặc chả), nem thính (đĩa xào), dưa muối, xôi (hoặc bánh chưng) và nước chấm.

Cần lưu ý trong mâm cỗ cúng còn có thêm cơm tẻ là lương thực ăn hàng ngày. Mâm cỗ có cả nếp lẫn tẻ, có âm có dương đẩy đủ để sinh sôi nảy nở.

Bên cạnh đó mâm cơm cúng ngày Rằm tháng Giêng cũng phải có đầy đủ các loại vị. Vị mặn từ nước chấm, vị cay từ ớt, vị chua của đĩa dưa hành muối, vị ngọt của bánh, tất cả tạo nên một mâm cỗ đủ đầy phong vị để cầu mong an lành trong năm mới.
Tuy vậy, nhiều người cũng quan niệm rằng, mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng không thất thiết phải đầy đủ các món đúng theo phong tục tập quán.

Người làm cỗ có thể cho thêm các món có tính mát, dễ ăn, sau khoảng thời gian bổ sung quá nhiều bánh chưng, giò chả, đồ xào mỡ dịp Tết Nguyên đán, ví dụ như món cá hấp, cá nấu riêu kèm thêm rau sống, một số món cuốn như cuốn thang, cuốn bỗng, hành cuốn củ quả… hoặc món thịt lợn luộc cuốn kèm thêm khế, rau thơm, lạc rang, chuối xanh…

Các vật phẩm cúng

Ngoài 2 mâm cỗ cúng Phật và cúng Gia tiên, trong ngày Rằm tháng Giêng cần chuẩn bị thêm các vật phẩm cúng, bao gồm:

– Hương hoa vàng mã

– Đèn nến

– Trầu cau

– Rượu trắng

Các món cúng đều có ý nghĩa mong muốn mọi thứ được tốt đẹp, trọn vẹn, công việc sẽ suôn sẻ trong năm mới.

Theo quan niệm của người xưa, mua đồ cầu may trong ngày đầu năm mới sẽ giúp cả năm may mắn, hanh thông. Vậy đầu năm nên mua gì để có vận may, tài lộc vào nhà? Hãy cùng PTMM tìm hiểu nhé!

1. Mua vàng ngày vía Thần tài

Cũng theo quan niệm của người xưa, mua vàng cầu may dịp đầu năm mới là một nét văn hóa tín ngưỡng dân gian của người Việt. Mua vàng vừa để tích trữ tài sản, lại vừa giàu ý nghĩa văn hóa tâm linh, cầu may đầu năm cho cả năm được no đủ sung túc. Đó là một hoạt động vừa ý nghĩa vừa thiết thực mang lại lợi ích cho người dân.

Đây cũng là một hình thức tiết kiệm tránh lãng phí sau thời điểm ăn Tết của người Việt bấy lâu nay vẫn duy trì để có của ăn, của để dành, từ đó thúc đẩy tinh thần hăng say lao động sản xuất của mỗi người.

Với nhiều người, việc mua vàng ngày vía Thần Tài mang nhiều ý nghĩa, đặc biệt là cầu may mắn, tài lộc rủng rỉnh cả năm. Vì thế, cứ vào ngày mùng 10 tháng Giêng, ngày vía Thần Tài đầu tiên trong năm, dù số lượng vàng lớn, nhỏ khác nhau, người dân vẫn sẵn sàng xếp hàng từ sáng đến tối để mua vàng.

2. Mua vật phẩm phong thủy

Để mang tới may mắn cho ngôi nhà của mình thì không gì đơn giản hơn là sắm ngay vật phẩm phong thủy về để trưng bày. Tùy theo địa thế nhà, tuổi hay mệnh của gia chủ mà lựa chọn đồ phong thủy phù hợp, có thể giúp gia chủ tăng thêm sinh khí, hóa giải xui xẻo, đón thêm cát lành.

Trong ngày Tết đầu năm mới, bạn có thể lựa chọn nhiều vật phẩm phong thủy may mắn như tỳ hưu, kỳ lân, cá chép, tượng Phật…, tài lộc sẽ theo nhau mà tới.

Tuy nhiên, việc sắp xếp, bày trí đồ phong thủy cần phải được cân nhắc cẩn thận, chớ tùy tiện để những đồ này ở nơi không phù hợp, chẳng những không mang tới may mắn mà còn có thể khiến cho gia chủ gặp phải những điều không may.

3. Mua giấy xin chữ

Đầu năm đi mua giấy, xin ông đồ chữ là tục lệ văn hóa giàu ý nghĩa của người Việt, thể hiện sự coi trọng chữ nghĩa, tri thức, cũng là gửi gắm hy vọng qua con chữ mới sẽ mang về may mắn, tài lộc, phúc thọ như lời cầu của bạn.

Ngoài ra, người ta thường xin chữ của các nho sĩ, thầy giáo, thầy đồ nổi danh hiền tài đức độ, học rộng hiểu nhiều. Người xin chữ mong được phúc của người cho chữ, cũng là khẳng định lời quyết tâm phấn đấu để đạt được mục tiêu của mình.

Mỗi Tết lại thấy ông đồ già ngồi viết chữ, điều đó dường như đã trở thành nét văn hóa không thể thiếu ngày Tết của người dân đất Việt, những con người trọng đạo nghĩa và ham học hỏi.

4. Đầu năm người Việt hay mua muối

Người Việt quan niệm mua muối sẽ mang lại may mắn làm ăn thuận buồm xuôi gió. Mua muối đầu năm còn có ý nghĩa cầu mong sự đậm đà trong gia đình, tình cảm gắn bó keo sơn giữa các thành viên trong gia đình.

Người dân Việt Nam thường mua muối vào sáng mùng 1 Tết và vào ngày này người bán sẽ đong một bát đầy có ngọn chứ không gạt ngang.

5. Mua lửa ngày mùng Một

Bên cạnh tục lệ mua muối, tục mua lửa đầu năm (bật lửa hay diêm) cũng được nhiều người tin dùng bởi người xưa cho rằng, mua lửa là mang may mắn, mang lộc đầu năm về nhà.

Vì thế, nếu đầu năm ai mua được lửa thì người đó hy vọng vào một năm mới nhiều điềm lành, nhiều may mắn và nhiều tài lộc. Khi đi mua lửa bạn có thể mua riêng hoặc mua các gói muối kèm theo một bao diêm hoặc bật lửa.

Sau đây là những vật không nên mua đầu năm mới để tránh vận xui đeo bám thì cuộc sống gia đình mới bình an, sung túc được.

1. Quần áo

Nghe thì có vẻ lạ nhưng quần áo đúng là một trong những thứ không nên mua đầu năm, đặc biệt là hai màu trắng đen. Bởi lẽ, hai màu này thường tượng trưng cho sự tang tóc, chia ly, u ám nên thường có trong danh sách kiêng kỵ.

Nếu mua kiểu trang phục này thì báo hiệu cả năm đen đủi, làm gì cũng không thành công, tiền của không có.

2. Vật sắc nhọn

Những vật dụng sắc nhọn như dao kéo hay vật nặng như thớt, chày cối đều không được “hoan nghênh” vào đầu năm mới.
Bởi theo quan niệm dân gian, khi mua những đồ này về nhà sẽ rước theo những điềm không may khác, hoặc sẽ đem đến những tà khí nguy hiểm, nặng nề. Từ đó, không chỉ người mua mà cả gia đình của họ sẽ xui xẻo cả năm, tình cảm xung khắc.

Ngoài ra, những vật có thể cắt, chặt… mang ý nghĩa sát khí, có thể cắt đứt lương duyên, tài vận, tuổi thọ của gia chủ. Tốt hơn hết, hãy cứ dùng đồ cũ, tuyệt đối không nên mua mới và tốt nhất nên đợi qua tháng Giêng hẵng sắm sửa mới.

3. Không mua mèo

Cũng từ quan niệm dân gian, “mèo đến nhà thì khó, chó đến nhà thì sang”, nên người ta cho rằng mua mèo đầu năm là rất độc, nó sẽ làm xáo trộn cuộc sống của một gia đình, khiến cho luồng sinh khí bị rối loạn, dễ rước tai họa nguy hiểm.

Hơn nữa, tiếng kêu của mèo vào ban đêm sẽ dễ kích thích, đánh thức giấc ngủ của ma quỷ khiến chúng tìm đến gia chủ mà quấy nhiễu, làm phiền, gây ảnh hưởng tới sức khỏe, đặc biệt là tinh thần của các thành viên trong gia đình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0989349119