Lễ Cúng Thần Tài Gồm Những Gì? Có Hướng Dẫn Chi Tiết

Lễ cúng thần tài thì cúng gì ? Đồ cúng thần tài như thế nào để làm hài lòng ông thần tài đây? Cách cúng thần tài như thế nào để không sai phong thủy ……

Theo dân gian thần tài rất được tôn sùng và kính trọng, các gia chủ làm kinh doanh buôn bán vào mỗi buổi sáng thường thắp hương cúng ban thần tài để cầu nguyện xin thần tài cho cửa hàng làm ăn phát đạt, mua may bán đắt, khách hàng tấp nập ở cửa hàng.

Có câu nói thế này  “có thờ có thiêng có kiêng có lành” được truyền từ đời này sang đời khác và tới nay vẫn được nhắc tới, muốn cầu bình an và may mắn, cầu tài lộc đến với gia đình, đến với cửa hàng thì gia chủ cần thờ cúng và thắp hương hàng ngày cho bàn thờ thần tài để việc cầu nguyện được linh ứng. Thể hiện lòng thành như thế nào đây để thần tài phù hộ tài lộc cho việc kinh doanh? Đồ cúng thần tài như thế nào? Lễ cúng ông địa thần tài gồm những gì? Bạn đang phân vân, lo lắng liệu lâu nay bạn chuẩn bị lễ cúng thần tài gồm những gì? Hãy tiếp tục đọc bài viết bên dưới để việc thờ cúng thần tài của bạn được chuẩn chỉnh nhất.

1. Ý nghĩa của mâm lễ cúng thần tài

Theo dân gian thì Thần Tài là vị thần đem lại tài mang lộc cho gia chủ, gia chủ thường mong muốn thần tài phù hộ cho việc kinh doanh được ăn nên làm ra, công việc được thuận buồm xuôi gió. Thường thì các gia chủ cúng thần tài quanh năm. Ngày vía thần tài hàng năm được chọn nhằm vào mùng 10 Tết hàng năm, luôn được các gia chủ chú ý và coi trọng ngày này.

Cúng “Tam Sên” thần tài có ý nghĩa như thế nào ?

Việc cúng thần tài được diễn ra quanh năm và hằng tháng thường có 2 ngày cúng chính đó là mùng 1 và 15 hàng tháng hay còn gọi là ngày rằm. Vào ngày mùng 10 tháng giêng âm lịch hàng năm được chọn là ngày thần tài, các gai chủ làm mâm lễ cúng thần tài. Chọn đồ cúng thần tài như thế nào cho đúng? Chọn như thế nào cho đô cúng thần tài được đầy đủ ?

Vào ngày thần tài tức ngày mùng 10 tháng giêng hàng năm, đồ cúng thần tài gồm hoa quả, hoa tươi, hương (nhang), đèn cầy (nến), hoặc gia chủ có thể cúng mặn với cỗ tam sên gồm 1 quả trứng luộc, 1 miếng thịt luộc để nguyên cả miếng, 1 con tôm. Bởi theo quan niệm dân gian thì Thần Tài Thổ Địa có thể cúng được cả đồ chay lẫn đồ mặn mà không hề ảnh hưởng gì.

Theo người Sài Gòn thì cúng “tam sên” là một nghi thức không thể thiếu, ý nghĩa đồ cúng thần tài trong cúng “tam sên” là miếng thịt heo biểu tượng cho Thổ, con tôm biểu tượng cho Thủy, trứng biểu tượng cho Thiên (đại diện loài có có cánh bay trên trời, và đặc trưng cho tính phồn thực).

Quan niệm đặt vàng lên bàn thờ mang ý nghĩa tài lộc giúp tiền tài được mở rộng, kinh doanh thuận lơi. Ngoài ra để kích thêm tài lộc cho bàn thờ thần tài, thì gia chủ nên đặt thêm long quy trấn trạch chiêu tài và cóc thiềm thừ hay còn gọi là cóc ba chân chiêu tài cho bàn thờ thần tài. Điều quan trọng là các tượng thờ cúng trên bàn thờ thần tài đều phải được nạp cốt nếu không thì linh khí sẽ không được hội tụ, việc này nếu không được làm ngay thì các tượng chỉ có giá trị trang trí mà không hề có ý nghĩa gì đối với việc phù hộ trong việc kinh doanh.

 

2. Chuẩn bị lễ cúng cho ông thần tài đúng phong thủy để rước lộc vào nhà

Gia chủ cần lưu ý trước khi cúng thần tài thì hãy quét dọn bàn thờ thần tài sạch sẽ tránh để bụi bẩn, thể hiện lòng kính trọng của gia chủ đối với thần tài thổ địa.

Mâm lễ vật cúng thần tài cần đặt lên bàn thờ thần tài gồm:

  • 1 bình hoa
  • Dĩa trái cây ngũ quả (có thể sử dụng 5 loại quả sau: xoài, dứa, mãng cầu, sung).
  • Rượu, nước
  • Đèn cầy (nến).
  • Thuốc lá.
  • Gạo tẻ, muối hạt sạch.
  • Nhang trầm hương
  • Giấy tiền vàng bạc
  • Cá lóc nướng trui.(theo phong tục người miền nam)
  • 3 củ tỏi.
  • 1 ít tiền lẻ.

Đồ cúng thần tài cho một bộ tam sên gồm:

  • 1 miếng thịt ba chỉ luộc.
  • 1 quả trứng luộc.
  • 1 con tôm (hay cua)

3. Đồ cúng thần tài tại Sài Gòn thì có khác ở nơi khác không ?

Những lưu ý khi sửa soạn và tiến hành làm lễ cúng thần Tài?

  • Gia chủ cần thay nước lọc trước khi bắt đầu thắp nhang (hương)
  • Thay cả nước bên trong lọ hoa luôn, bỏ nước mới vào, đặt nải chuối lên bàn thờ
  • Không cho vật nuôi ở gần khu vực đó để nó không phá phách làm ảnh hưởng đến thần linh là không tốt cho gia đình
  • Nếu có điều kiện thì tốt nhất hàng ngày lau chùi bàn thờ thần tài và nếu quá bận thì vào cuối tháng phải lau chùi bàn thờ, thay nước trên bàn thờ, tắm rửa thần tài vào ngày cuối tháng hoặc 14 âm lịch hàng tháng tắm rượu pha với nước. Khi tắm xong phải lau sạch sẽ thần tài thật cẩn trọng khi cầm, dùng khăn lau khô thần tài. Các khăn đó không được sử dụng cho bất cứ việc nào khác.
  • Gạo tẻ, muối hạt sạch thì cất giữ lại dùng cho có lộc, tuyệt đối không được rải ra ngoài đường.
  • Rượu và nước khi cúng xong thì đứng ra ngoài cửa tưới vào nhà để đem lộc vào nhà. Hoa quả, bánh trái, thịt để trong nhà để dùng và không đi đem cho người ngoài vì nếu cho thì sẽ mất lộc.>>>

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0989349119