Ngoài việc hàng năm tảo mộ tiết thanh minh, tạ mộ dịp cuối năm, có một lễ nghi không thể thiếu, đó là lễ Phả độ gia tiên giải oan cắt kết. Vậy lễ phả độ gia tiên giải oan cắt kết là gì, làm lễ thế nào?
Dưới đây, Phong Thủy Lộc Tài sẽ chia sẻ đến bạn cách làm lễ phả độ gia tiên giải oan cắt kết. Hãy cùng theo dõi nhé!
I. Lễ phả độ gia tiên giải oan cắt kết là gì?
Lễ phả độ gia tiên giải oan cắt kết có nghĩa là làm cho đoạn dứt những điều oan ức của những người đã chết, và cắt giải oan gia trái chủ do người chết (vì khi còn sống hoặc trong tiền kiếp họ gây oán với oan gia trái chủ)
Như vậy, giải oan cắt kết là việc lập đàn trai giải oan, cầu siêu tịnh độ, giải trừ oan khổ cho tất cả các vong linh nhiều đời được siêu thoát, để con cháu nơi trần thế được an lạc, thái bình
Tương truyền, khoa cúng đàn thập cúng trong đó có khoa giải oan cắt kết là do Tổ Huyền Quang, Lưỡng Quốc Trạng Nguyên soạn từ thời Trần, để thông qua việc cúng lễ, nơi tập trung đông Phật tử, dân làng và con cháu hiếu chủ mà tuyên truyền, quảng bá tư tưởng lục độ Ba La Mật của Phật giáo Đại thừa, giúp cho họ bỏ ác tu thiện.
II. Làm lễ giải oan cắt kết khi nào?
Những người chết tức, chết tối, chết oan, chết không đi đầu thai được, như những người tự tử, những người lính chết trận, những người chết bị tai nạn giao thông, chết bị cướp đâm, giặc giết, phải giải oan cho họ
Những người kiếp trước, hoặc kiếp này phạm tội, khi chết xuống bị đày vào ngục, phải làm Lễ phả độ gia tiên giải oan cắt kết (cắt giải những oan gia trái chủ không theo hành thân nhân của họ nữa).
Như trên đã nói, các cụ được siêu thoát thì mới độ cho con cháu được phúc phần, bản thân con cháu cũng giải quyết được về mặt tâm lý khi gia tiên nhà mình được thoát ngục. Mặt khác các oan gia trái chủ nếu không cắt giải đi sẽ hành gia chủ về mọi mặt sức khỏe, làm ăn, hạnh phúc… Luật trời vốn rất công bằng, anh gây tội thì oan gia trái chủ có quyền đòi nợ anh, anh chết bị đày vào ngục, oan gia trái chủ được phép hành con cháu anh, đó là quy luật nhân quả không ai được phép can thiệp, Thổ công cũng không được ngăn cản họ hành gia chủ.
III. Thủ tục làm lễ phả độ gia tiên giải oan cắt kết
Mỗi thầy có một cách làm lễ phả độ gia tiên giải oan cắt kết khác nhau, cách làm tốt nhất là: Nhờ uy lực của Phật mà tụng kinh hồi hướng cho vong linh nhà mình và các oan gia trái chủ, hồi hướng cho vong siêu thoát, đây là cách làm thuận thiên ý, không mang tính áp đặt như một số thầy pháp thường làm là nhốt vong.
Như vậy muốn cho đàn cúng giải oan cắt kết thành công, điều cơ bản là thân chủ phải thành tâm thay cho các vong linh ở trước Tam Bảo với lòng thương và chứng minh của Phật để mà giải kết. Điều quan trọng thứ hai là các vị pháp sự phải thực hành theo đúng như khoa giáo và cũng phải nhất tâm. Bởi vì lòng tin là mẹ đẻ ra mọi công đức thiện.
Bản thân người Thầy cúng trong khoa cúng nêu lên nguyên nhân vì sao mà vong linh bị kết buộc dẫn đến đau khổ trầm luân không thoát ra được. Nguyên nhân đưa đến cảnh khổ của chúng sinh bị luân hồi từ xưa tới nay và phương pháp giải trừ những mối oan kết bằng cách lấy pháp lục độ của Bồ Tát để cắt bỏ “tham, sân, si” để đạt đến giải thoát và giác ngộ.
1. Cúng tổ
– 01 đĩa xôi, 1 cơi trầu cau, 1 đĩa đậu phụ, 1 đĩa muối vừng.
2. Tiếp linh
– Lập đàn lễ gọi vong linh về, gọi là lễ Tiếp linh. Đây là một nghi lễ mở đầu của buổi lễ. Lúc này sư thầy sẽ đọc sớ thỉnh mời chư vị sứ giả là: Thiên phủ Tứ thiên sứ giả, Phi thiên Tập tiệp sứ giả, Địa phủ Diễn ma sứ giả, Thủ phủ Không hành sứ giả và Thổ địa Linh quan sứ giả. Nội dung của sớ tiếp linh là những lời thỉnh cầu sứ giả đi tìm vong về quy y cửa Phật.
– Chuẩn bị 01 lễ mặn (gà hoặc chân giò), 1 đĩa xôi, 1 cơi trầu cau, 1 nậm rượu, 1 gói chè, 1 bao thuốc, 1 bát cơm lồng, 1 quả trứng luộc “không có đũa bông”
– Sau khi đọc sớ tiếp linh xong, tiến hành tán canh Ai và tụng kinh. Kinh tụng trong lễ tiếp linh là kinh Di đà. Tụng một câu trong kinh Di đà có thể tiêu tan mọi tội lỗi: “Nhất cú Di đà tiêu vạn tội”.
3. Phát tấu:
– Trước khi thỉnh nhờ chư vị sứ giả đi thỉnh mời chư Phật mười phương về dự đàn lễ , người ta làm lễ Phát tấu để tiến lễ mã ngựa cho 5 vị sứ giả.
– Sắm mã:
+ 5 cỗ mã ngựa ngũ sắc, hài, hia, cờ, kiếm, roi, quần áo.
+ 5 cây vàng nén tiểu
– 01 xôi, 1 xỏ lợn, 1 chai rượu, 1 cơi trầu (5 quả, 5 lá trầu), 1 mâm gạo, 25 nghìn tiền trần, 5 cái gương, 5 cái lược, 5 cái quạt, 5 cái kéo, 5 quyển sổ, 5 bút đỏ, 5 bút đen, 5 bao thuốc, 5 khăn mặt, 5 cái ô, 5 đôi dép, 5 bánh xà phòng, 5 gói chè, 5 bật lửa, 5 hộp kem đánh răng, 5 bàn chải đánh răng, 1 chuyên thang thuốc gồm: 1 miếng bạch đàn, 5 lá hoắc hương, 1 gam quan quế, 1 gam xuyên khung, 1 chén mật ong, 1 gói đỗ xanh đãi vỏ 100g, 5 nụ đinh hương, 5 lát gừng tươi, 5 cái thau, 5 bát cơm bằng.
– Cách làm thang: cho tất cả các vị thuốc vào sắc lấy nước rau bỏ đỗ xanh vào đun nhừ mới cho 1 thìa đường và 1 chén mật ong ngoáy đều, đun sôi chắt lấy nước rót vào chuyên có 5 chén cho vào đĩa dâng lên cúng cộng với 5 lát gừng, 1 đĩa muối.
4. Cúng phật:
– Các sư tăng đọc sớ thỉnh cầu chư vị sư giả đi mời đức Phật về dự và làm chứng cho đàn lễ , rồi tiến hành tụng kinh. Tụng ba bộ kinh là kinh Pháp hoa, kinh Báo ân và kinh Thủy sám. Đây là phép pháp nhà Phật để hóa giải cho các chân linh vong hồn được gọi về, đồng thời giúp cho các vong linh được sáng trí, sáng lòng thông qua nội dung trong kinh của đức Phật.
– Chuẩn bị 01 mâm gạo, tiền trần 25.000đ, 2 mâm xôi chè, 1 chuyên trà gồm 5g cam thảo, 20 quả táo tàu, 1 miếng bạch đàn, 1 gói chè, 1 ga quan quế, 1g trầm hương.
– Cách làm trà: Cho tất cả các vị thuốc sắc lấy nước rút vào chuyên có 5 chén cho vào đĩa dâng lên cúng phật.
5. Cúng triệu linh hóa mã:
– Đại diện trong gia đình, người thân sẽ mời các vong linh thân nhân của họ về để Cầu siêu. Trong nghi lễ này, thầy cúng sẽ đọc bản Phó ý (gần giống sớ) với nội dung bao hàm những lời mà người chủ lễ (có thể là cha, là con, hay những người thân khác của gia đình) nói lên những khát vọng, những điều khẩn cầu với đức Phật độ trì cho các vong linh của họ; đồng thời cũng là những lời mời gọi vong về đàn lễ để “nương nhờ cửa Phật” mong được siêu thoát, tịnh độ. Và, sau khi đọc Phó ý xong là người ta tán canh Ai; tiếp đến, người chủ lễ sẽ sửa soạn một mâm lễ mặn để cúng trúc thực – lễ cúng mời các vong về ăn.
– Chuẩn bị 01 lễ mặn, 1 đĩa xôi, 1 cơi trầu cau, 1 nậm rượu, 5 miếng trầu cau têm, 36 nghìn tiền trần, 1 bát nước do, 1 bát nước lã, 1 bát không và sắp 1 bộ quần áo mã để hóa.
6. Cúng khai phương phá ngục (ngũ phương)
– Đây là lể giải thoát cho các chân linh, vong hồn. Trước trước khi thực hiện nghi lễ này, các sư tăng thực hiện nghi lễ Thỉnh xá, phóng xá. Thỉnh xá – Phóng xá là nghi lễ để yêu cầu quản ngục xoá tên các chân linh vong hồn đã qua đàn Cầu siêu ra khỏi danh sách tại địa ngục.
– Sắm mã:
+ 5 bộ ngựa mã ngũ sắc, hài, hia, cờ, kiếm, roi, quần áo
+ 5 nhà ngục ngũ sắc
+ 5 lá phan bằng giấy
– 5 lễ mặn, 5 cơi trầu cau, 5 đĩa xôi, 5 nậm rượu, 5 đĩa quả, 5 đĩa hoa, 5 cốc gạo làm bát hương, 5 cành tre có ngọn dài 3m, 5 cái bát mỗi bát têm 3 miếng trầu cau và 36 nghìn tiền trần, 3 lễ mặn.
Sư cụ tiến hành lễ 5 lần theo ngũ phương
Tụng huyết hồ kinh
7. Cúng tam phủ đối khám
Gồm 2 loại tam phủ thường và tam phủ cắt đoạn và kim niên kim nguyệt kim nhật kim thời thỉnh pháp sự khai đao cắt đoạn.
8. Mông sơn thí thực
Là nghi lễ tâm linh tiêu biểu trong Lễ hội mùa xuân hằng năm. Theo quan niệm Phật giáo, trong cõi âm có vô số vong linh lang thang không nơi nương tựa. Việc lập đàn mông sơn thí thực hiện tâm linh Phật pháp và tinh thần từ, bi, hỉ, xả cứu vớt chúng sinh, cầu cho quốc thái dân an, thiên hạ thái bình.
Trên đây, Phong Thủy Lộc Tài đã chia sẻ đến bạn những kiến thức về cách làm lễ phả độ gia tiên giải oan cắt kết. Nếu cần hỗ trợ về các vấn đề phong thủy, hãy liên hệ ngày với chúng tôi theo:
Công ty TNHH Kiến Trúc Phong Thủy Lộc Tài
Hotline: 0989.34.9119
Địa chỉ Hà Nội: 232 Phạm Văn Đồng, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội