Phong tục bốc mộ
Bốc mộ là phong tục từ lâu đời với quan niệm là làm cho thân thể người đã khuất được sạch. Bốc mộ – cải táng có lẽ do không nỡ để cho thân xác người thân thuộc bị ngâm lâu trong nước bẩn, bị những tấm ván mục nát của quan tài đè lên. Gia quyến đào áo quan đã chôn lên, rửa sạch xương cốt người đã khuất, đặt vào hộp sắt nhỏ hoặc tiểu sành và chôn lại ở khu đất khác. Đây là phong tục có từ lâu đời cho đến nay, hiện tại phong tục này không còn được nhiều người thực hiện vì ô nhiễm môi trường, vất vả cho người còn sống, ảnh hưởng đến sức khỏe của những người bốc mộ và làm kinh động nơi an nghỉ của người đã khuất.
Tại sao phải bốc mộ?
Xin trích một đoạn trong “Việt Nam Phong tục” của Phan Kế Bính: “… Cải táng có nhiều cớ.
Một là vì nhà nghèo, khi cha mẹ mất, không tiền lo liệu, mua tạm một cỗ ván xấu, đợi xong ba năm thì cải táng, kẻo sợ ván hư nát thì hại đến di hài.
Hai là vì chỗ đất mối kiến, nước lụt thì cải táng.
Ba là vì, các nhà địa lý phong thủy xưa cho biết, thấy chỗ mả vô cớ mà sụt đất hoặc cây cối ở trên mả tự nhiên khô héo, hoặc trong nhà có kẻ dâm loạn điên cuồng, hoặc trong nhà đau ốm liên miên, hoặc trong nhà có kẻ nghịch ngợm, sinh ra kiện tụng lôi thôi, thì cho là tại đất mà cải táng.
Bốn là, những người muốn cầu công danh phú quý, nhờ thầy địa lý tìm chỗ cát địa mà cải táng. Lại có người thấy nhà khác phát đạt, đem mả nhà mình táng gần vào chỗ mả nhà kia, để cầu được hưởng dư huệ…”.
Phong tục cải táng khởi nguồn từ thời Bắc thuộc khi quan lại và thương lái Trung Quốc chết tại Nam mà gia đình có nhu cầu đưa xương cốt về chính quốc. Về sau thành lệ và thành phong tục, cũng do yếu tố địa lý Đồng bằng Bắc Bộ phần nhiều là đất pha cát phù sa, khi chôn người chết xuống phần nhiều là tiêu hết thịt (thậm chí có chỗ đất còn hao cả xương nếu không cải táng thì chỉ còn đất) mà cát phù sa thì bẩn nên phải tắm rửa thay áo.
Trong khi đó gỗ áo quan chôn trên đất tại Đồng bằng Bắc Bộ nhanh hỏng và hay sập ván thiên bởi mùa lũ thì đầy nước, mà mùa cạn thì khô, mối lại hay tụ lại trên chỗ đất cao (mồ mả hay cao hơn ruộng) nên hay xông vào áo quan.
Nói chung, cải táng, sang cát, bốc mộ là một phong tục lâu đời, là thể hiện cái tâm của người sống với người thân đã khuất, an tâm với niềm tin… họ không bỏ người thân trong đất ẩm, mà tặng họ một ngôi nhà mới đẹp đẽ, chắc chắn hơn.
Bằng cách bốc mộ giải phóng linh hồn người thân khỏi mộ, người chết có thể biến đổi thành tổ tiên linh thiêng, linh hồn có thể phù hộ cho gia đình được an lành.
Theo nhiều quan điểm những người đã khuất đều phải đi đầu thai sang một kiếp sống mới, mang một thân thể mới, để lại cái thân thể cũ mục nát cỏ cây cũng chẳng ảnh hưởng gì đến họ, như thay một chiếc áo cũ, vậy thì người sống còn sửa sang lại cái áo cũ đó làm gì nữa, mà rốt cuộc thì cũng là rửa xương khô chẳng thể trở lại nguyên vẹn đẹp như ban đầu. Nếu thực sự muốn tốt cho người đã khuất thì con cháu nên làm nhiều điều lành sau đó hồi hướng đến người đã mất, như vậy người mất sẽ có thêm phước lành để kiếp sau được vui sướng, nếu người mất đang chịu tội khổ do những nghiệp ác đã tạo lúc còn sống thì cũng sẽ nhanh thoát khổ mà được an
Khi nào thì bốc mộ?
Theo phong tục, người mất sau 3 năm thì cải táng được, cũng là lúc con cháu mãn tang, tức là hoàn toàn hết để tang. Vì thế, việc cải táng thường được tiến hành sau 3 năm chôn hung táng.
Tuy nhiên, hiện nay thực tế môi trường địa lý và khí hậu có nhiều thay đổi, các hóa chất được sử dụng nhiều trong đất để phục vụ sản xuất nông nghiệp. Hiện tượng sau 3 năm xác người đã qua đời chưa phân hủy diễn ra khá phổ biến, nên nhiều gia đình lựa chọn giải pháp là để thời gian cải táng lâu hơn, từ 4 đến 5, có thể đến 7 năm để tránh hiện tượng trên.
Năm để tiến hành cải táng phải lựa chọn theo tuổi của người đã qua đời. Ngoài ra còn phải căn cứ theo tuổi của trưởng nam trong nhà.
Thời gian tốt nhất trong năm để tiến hành cải táng là từ cuối Thu đến trước ngày Đông Chí của năm. Theo phong tục, thường nhờ thầy phong thủy xem tuổi của người đã qua đời và tuổi trưởng nam để tìm ngày tốt.
Sau khi chọn được ngày bốc mộ, cũng có thể chọn xem giờ bốc mộ, nhưng phải làm vào ban đêm hoặc sáng sớm, khi không có ánh sáng mặt trời, tránh cho xương cốt gặp ánh sáng mặt trời sẽ bị đen, bị hỏng.
Tuy nhiên thì là phong tục nên còn nhiều vùng miền vẫn giữ, trong ngày bốc mộ thì các anh chị em tề tựu về đông đủ sau nhiều ngày xa cách, hơn nữa còn thể hiện tinh thần hiếu đạo uống nước nhớ nguồn, đó là những ưu điểm của phong tục bốc một. Nhiều người thắc mắc những điều kiêng kỵ khi bốc mộ cải táng
Khi nào thì không nên bốc mộ ?
“Trong khi cải táng, tục lại có ba điều là tường thụy (tức là mả phát tốt đẹp) mà không cải táng. Một là, khi đào đất thấy có con rắn vàng thì cho là Long xà khí vật.
Hai là, khi mở quan tài ra thấy có dây tơ hồng quấn quýt thì cho là đất kết.
Ba là, hơi đất chỗ đó ấm áp, trong huyệt khô ráo không có nước hay là nước đóng giọt lại như sữa đều là tốt. Khi nào gặp như thế thì phải lập tức lấp lại ngay.” (Trích “Việt Nam phong tục” – Phan Kế Bính).
Theo quan niệm dân gian, mộ kết là mộ đã thụ được Linh khí của Long mạch, tụ khí lại trong mộ và làm cho con cháu trong dòng họ đó làm ăn thuận lợi, gia đình, dòng họ thuận hòa và mạnh khỏe. Nhưng nếu bốc phải mộ kết thì ngược lại.
Có nhiều cách để kiểm tra mộ kết như bằng các phương pháp Cảm xạ, ngoại cảm, cảm nhận trường khí… Cũng có thể quan sát bằng mắt thường sẽ thấy ngôi mộ đó càng ngày càng nở ra do được tích tụ Linh khí của Long mạch, giống như những cái gò thường nổi lên do hiện tượng dư khí của Long mạch trên cánh đồng.
Trên các ngôi mộ kết thường cỏ mọc rất nhanh và xanh tốt. Người xưa dùng cách cắm những cành cây khô vào những cuộc đất nghi có mộ kết, nếu những cành khô đó nẩy mầm xanh tốt thì gần như chắc chắn rằng nơi đó có huyệt kết.
Một quan sát khác nữa là nhìn những viên đá, bia mộ tại huyệt, nếu mộ kết tức là làm cho những viên đá, bia mộ đó bóng loáng lên như được lau chùi bằng dầu bóng.
Khi gặp trường hợp mộ kết thì tốt nhất là để nguyên không được dịch chuyển, tránh những ảnh hưởng không tốt theo quan niệm dân gian.
Nếu bắt buộc phải di dời vì lý do nào đó phải có những phương thức của Huyền môn và Phong thủy rất phức tạp mới có thể di dời.
Khi mộ kết, thông thường kết từ chân lên tới đầu, cũng có vài ngôi mộ do kết cấu của Long mạch và của mộ sẽ kết theo chiều ngược lại. Có các dạng kết như kết mạng nhện, kết tơ hồng, kết bang, kết chu sa… Có các màu từ xám đến trắng, hồng, đỏ như chu sa là loại mạnh nhất.
Một loại khác người ta thường hay nhầm với mộ kết là mộ bị phạm trùng. Có nhiều loại trùng nhưng biểu hiện rõ nhất tại mộ là xác chôn qua nhiều năm không tan. Có những khu vực có hàng loại mộ chôn tới hàng chục năm xác cũng còn gần như nguyên vẹn.
Các công việc tiến hành như sau:
- Chọn ngày giờ thực hiện công việc
Theo lịch Âm, tháng đủ có 30 ngày, tháng thiếu có 29 ngày. Ta cần phải căn cứ vào 24 tiết khí và nên để ý là đầu tiết khí bao giờ cũng đi liền 2 trực giống nhau, một trực là ngày cuối tháng, một trực là ngày đầu tháng.
12 trực Kiến – Trừ – Mãn – Bình – Định – Chấp – Phá – Nguy – Thành – Thâu – Khai -Bế, mỗi ngày là một trực.
Tuổi và ngày nên chọn theo Tam hợp, Lục hợp, Chi đức hợp, Tứ kiểm hợp.Tránh các ngày Lục xung, Lục hình, Lục hại.
Về Ngũ hành nên chọn ngày tương sinh hay bình hòa, tránh chọn ngày tương khắc.
- Chọn vị trí địa lý để đặt
Khi đã chọn lựa được thời điểm tiến hành thì người trong gia đình sẽ phải chọn lựa một huyệt đất mới để chuyển hài cốt sang. Tất nhiên không phải đất nào cũng an táng lập phần mộ vĩnh cửu được.
Ngày xưa, điều kiện đất đai còn rộng lớn thì việc này tương đối dễ dàng. Ngày nay, đất chật người đông, diện tích đất dành cho người chết cũng rất hạn chế. Thường ở địa phương sẽ tiến hành bố trí cho gia đình một huyệt đất mới ở cùng nghĩa trang nơi hung táng.
Đối với gia đình phải bắt buộc chôn khi địa phương an bài hoặc có sự chọn lựa trong khu vực đó thì làm như sau:
– Đất chọn huyệt mộ là nơi đất mới chưa từng bị chôn lấp, đào xới là tốt nhất. Khí đất của huyệt tươi tốt, đất rắn chắc tươi tắn. Nếu là vùng đồng bằng thì đất tươi mịn, có mùi thơm, đào lên phía dưới độ 6-7cm đất đặc quánh, có màu vàng nhạt hoặc màu nâu đậm hoặc nên cùng mầu với đất khu vực bản địa. Nếu là miền sơn cước thì đất mịn màng, tuy khô nhưng có màu vàng nhạt “nhưng không được quá khô”.
– Kỵ nhất là huyệt đào là nơi đất tơi xốp khô quá, “không tốt cho xương” hoặc đào lên ở đáy huyệt nếu có mạch nước ngầm chảy xiết dưới huyệt “lâu dài rất dễ trôi mất tiểu mất mộ” trừ khi dòng nước đó được xác định là ” tụ huyệt long thủy lộ” nếu đào có nước ít thì tốt nhưng không được chảy xiết và màu sắc của nước trong, mùi thơm, tránh nước có mùi tanh nồng mùi hôi hoặc mùi khó ngửi.
Những huyệt ở đồng bằng thì nên có ít nước ở dưới huyệt, hoặc kị chôn đè lên huyệt cũ của người khác “nếu phải chôn thì chỉ chôn bên cạnh”.
– Ở các vùng nghĩa trang nơi quy tập nhiều mộ, thường bị tình trạng quá tải về diện tích, các mộ chen lấn nhau. Tránh huyệt bị các mộ xung quanh lấn chiếm trước mộ đè lên mộ, hoặc các góc mộ khác chọc vào ngay trước phần mộ, hoặc đâm xuyên vào 2 bên cạnh mộ. Nếu chọn được huyệt phía trước rộng thoáng, lại nhìn ra ao hồ hay sông suối là đẹp nhất. Trường hợp đất đai quá hiếm không chọn được huyệt có phía trước thoáng rộng thì tối thiểu cũng phải có một khoảng đất trống nằm ngay phía trước huyệt mộ.
– Quan sát cẩn thận hệ thống đường đi xung quanh huyệt. Nếu huyệt có đường đi đâm thẳng vào giữa hoặc đâm xuyên sang hai bên thì chủ về phá bại không thể dùng. Đường đi sát ngay phía sau huyệt cũng tối kỵ. Tốt nhất chọn huyệt nơi yên tĩnh xa cách với đường đi lối lại quanh khu vực mộ.
– Ở vùng núi non thì cần thẩm định huyệt theo những tiêu chí của địa lý. Huyệt tìm được những nơi được bao bọc có long hổ hai bên ôm lấy huyệt, phía sau có cao sơn che chắn, phía trước có minh đường thuỷ tụ thì tốt. Sau khi chọn được đất tiến hành xây cất trước khi xây cất ta cũng làm lễ và chọn ngày giờ cẩn thận.
Cùng là gia đình nhưng nhiều khi chúng ta không thể nào thường xuyên gặp nhau được, chỉ có một dịp nào đó thì mới sắp xếp được thời gian tụ họp mà thôi. Phong tục tập quán của nước ta thì cũng khá là nhiều, trong đó có một tập quán xuất hiện ở một số vùng miền nào đó, cụ thể là phong tục Bốc Mộ.
Vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà người ta tiến hành điều này, có thể là do môi trường nơi đó bị ô nhiễm chẳng hạn, vừa phiền đến người đã khuất mà còn cả người con sống nữa.
Bốc mộ được xuất phát từ tín người, con cháu muốn tổ tiên luôn được sạch cả khi đã qua đời, không để cho thân thể nằm thối mục dưới đất, bị những thứ khác đè lên trên. Họ sẽ được đưa lên, rửa sạch sẽ để xương cốt vào trong một cái hộp nhỏ khác rồi chôn cất ở một vị trí khác đẹp hơn.
Thông thường việc bốc mộ thích hợp hợp nhất là vào buổi tối, theo các nhà tâm linh thì người chết thuộc về coi âm nên bóng đêm là phù hợp, còn theo các nhà khoa học thì xác người có thể chứa vi khuẩn, nên thực hiện vào lúc trưa nắng có thể khiến cho vi khuẩn bám vào người, ảnh hưởng tới sức khỏe.
Việc bốc mộ này chỉ được thực hiện sau ba năm khi đã qua đời, nhưng đôi khi thời gian này chưa đủ để phân hủy, có những trường hợp tới cả mười năm mà vẫn còn thịt.
Đôi khi có những trường hợp bốc nhầm mộ của người khác, một là do trời tối, hai là do thời tiết, ba là mộ lại giống như nhau. Nên để việc này không xảy ra thì người trong gia đình nên làm sạch phần mộ từ buổi sáng giống như việc bạn đánh dấu vậy đó.
Việc tiếp xúc thường xuyên với xác phân hủy như thế này sẽ rất dễ bị mắc chứng bệnh về hô hấp và da, vì bên trong còn chứa phần nước thải – rác thải – mùi nồng.
Trong quá trình bốc mộ có thể sử dụng thạch anh vụn tự nhiên rải trên đất để xua đi những nguồn năng không tốt, bảo vệ cho người sử dụng. Đá thạch anh vụn phải là đá tự nhiên mới có thể có được nguồn năng lượng tốt, giúp đỡ hỗ trợ cho gia chủ. Với Thạch Anh Vụn Trắng chúng có nhiều thể tồn tại, nhưng người ta thường biết đến với màu trắng đục là nhiều nhất. Vì Thạch Anh Vụn Trắng mang màu Trắng thuần khiết nên chúng có thể dễ dàng hấp thụ được nguồn năng lượng sạch rất cần thiết và quan trọng khi chúng ta làm công việc Bốc mộ
Phong thủy May Mắn tự hào là một trong những địa chỉ uy tín cung cấp đá thạch anh tự nhiên hàng đầu. đá luôn luôn được bao sái tẩy uế trước khi sử dụng
Theo như một số chuyên gia thì cho rằng người chết sẽ không thể gây hại cho người sống, vì họ không thể tác động đến được. Nhưng cũng có một vài người lại không đồng tình với ý kiến này, vì có một số vật dụng hiện nay liên lạc với nhau qua tần số, con người cũng chẳng thấy, nhưng chúng vẫn tồn tại, cũng như sự tồn tại của linh hồn vậy.
Hiện nay việc bốc mộ hình như không còn được thực hiện nhiều như trước kia nữa, dần trở nên lạc hậu so với cuộc sống hiện đại, thế nhưng ở một số nơi nào đó phong tục bốc mộ này vẫn là một chuyện vô cùng hệ trọng cho cả dòng tộc. Bạn có thể coi đây là cách thể hiện cho người đã khuất biết tình cảm của mình, ngoài ra còn tác động đến cả con cháu sau này nữa, đó là sự tác động tới vận mệnh. Nhưng trên thực tế sự ảnh hưởng của người đã khuất tới thế hệ sau nó không rõ ràng, nên vẫn chưa có được câu trả lời chính xác được.
Phong thủy May mắn: Tài lộc- Bình an
• Tư vấn kiến trúc phong thủy
• Dịch vụ xem ngày cưới hỏi, động thổ, nhập trạch, khai trương
• Cung cấp giải pháp phong thủy Đình, đền, miếu, phủ
• Khai quang- Trì chú- Xem ngày giờ
• Miễn phí vận chuyển
Hotline: 0989.34.9119- 0968.72.9119 để được tư vấn hỗ trợ