Những Điều Cần Biết Về Lễ Xin Dâu

Lễ xin dâu tưởng chừng là một nghi thức đơn giản xong thủ tục này khiến không ít người hoang mang về những điều mà nhiều người còn khá “mù mờ”.

LỄ XIN DÂU LÀ GÌ?

Lễ xin dâu là một nghi thức quan trọng không thể thiếu (Ảnh minh họa)

Lễ xin dâu là hình thức thể hiện sự trân trọng của nhà chú rể với cô dâu mới. Chính lẽ đó, bên nhà trai sẽ cùng đoàn gồm mẹ, ba cô, bà dì mang lễ sang bên nhà gái để thông báo giờ để rước dâu.

LÝ DO VÌ SAO PHẢI LÀM LỄ XIN DÂU?

Chính do quan niệm từ rất lâu về trước việc “cha mẹ đặt đâu, con ngồi đó” đôi khi đến lúc xin dâu cô dâu chú rể mới có cơ hội gặp mặt nhau. Do đó khá nhiều cặp đôi chuẩn bị cưới nhau….”bỏ của chạy lấy người”.Vì vậy lễ xin dâu chính là lời hứa đảm bảo cho một hôn lễ sắp tới diễn ra thuận lợi.

Trong thời đại ngày nay, khi tiến tới hôn nhân là do hai bên đều tự nguyện, việc cha mẹ hai bên có những thỏa thuận từ trước, tuy nhiên với người Việt nói chung vốn trọng lễ tiết nên vẫn tiến hành làm lễ thông cáo. Không chỉ đó, thông báo hỷ sự trước chính là để phòng xảy ra điều không may, hay trục trặc nào xảy ra. Lễ xin dâu cũng được coi là hình thức “tiền trảm” để đảm bảo hôn lễ được tiến ra thuận lợi.

​CÓ NÊN BỎ QUA LỄ XIN DÂU?

Câu trả lời cho câu hỏi này là CÓ THỂ nhưng không nên như vậy.

Nếu hai bên gia đình có không có nhiều thời gian để tiến hành nhiều lễ, vậy có thể gộp lễ xin dâu vào chung với lễ đón dâu trong ngày làm đám cưới. Và quan trọng hơn hết, nghi lễ này phải được có sự thỏa thuận của hai nhà từ trước, tránh mất lòng hai bên, tránh xảy ra tình trạng cập rập, mất vui.

Vậy khi gộp lại với lễ đón dâu phải lưu ý đến điều gì?

Khi đoàn đón dâu đến trước nhà cô gái, tạm dừng trước ngõ để chỉnh đoán lại tư trang trong đoàn, rành mạch chuyện ai sẽ người đi đầu, ai đi sau. Ngay lúc đó, bên nhà trai sẽ có đại diện là người lớn tuổi hoặc có uy tín trong dòng họ sẽ đi cùng với người bưng lễ xin dâu đi vào nhà trước.

Khi gộp lễ xin dâu và đón dâu vào làm một nên thủ tục khấn vái trước ban thờ gia tiên sẽ nhanh hơn bình thường để nhà trai tiến vào làm lễ đón dâu.

Chính vì vậy lễ xin dâu sẽ có phần nhanh chóng và hơi gấp gáp, thông thường với trường hợp như vậy nhà cô dâu sẽ xin gia tiên miễn lễ để mời đại diện gia đình ra ngoài đón đoàn nhà trai vào luôn.

 

​LỄ VẬT TRONG LỄ XIN DÂU

Lễ vật trong khi xin dâu được đặt trong các tráp lễ có màu đỏ (Ảnh minh họa)

Lễ vật trong lễ xin dâu khi nhà trai sang nhà gái được đựng trong các tráp lễ có màu đỏ, bên trong có chút quà lễ để nhà cô dâu bày lên ban thờ tổ tiên trước khi khấn vái.

Bên nhà trai chuẩn bị lễ có thể là cơi trầu, be rượu ngon, khá đơn giản như thời xưa. Nếu chuẩn bị cầu kỳ và chu toàn hơn nữ cũng có thể để thêm bánh trái để tỏ rõ lòng trân trọng và thiện ý của nhà trai với cô dâu mới.

 

​SỰ CHUẨN BỊ CỦA NHÀ GÁI TRONG LỄ XIN DÂU

Bàn thờ gia tiên cần được nhà gái dọn dẹp sạch sẽ trước khi diễn ra lễ xin dâu (Ảnh minh họa)

Trước khi chú rể cùng đoàn nhà trai sang đón dâu, nhà gái phải được dọn dẹp, bài trí lại ban thờ gia tiên nếu không có điều kiện và làm đơn giản nhất, trên ban thờ cũng phải có một bình hoa tươi.

Nhà cửa gọn gàng, tươm tất, trà nước chuẩn bị đầy đủ và sẵn sàng và không quên chút bánh kẹo, trái cây trên bàn để bày tỏ lòng tôn trọng với nhà thông gia.

​CÁC THỨ TỰ XIN DÂU

Như đã nói thủ tục này khá đơn giản không có nhiều tiểu tiết như các nghi lễ khác. Khi mẹ chú rể cùng đoàn đón dâu sang nhà gái mang theo tráp lễ là cơi trầu, be rượu để xin dâu. Sau khi nhận lễ, nhà gái đặt lễ ban thờ, thắp hương thông cáo với các bậc tổ tiên và hỷ sự trong nhà. Xong xuôi nhà trai sẽ xin phép cáo lui để chuẩn bị cho lễ đón dâu.

​NHỮNG NGƯỜI THAM DỰ TRONG LỄ XIN DÂU

Khi tiến hành làm lễ xin dâu ngoài đại diện bên nhà trai thì bên nhà cô dâu cũng nên có một người ngang bằng như vậy: một người lớn tuổi hoặc có uy tín nhất định trong họ đứng lên để tiếp đón đoàn xin dâu.

Anh em trai của cô dâu cũng có thể đứng lên đại diện phía nhà gái để thắp hương ban thờ gia tiên; đối với anh em trai thực hiện thắp hương thì bên nhà trai phải tặng lại một món tiền gọi là tiền nhang khói. Đây cũng có thể hiểu là một tập tục và quan niệm thiêng liêng mà cho đến ngày nay vẫn được duy trì!

Đối với những người còn lại bên nhà cô dâu nếu không có nhiệm vụ cần tham gia nên vào nhà bên trong để đợi, tránh gây ồn ào chật chội và làm kém đi phần trang nghiêm của buổi lễ.

​LỜI PHÁT BIỂU TRONG LỄ XIN DÂU

Không kém phần quan trọng trong lễ xin dâu, lời phát biểu không chỉ là khấn báo tin hỷ sự này tới tổ tiên của đôi trẻ mà còn chính là thể hiện sự trọn vẹn đầy đủ và là tín hiệu tốt của đám cưới suôn sẻ trong tương lai gần sắp tới.

Anh chị có thể tham khảo bài phát biểu mẫu dưới đây:

“Kính thưa cụ ông, cụ bà, bà con, anh em nội ngoại của gia đình hai bên!

Đầu tiên là đại diện cho họ bên nhà chú rể, tôi có lời kính chúc sức khoẻ tới các cụ ông cụ bà của gia đinh hai bên, anh em họ hàng gần xa của hai cháu.

Tôi xin tự giới thiệu tôi là (họ tên người phát biểu) và là (vai vế với chú rể) của cháu (họ tên chú rể). Được sự chấp thuận và đồng ý của gia đình cả hai bên, hôm nay, gia đình họ nhà trai chúng xin có cơi trầu kính dâng gia tiên bên đằng nhà gái.

Tôi trân trọng xin phép được cử hành lễ rước dâu và chính thức được đón cháu (họ tên cô dâu) về làm dâu trong nhà, làm con cháu của dòng họ (họ nhà trai) chúng tôi.

Và đồng thời gia đình tôi mong muốn xin phép gia đình ông (họ tên cha cô dâu) và bà (họ tên mẹ cô dâu) cho cháu (họ tên cô dâu) được làm con làm cháu trong gia đình ông bà (họ tên cha mẹ chú rể).

Xin kính mong ông bà hãy nhận cơi trầu xin dâu của họ nhà trai chúng tôi. Kính thưa các cụ ông cụ bà, bà con cô bác, anh em nội ngoại, bạn bè của hai cháu.

Giờ tốt đã đến, tôi là đại diện xin cho đoàn đại biểu họ nhà trai trân trọng cảm ơn trước sự đón tiếp của họ nhà gái. Tôi mong muốn rằng trong tương lai, tình cảm giữa hai gia đình dành cho nhau sẽ ngày càng mật thiết và gắn bó hơn.

Sau đây xin phép các cụ ông, cụ bà, anh em nội ngoại và các bạn của hai cháu họ nhà trai, cho chúng tôi được đưa cháu (họ tên cô dâu) về gia đình ông bà (họ tên cha mẹ chú rể) để tiến hành tổ chức lễ thành hôn cho hai cháu

Kính mời các cụ ông cụ bà cùng bà con họ hàng của hai cháu về dự buổi lễ và chung vui với họ nhà trai chúng tôi

Tôi xin trân trọng cảm ơn!”

 

​NHỮNG LƯU Ý TRONG NGÀY LỄ XIN DÂU

Một trong những lưu ý mà không ít gia đình đều bỏ qua hoặc không thể tìm được cách khắc phục chính là nơi đỗ xe khi nhà trai sang xin dâu.

Nhà gái nên tìm hiểu và thông báo trước địa điểm gửi và đỗ xe ở gần hay xa tới nhà trai để buổi lễ xin dâu được thực hiện không bị cản trở.

Tất cả những tưởng đó đều chỉ là tiểu tiết không cần tính đến những khi thực hiện được điều đó không chỉ đánh giá về sự chu đáo và tinh tế của nhà gái và cả cái nhìn đầy thiện cảm của nhà trai.

​LỜI KẾT

Không có gia đình nào muốn khi con cái trong nhà mình được gả đi mà gặp những bất trắc, trục trặc hay không thuận lợi về bất kỳ giai đoạn nào khi tiến tới đám cưới cả.

Trên đây là những lưu ý về thủ tục làm lễ xin dâu đầy đủ nhất.  Phong Thủy Lộc Tài hy vọng bài viết có thể giúp ích được cho mọi người.

Nếu anh chị cần thêm những thông tin về dịch vụ xem ngày cưới hỏi hay bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng để lại Họ tên và Số điện thoại để được chúng tôi hỗ trợ nhanh nhất!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0989349119