Trấn trạch là gì, việc này có quan trọng không? Hướng dẫn cách sắm lễ cùng và bài văn khấn trấn trạch nhà mới đầy đủ, chính xác nhất.
Trấn trạch nhà mới là một trong những nghi thức quan trọng khi xây nhà, làm nhà. Vậy trấn trạch là gì, được thực hiện khi nào? Lễ trấn trạch nhà mới cần chuẩn bị những gì? Dưới đây, Phong Thủy Lộc Tài sẽ giúp bạn hiểu rõ về nghi lễ trấn trạch và cách làm lễ trấn trạch nhà mới đầy đủ nhất.
I. Lễ trấn trạch là gì?
Trấn trạch là một từ Hán Việt, hiểu theo nghĩa đen có nghĩa là canh giữ nhà cửa. Mục đích của nghi thức trấn trạch chính là giúp ngôi nhà ổn định, tránh những tác động xấu từ bên ngoài hay các tà khí. Tạo vượng khí cho căn nhà để gia chủ làm ăn phát đạt, khỏe mạnh và bình an.
Tác dụng của việc trấn trạch nhà mới:
- Tăng Quan Lộc
- Hóa giải thị phi
- Tăng sức khỏe
- Con cái thành đạt
- Quý nhân phù trợ
- Gia trung hòa hợp
II. Cần trấn trạch nhà khi nào?
Ở Việt Nam, các gia đình sẽ tiến hành nghi thức trấn trạch cho gia đình mình khi gặp một trong những trường hợp sau đây:
1. Long mạch tổn thương
Theo quan niệm từ xưa, mỗi vùng đất đều có long mạch phía dưới, long mạch vượng thì ngôi nhà trên đất đó sẽ vượng theo. Long mạch bị tổn thương, bị đứt sẽ ảnh hưởng rất xấu đến gia đình, nhất là trong việc làm ăn, gây lục đục trong nhà. Vậy nên khi phát hiện ra long mạch đất bị tổn thương, gia chủ sẽ tiến hành trấn trạch và làm lễ hàn long mạch.
2. Trấn trạch nhà mới
Hiện nay, để đề phòng những năng lượng xấu xâm nhập, khi làm lễ nhập trạch nhà mới, các gia chủ sẽ thực hiện luôn nghi thức trấn trạch. Mục đích chính là làm vượng khí cho ngôi nhà mới của mình, tạo bình an, cầu sức khỏe cho cả gia đình để an cư lạc nghiệp.
3. Đất nền nhà có nhiều hàn khí
Đất nền có hàn khí, mức năng lượng thấp hoặc không có cũng là một trường hợp cần phải trấn trạch. Bởi hàn khí và năng lượng thấp sẽ gây bất lợi cho sức khỏe của những người trong gia đình như: Đau ốm liên miên, luôn trong tình trạng mệt mỏi…
4. Xung quanh nhà có nhiều âm khí
Nếu nhà ở gần khu nghĩa địa, hay gần bãi chiến trường xưa, hố chôn tập thể,…. thường phải làm lễ trấn trạch. Như vậy sẽ tránh được những sự xâm nhập của những vong hồn vất vưởng, âm khí từ ngoài vào đất nhà, gây ra sự xáo trộn, thậm chí là phá đường làm ăn của gia chủ.
III. Những cách trấn trạch nhà mới
1. Dùng linh vật, vật phẩm phong thủy
Vừa được sử dụng làm vật trang trí vừa làm linh vật đem lại may mắn, trừ tà cho ngôi nhà. Một số linh vật phong thủy phổ biến có tác dụng trấn trạch nhà gồm:
- Rồng: Một linh vật đứng đầu của tứ linh, một loài thần thú mạnh mẽ nhiều vảy, sừng to. Một linh vật vừa có thể bay trên trời cao lại có thể bơi được dưới nước với bộ móng vuốt. Đây là linh vật chứa sức mạnh và có tinh thần bảo vệ bình an cho con người.
- Hồ lô gỗ đào: Bên trong hồ lô chứa tiên đan và tượng trưng việc bảo vệ con người, trừ tà… Linh vật giúp điều hòa được khí tức trong ngôi nhà mang lại cát khí trong lành. Bên cạnh đó, giúp làm thông suốt cho thành viên trong gia đình.
- Rùa đầu rồng: Một loài linh vật xua đuổi điều xấu, giảm bớt những điều không được cho là thuận lợi. Bên cạnh đó, loài linh thú này còn giúp mang lại sức khỏe và là biểu tượng cho sự trường thọ.
- Sư tử đá, chó đá: Linh vật này luôn đi theo đôi theo cặp và tượng trưng cho sự bảo hộ, trừ tà…
- Tám loại vật phú quý cát tường: Pháp luân, pháp la, bạch cái, liên hoa, bảo tản, bảo bình, song ngư, như ý kết.
Các linh vật đều tượng trưng cho sự bảo vệ gia đình gia chủ. Mang lại luồng khí tốt lành cho tất cả các thành viên trong gia đình. Việc sở hữu một linh vật này phụ thuộc vào sở thích cũng như hợp căn mệnh của gia chủ. Bạn có thể tham khảo ý kiến thầy phong thủy trước khi mua linh vật trấn trạch.
2. Dùng bùa trấn trạch
Hình thức này sử dụng lá bùa trấn trạch có phần hơi phức tạp hơn so với dùng linh vật. Xét về bản chất thì bùa là vật pháp sư trì chú. Khi sử dụng bùa không đúng phương thức có thể làm hại lại gia chủ.
Do đó, khi sử dụng phương thức này gia chủ nên cẩn trọng và cân nhắc kỹ. Tốt nhất gia chủ nên mời một thầy phong thủy có kinh nghiệm để đạt được hiệu quả tốt nhất.
3. Phương pháp dân gian
Trong dân gian có một số người sử dụng cháo loãng, trà vằng… Để trấn trạch nhà. Phương pháp này được phổ biến vào thời xa xưa. Tuy nhiên, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế từng gia đình để sử dụng phương pháp trấn trạch.
IV. Cách làm lễ trấn trạch nhà mới
1. Các bước làm lễ trấn trạch nhà mới
Bước 1: Chọn ngày giờ tháng tốt.
Lựa chọn năm tháng ngày giờ tốt để thực hiện nghi lễ động thổ, trấn trạch
Bước 2: Xin phép được làm lễ
Trước ngày động thổ trấn trạch nhà mới (từ 1-3 ngày), đến Đình hoặc Đền hoặc Miếu hoặc Phủ tại khu vực sinh sống để xin phép Thần Linh về việc động thổ trấn trạch.
Lưu ý: người động thổ trấn trạch là người Nam, cần phải bế khí, giữ thân thanh tịnh trong 3 ngày trước ngày động thổ. Trạch chủ là người đứng ra làm chủ lễ (kể cả mượn tuổi).
Bước 3: Tiến hành các nghi lễ
Vào ngày ngày giờ tốt đã chọn, gia chủ bài biện bố trí tất cả lễ vật lên một cái mâm nhỏ trên một cái bàn đặt trong công trình (trong nhà).
Đốt hai cây đèn cầy lên và thắp 05 cây nhang. Gia chủ quần áo chỉnh tề, thắp đèn nhang vái bốn phương, tám hướng rồi quay vào mâm lễ mà khấn. Khấn xong gia chủ đào đất đặt pháp khí phong thủy đặt từ Trung Cung theo thứ tự trong hình.
Chờ hết hương hóa vàng mã vào giữa nhà (Hoặc đem ra ngoài sân – trong đất) Theo thứ tự: Rượu, Trà, Nước, Gạo, Muối rắc xung quanh đất. Sau đó có thể cho thợ làm bình thường.
Lưu ý: Không được đổ rượu hay nước vào vàng mã
2. Mâm cúng lễ trấn trạch
Chuẩn bị các vật phẩm quan trọng cho lễ cúng trấn trạch nhà mới. Mâm lễ cần chuẩn bị cho lễ cúng: (Tùy theo gia chủ)
- 1 chén gạo, 1 chén muối 1 chén nước, 1 chén rượu trắng, 1 chén đựng trà khô.
- Bánh bao 5 chiếc.
- Một đĩa ngũ quả.
- Một bình hoa (nên chọn hoa cúc vàng hoặc hoa ngũ sắc).
- Một đĩa bánh kẹo, trầu cau, thuốc.
- Một bó nhang.
- Hai cây đèn cầy.
- 1000 vàng hoa đỏ, 1000 vàng ngũ phương, 5 Đinh tiền lễ,
3. Bài văn khấn trấn trạch nhà mới
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Con lạy chín phương trời, con lạy mười phương phật, chư phật mười phương, mười phương chư phật
Con kính lạy Ngài đương niên Thái Tuế chí đức tôn thần Con kính lạy Ngài Thành hoàng bản thổ chư vị đại vương
Con kính lạy nhị thập tứ khí thần quan, 24 long mạch thần quan, 24 địa mạch quan cùng nhị thập bát tinh tú thần quan.
Con kính lạy Thanh long Bạch hổ, thổ Trạch, thổ Khảm, thổ Bá, thổ Hầu, thổ Tử, thổ Tôn thần quan
Con kính lại ngài thành hoàng bản xứ sở tại.
Con kính lạy gia Tiên tiền tổ nội ngoại họ …….. cùng phần âm khuất mày khuất mặt hiện tiền nơi đây.
Hôm nay, ngày…… tháng ….. năm….. (Âm lịch). Tại địa chỉ : ……………………………… Tín chủ con là ………………sinh năm …………………….
Toàn gia đình chúng con nhất tâm, xin phép được làm lễ động thổ trấn trạch cho thửa đất này. Kính cẩn sắm biện “hương hoa đăng trà quả thực” lòng thành tấu lên các chư vị Tiên gia, tôn thần cùng gia tiên họ…….
Chúng con cầu xin các bậc Tiên gia, chư vị tôn thần cùng gia tiên họ ……. phù hộ độ trì cho công việc động thổ trấn trạch nhà tại địa chỉ đất này được bình an, thịnh vượng. Căn nhà
được xây dựng trên đất này được bình an, công việc hanh thông, tài lộc vượng tiến. Cho chủ
Thợ hòa hợp công việc bình an, trạch đất vượng khí, ngày tháng hưởng phần lợi lạc, Âm phù Dương trợ, tâm cầu sở đắc…..
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì. Toàn thể gia đình chúng con thành kính cảm tạ!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Trên đây, Phong Thủy Tam Nguyên đã chia sẻ đến bạn những kiến thức về trấn trạch nhà mới. Hy vọng những thông tin này giúp ích cho bạn vào một ngày không xa.