Ban Thờ Thần Tài – Cách Thức Bài Trí Ban Thờ Thần Tài Thổ Địa

1. Vị trí đặt ban thờ Thần Tài – Thổ Địa

Tùy vào bố cục, không gian trong nhà mà các gia đình sẽ quyết định vị trí đặt bân thờ Thần Tài – Thổ Địa nhà mình. Quan trọng nhất các vị trí đặt ban thờ Thần Tài – Thổ Địa sẽ cần tuân theo 1 số quy chuẩn sau đây:

Ban Thờ Thần Tài – Thổ Địa sẽ cần có vị trí tựa lưng vững chắc: Trong phong thủy các thầy thường có câu: “Nhất Vị Nhị Hướng”, quan trọng nhất khi đặt ban thờ Thần Thần Tài – Thổ Địa sẽ là vị trí đặt để. Vị trí đặt ban thờ Thần Tài – Thổ Địa sẽ cần có vị trí tựa lưng vững chắc vào tường để có thể tụ tài tụ lộc, tránh đặt ban thờ tại các vị trí trênh vênh không có điểm tựa sẽ dẫn đến ban thờ không tụ được tài lộc.

Xung quang ban thờ cần giữ sạch sẽ, không được để bẩn thỉu

Vị Trí đặt ban thờ Thần Tài Thường đặt tại phương vị Tài Lộc, Quý Nhân của gia chủ là tốt nhất, nếu 2 vị trí đó không thể đặt được ta sẽ tìm vị trí đặt ban sao cho ban thờ Thần Tài song song với cửu chính hoắc hướng ra ngoài cửa chính tùy thuộc vào bố trí công năm gia đình nhà mình.

2. Cách thức bày trí Ban Thờ Thần Tài

Ban thờ Thần Tài sẽ được bày trí theo lối trong cao ngoài thấp nên các gia chủ cần chú ý để thự hiện.

Trong cùng của ban thờ sẽ gương bài vị của ban thờ Thần Tài

Tiếp theo sẽ là tượng của các ông Thần Tài – Thổ Địa. Tùy vào kích thước ban thờ Thần Tài nhà mình gia chủ sẽ tiến hành chọn lựa các kích thước sao cho phù hợp nhất. Đối với các ban thờ Thần Tài nhỏ có kích thước bề ngang là 41cm hoặc 48cm gia chủ nên sử dụng các tượng nhỏ có chiều cao là 20cm và gia chủ sẽ chỉ lên thờ 2 ông để ban Thần Tài nhìn hợp lý. Đối với ban thờ thần tài có kích thước là 55cm, 61cm hoặc lớn hơn thì gia chủ nên lựa chọn thờ thêm 1 tượng ở giữa, tượng này ở ngoài Miền Bắc thường được gọi là tượng Thần Phát ( Trong Nam sẽ thường được gọi là ông Thần Tiên), Đây cũng là 1 trong 5 tượng Thần Tài mà dân gian thường thờ. Trong công đoạn này gia chủ cần chú ý, các tượng khi đặt vào bên trong nếu thấp quá, gia chủ nên sử dụng một đôn kê nhỏ kê cao các tượng lên cho phù hợp với chiều cao ban thờ nhà mình.

Vị trí đặt các ông sẽ theo lối “ Tả Thanh Long, Hữu Bạch Hổ”. Thổ Địa là vị thần cai quản khu vực đất nhà nên sẽ đặt bên Hữu( Theo hướng người ngồi cúng nhìn vào ban thờ thần tài sẽ là bên tay trái), bên này là bên tĩnh, thể hiện sự uy nghi, uy nghiêm.Tượng Thần Tài sẽ đặt bên Tả là bên động để có thể chiêu thêm tài lộc về cho gia đình.

Kế tiếp sẽ là vị trí đặt để của bát hương, khi đặt để bát hương gia chủ cần chú ý đạt bát hương sao cho phần Mặt Nguyệt của bát hương ở chính giữa và quay ra ngoài. Hai bên trái phải của bát hương sẽ là vị trí đặt các hũ nhỏ. Tùy phong tục tập quán từng nơi mà mình sẽ đặt các vật phẩm khác nhau, theo phong tục Miền Nam sẽ đặt để các hũ gạo – muối, theo phong tục ngoài Bắc các gia chủ thường sẽ sử dụng 2 hũ nhỏ để đựng nước – rượu.

Vị trí đặt để lọ hoa và ống cắm hương không nhất thiết phải đặt trên ban thờ, nếu ban thờ nhỏ gia chủ có thể đặt 2 vật phẩm này bên dưới ban thờ thần tài. Gia chủ cần chú ý, Việc sắp đặt cũng sẽ cần đặt để theo lối “ Tả Thanh Long, Hữu Bạch Hổ”. Với lối đặt để này, các vật phẩm phụ trợ như nước ngọt, vàng mã mình cũng có thể tiến hành đặt để theo lối này. Những đồ vật sặc sỡ màu sắc, động như lọ hoa, nước ngọt,… mình sẽ đặt bên trái của ban thờ (Theo hướng người ngồi cúng nhìn vào ban thờ thần tài sẽ là bên tay phải). Các vật phẩm tĩnh, có tính trang nghiêm như ống cắm hương, đồ lễ thờ,…. gia chủ sẽ đặt bên phải của ban thờ (Theo hướng người ngồi cúng nhìn vào ban thờ thần tài sẽ là bên tay trái).

Đĩa Bồng dâng lễ cho ban thờ sẽ cần tuân thủ theo nguyên tắc: đặt để sao cho đĩa bồng khi đặt cả lễ( thường là bánh kẹo, hoa quả) sẽ không được cau vượt, che khuất mất Mặt Nguyệt của bát hương.

Bộ khay chén khi thờ cúng sẽ là bộ 3 chén hoặc 5 chén, tùy vào phong tục của từng khu vực mà gia chủ sẽ dâng các lễ khác nhau. Có 2 loại chủ yếu là sẽ dâng toàn bộ là chén nước hoặc sẽ là các chén khác nhau. Đối với khay 3 chén khi 2 hũ gia chủ đựng gạo muối sẽ sử dụng rượu – chè khô – nước để thờ. Đối với trường hợp 2 hũ đựng nước và rượu, gia chủ sẽ sử dụng chè khô – gạo – muối để sử dụng đặt vào các chén thờ.

Linh vật: Trên bàn thờ nhà có kinh doanh buôn bán có thể sử dụng thêm các linh vật để tăng thêm tài lộc hoặc trấn sát. Thường sẽ dùng:

Một là LONG QUY : mình rùa đầu rồng, sẽ có tác dụng kỵ tài hóa sát, trấn giữ tài lộc. Linh vật này thường đặt bên Tả là bên trái ban thờ thần tài( Theo hướng người ngồi cúng nhìn vào ban thờ thần tài sẽ là bên tay phải) để đón vượng khí, cát khí, hóa giải sát khí .

Hai là CÓC THIỀM THỪ: Cóc ngậm tiền tương truyền là cóc tinh do Lưu Hải tiên ông thuần hóa, chuyên giúp đỡ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, gia đình có tâm tính lương thiện, tượng trưng cho may mắn, đây là đệ nhị pháp bảo chiêu tài. Cóc Thiềm Thừ đặt bên phải ban thờ( Theo hướng người ngồi cúng nhìn vào ban thờ thần tài sẽ là bên tay trái), hướng vào phía trong để sử dụng linh lực của mình nhả tài lộc về cho gia chủ.

3. Những chú ý quan trọng khi thờ ban thờ Thần Tài – Thổ Địa

Ban thờ Thần Tài – Thổ Địa sẽ cần được nạp cốt đẩy đủ. 2 tượng thần sẽ có các lỗ nhỏ bên dưới, gia chủ sẽ sử dụng bộ cốt thất bảo để nạp vào cho các ông qua vị trí lỗ nhỏ đó, sau đó sẽ bế khí lại để dẫn khí và tụ khí cho các tượng thần nhà mình.

Trong bát hương sẽ cần đầy đủ cốt thất bảo để dẫn khí và tụ khí đầy đủ để việc thờ cúng linh thiêng và trang nghiêm nhất.

Các linh vật long quy – cóc thiềm thừ sẽ cần được nạp cốt – khai quang – trì chú đầy đủ trước khi an vị lên ban thờ thần tài.

Việc thờ cúng sẽ cần sạch sẽ, gia chủ nên bao sái sạch sẽ ban thờ thường xuyên.

Phong thủy may mắn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0989349119