Trụ giờ là can chi âm lịch biểu thị giờ sinh của người đó. Cách tính trụ giờ cũng lấy theo 60 Giáp Tý. Nó khác với cách tra tháng theo năm: thiên can Giáp Kỉ, Ất Canh, Bình Tân,.. là lấy can ngày chứ không phải lấy theo can năm để định.
CÁCH SẮP XẾP TRỤ GIỜ TRONG TỨ TRỤ
Trụ giờ là can chi âm lịch biểu thị giờ sinh của người đó. Cách tính trụ giờ cũng lấy theo 60 Giáp Tý. Nó khác với cách tra tháng theo năm ở chỗ: thiên can Giáp Kỉ, Ất Canh, Bình Tân, Nhâm Đinh, Mậu Quý là lấy can ngày chứ không phải lấy theo can năm để định. Địa chi thì lấy giờ Tý làm khởi đầu chứ không phải là Dần. Cụ thể hơn xin xem bảng lấy giờ theo ngày.
Trong mục trên đã nói việc tính giờ của mỗi ngày là lấy giờ Tí tức 23 giờ làm ranh giới. Mỗi giờ trong âm lịch gồm hai tiếng đồng hồ, nên một ngày chỉ có 12 giờ. Đại thể như sau:
Giờ Tí: 23 giờ – trước 1 giờ
Giờ Sửu: 1 giờ – trước 3 giờ
Giờ Dần: 3 giờ – trước 5 giờ
Giờ Mão: 5 giờ – trước 7 giờ
Giờ Thìn: 7 giờ – trước 9 giờ
Giờ Tị: 9 giờ – trước 11 giờ
Giờ Ngọ: 11 giờ – trước 13 giờ
Giờ Mùi: 13 giờ – trước 15 giờ
Giờ Thân: 15 giờ – trước 17 giờ
Giờ Dậu: 17 giờ – trước 19 giờ
Giờ Tuất: 19 giờ – trước 21 giờ
Giờ Hợi: 21 giờ – trước 23 giờ
Phương pháp tra bảng lấy giờ theo ngày, kết hợp với giờ đồng hồ sẽ tìm ra can chi của giờ. Theo kiến thức chia sẻ về cách sắp xếp trụ giờ trong tứ trụ. Cách tra là: mỗi lần gặp can ngày sinh là can Giáp, ngày Kỉ, nếu sinh từ 23 giờ đến 1 giờ thì đó là giờ Tí, can chi giờ là Giáp Tí. Ta có bài ca truyền miệng như sau:
Giáp, Kỉ còn thêm giáp,
Ất, Canh bính làm đầu.
Bính, Tân tính từ mậu,
Đinh, Nhâm tính từ canh.
Mậu, Quý từ nhâm tí.
Ví dụ muốn tính ngày Kỉ Sửu can chi giờ Mão là gì, ta căn cứ câu “Giáp, kỉ còn thêm giáp” thì có thể biết được ngày Kỉ, giờ Tí là Giáp Tí. Khi tính dùng ngón tay cái của bàn tay trái đặt lên ngôi Tí, đọc là Giáp Tí, thuận đếm đến Sửu là Ất Sửu, Dần là Bính Dần, Mão là Đinh Mão. Đinh Mão chính là can chi giờ của ngày Kỉ Sửu.
Ngày Giờ | Giáp, Kỉ | Ất, Canh | Bính, Tân | Đinh, Nhâm | Mậu, Quý |
Tí | Giáp Tí | Bính Tí | Mậu Tí | Canh Tí | Nhâm Tí |
Sửu | Ất Sửu | Đinh Sửu | Kỉ Sửu | Tân Sửu | Quý Sửu |
Dần | Bính Dần | Mậu Dần | Canh Dần | Nhâm Dần | Giáp Dần |
Mão | Đinh Mão | Kỉ Mão | Tân Mão | Quý Mão | Ất Mão |
Thìn | Mậu Thìn | Canh Thìn | Nhâm Thìn | Giáp Thìn | Bính Thìn |
Tị | Kỉ Tị | Tân Tị | Quý Tị | Ất Tị | Đinh Tị |
Ngọ | Canh Ngọ | Nhâm Ngọ | Giáp Ngọ | Bính Ngọ | Mậu Ngọ |
Mùi | Tân Mùi | Quý Mùi | Ất Mùi | Đinh Mùi | Kỉ Mùi |
Thân | Nhâm Thân | Giáp Thân | Bính Thân | Mậu Thân | Canh Thân |
Dậu | Quý Dậu | Ất Dậu | Đinh Dậu | Kỉ Dậu | Tân Dậu |
Tuất | Giáp Tuất | Bính Tuất | Mậu Tuất | Canh Tuất | Nhâm Tuất |
Hợi | Ất Hợi | Đinh Hợi | Kỉ Hợi | Tân Hợi | Quý Hợi |
>>> Xem thêm:
Trên đây là bài viết của Phong thủy Lộc Tài về cách sắp xếp trụ giờ trong tứ trụ. Nếu muốn biết thêm những kiến thức về tứ trụ – bát tự, vui lòng liên hệ đến:
Công ty TNHH Kiến Trúc Phong Thủy Lộc Tài
Hotline: 0989.34.9119
Địa chỉ Hà Nội: 232 Phạm Văn Đồng, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội