Trụ ngày tức ngày người đó sinh ra theo can chi âm lịch. Can chi ngày cũng có vòng tuần hoàn theo 60 ngày. Vì có tháng đủ, tháng thiếu và tháng nhuận, nên muốn tìm can chi ngày phải tra trong lịch vạn niên.
Cách sắp xếp trụ ngày trong tứ trụ như thế nào?
Trụ ngày tức ngày người đó sinh ra theo can chi âm lịch. Can chi ngày cũng có vòng tuần hoàn theo 60 ngày. Vì có tháng đủ, tháng thiếu và tháng nhuận, nên muốn tìm can chi ngày phải tra trong lịch vạn niên. Trong dân gian, người mù thường dùng bài ca truyền miệng đơn giản để tìm ra can ngày khi đoán mệnh.
Tháng trong tứ trụ ví như thân cây, thân mạnh khỏe to lớn thì cành lá tươi tốt. Trụ tháng tức là dùng can chi âm lịch để biểu thị tiết lệnh của tháng sinh.
Ví dụ người sinh ngày mồng 1 tháng 9 âm lịch năm 1973, tức ngày sinh đã quá tiết bạch lộ cho nằm trong tiết lệnh của tháng 8, từ lịch vạn niên có thể tra được tháng sinh là Tân Dậu. Cho dù âm lịch hoặc tháng nhuận là tháng nào thì âm chi của tháng cũng lấy tiết lệnh làm chuẩn. Trước giao tiết thì lấy tiết lệnh tháng trước, sau giao tiết thì lấy tiết lệnh tháng sau.
Nếu sinh vào đúng ngày giao tiết thì phải tra xem giao tiết lúc mấy giờ để lấy trụ tháng cho chính xác. Một năm có 12 tháng, năm năm vừa đúng 1 vòng hoa giáp. Địa chi của trụ tháng mỗi năm cố định không đổi, bắt đầu từ tháng Dần đến tháng Sửu kết thúc. Ranh giới giữa các tháng căn cứ vào tiết lệnh để xác định.
Tháng 1: Dần | Lập xuân đến Kinh trập |
Tháng 2: Mão | Kinh trập đến Thanh minh |
Tháng 3: Thìn | Thanh minh đến Lập hạ |
Tháng 4: Tị | Lập hạ đến Mang chủng |
Tháng 5: Ngọ | Mang chủng đến Tiểu thử |
Tháng 6: Mùi | Tiểu thử đến Lập thu |
Tháng 7: Thân | Lập thu đến Bạch lộ |
Tháng 8: Dậu | Bạch lộ đến Hàn lộ |
Tháng 9: Tuất | Hàn lộ đến Lập đông |
Tháng 10: Hợi | Lập đông đến Đại tuyết |
Tháng 11: Tí | Đại tuyết đến Tiểu Hàn |
Tháng 12: Sửu | Tiểu hàn đến Lập xuân |
Hàm nghĩa của tiết lệnh
- Tháng giêng: Lập xuân. “Lập” có nghĩa là bắt đầu, biểu thị vạn vật gặp mùa xuân là bắt đầu một chu kì mới. Khí trời trở lại ấm áp, vạn vật đổi mới, là tiêu chí để mọi hoạt động nông nghiệp. Lập xuân vào ngày 4 hoặc 5 tháng 2 dương lịch.
- Tháng 2: Kinh trập. Sấm mùa xuân bắt đầu kêu vang, thức tỉnh côn trùng và các động vật nhỏ qua giấc ngủ đông. Những loại côn trùng qua mùa đông sắp nở thành bướm. Tiết khí này biểu thị hơi xuân đậm đà hơn, khí hậu ấm dần. Kinh trập vào ngày 6 hoặc ngày 7 tháng 3 dương lịch.
- Tháng 3: Thanh minh. Tiết khí này biểu thị khí trời đã ấm áp, cỏ cây nảy mầm, trời đất xuất hiện cảnh tượng trong xanh, sáng sủa. Thanh minh là ngày 5 hoặc ngày 6 tháng 4 dương lịch.
- Tháng 4: Lập hạ. Tiết khí này biểu thị mùa hạ bắt đầu, khí trời sắp sửa nóng bức. Công việc nghề nông đã bận rộn. Lập hạ là ngày 6 hoặc ngày 7 tháng 5 dương lịch.
- Tháng 5: Mang chủng. “Mang” là chỉ lớp lông nhỏ đầu vỏ nhọn các hạt ngũ cốc. Ở phương Bắc là lúc thu hoạch lúa mì, cũng là mùa cày bừa bận rộn nhất. Mang chủng là ngày 6 hoặc ngày 7 tháng 6 dương lịch.
- Tháng 6: Tiểu thử. Tiết khí này biểu thị đã vào sâu mùa hạ, trời nóng bức cực độ. Tiểu thứ là ngày 7 hoặc ngày 8 tháng 7 dương lịch.
- Tháng 7: Lập thu. Tiết khí này biểu thị nóng bức mùa hạ sắp trôi qua, trời cao, khí trời tươi sáng, mùa thu bắt đầu. Lập thu là ngày 8 hoặc ngày 9 tháng 8 dương lịch.
- Tháng 8: Bạch lộ. Tiết khí này biểu thị trời đã mát hơn. Ban đêm hơi nước trong không khí thường đọng thành giọt sương như hạt ngọc màu trắng treo đầu lá cây, ngọn cỏ. Bạch lộ là ngày 8 hoặc 9 tháng 9 dương lịch.
- Tháng 9: Hàn lộ. Tiết khí này biểu thị mùa đông bắt đầu. Mức độ mát lạnh của khí trời bắt đầu tăng lên. Hàn lộ là ngày 8 hoặc ngày 9 tháng 10 dương lịch.
- Tháng 10: Lập đông. Tiết khí này biểu thị sự mát mẻ của mùa thu sắp hết, mùa đông lạnh lẽo đã bắt đầu. Lập đông là ngày 7 hoặc ngày 8 tháng 11 dương lịch.
- Tháng 11: Đại tuyết. Tiết khí này biểu thị trời rơi tuyết đã khá đậm. Đại tuyết là ngày 7 hoặc ngày 8 tháng 12 dương lịch.
- Tháng 12: Tiểu hàn. Tiết khí này biểu thị đã vào sâu mùa đông, trời lạnh buốt, có băng. Tiểu hàn là ngày 5 hoặc ngày 6 tháng giêng dương lịch.
Trong Tứ trụ, thiên can của mỗi tháng khác nhau, còn địa chi của mỗi tháng là cố định. Nhưng ta vẫn có thể tìm được thiên can theo quy luật. Tên thiên can của tháng đầu năm được quyết định bởi tên can của năm đó (xem bảng lấy tháng theo năm). Nguồn gốc lí lẽ của nó là vì khí chất âm dương liên quan với can chi của tháng.
>>> Xem thêm:
Khí chất âm dương của can chi
Trong vũ trụ vốn chỉ có âm. Vì có sự chuyển động cho nên phân thành âm dương. Có già trẻ nên có tứ tượng; có tứ tượng tức là khí của ngũ hành đã hàm chưa trong đó. Có âm dương nên sinh ra ngũ hành, trong ngũ hành lại có âm dương. Ví dụ lấy mộc mà nói, Giáp là dương mộc, Ất là âm mộc. Giáp là khí của Ất, Ất là chất của Giáp, là hành của trời, là mộc của âm dương.
Dần Mão cũng phân thành âm dương, Dần là dương mộc, Mão là âm mộc, là mộc phân thành âm dương trong đất. Giáp, Ất, Dần, Mão mỗi cái nắm quyền lực của một tháng. Giáp Ất ở trên trời, do đó động chứ không cố định. Tháng kiến Dần không nhất định là tương phối thành Giáp Dần, tháng kiến Mão cũng không nhất định là Ất Mão. Còn Dần Mão ở trên đất, do đó yên tĩnh không biến đổi. Giáp tuy đổi đời, còn tháng giêng nhất định là kiến Dần (tháng Dần). Ất tuy đổi đời, nhưng tháng 2 thì nhất định kiến Mão (tháng Mão). Lấy khí mà nói, Giáp vượng ở Ất ; lấy chất mà nói, Ất bền vững ở Giáp.
Có một số sách thường viết sai ở chỗ: lấy Giáp làm mộc của rừng xanh, rậm rạp và nên chặt phá đi; lấy Ất làm mầm non, không nên làm tổn thương đến nó. Như thế là hiểu không đúng về đạo lý âm dương.
Căn cứ vào cách lí luận trên của mộc, ta cũng có thể suy ra đạo lý về Kim, Hỏa, thủy, Thổ với tư cách là xung khí của Mộc, Hỏa, Kim, Thủy. Do đó nó vượng ở tháng cuối cùng của bốn mùa và cũng có khí chất âm dương. Còn Mộc, Hỏa, Kim, Thủy là sự ngưng kết của xung khí mà thành, cho nên đương nhiên đều có khí chất âm dương.
Cách tra bảng: mỗi lần gặp can năm là Giáp, Kỉ thì tiết lệnh tháng Giêng là Bình Dần, tháng 2 là Đinh Mão,… cứ thế tính tiếp. Ví dụ năm 1994 là năm Giáp Tuất, can năm là Giáp. Năm 1989 là năm Kỉ Tị, can năm là Kỉ. Tháng giêng hai năm đó đều lấy Bính Dần. Những năm khác cũng theo phương pháp tương tự. Ta có thể nhớ theo bài ca truyền miệng sau:
Giáp, kỉ lấy bính làm đầu,
Ất, canh lấy mậu để làm tháng giêng.
Bính, tân tìm đến canh dần,
Đinh, nhâm phải lấy nhâm dần trở đi.
Qua bài trên, kết hợp với bảng lấy tháng theo năm, ta có thể thấy rõ: gặp năm Giáp, năm Kỉ, hoặc năm Ất, năm Canh… thì cách lấy can tháng đầu năm giống nhau đều có quy luật là thiên can lục hợp.
Khi muốn tìm can chi của tháng thuộc năm nào đó theo hình bàn tay, nếu thuộc được bài ca trên thì sẽ rất dễ dàng. Ví dụ muốn biết can chi tháng 3 âm lịch của năm Tân Mùi tức năm 1991, vì 12 địa chi đã được cố định trên bàn tay nên chỉ cần tìm ra can tháng, sau đó hợp can và chi lại là xong.
Theo câu “Bính, Tân tìm đến Canh Dần” ta có thể biết được can năm là Tân, địa chi tháng Giêng là Dần ở trên đốt thứ nhất của ngón tay trỏ. Giơ bàn tay trái ra, đặt đầu ngón cái vào ngôi Dần, can chi tháng Giêng là Canh Dần nên đầu ngón cái trên ngôi Dần đọc là Canh, sau đó thuận đếm theo Mão tháng 2 đọc là Tân, tháng 3 ngôi Thìn đọc là Nhâm. Tháng 3 chính là tháng ta muốn biết, tức là tháng Nhâm Thìn.
Bảng tra theo tháng năm
Năm/Tháng | Giáp, Kỉ | Ất, Canh | Bính, Tân | Đinh, Nhâm | Mậu, Quý |
Tháng 1 | Bính Dần | Mậu Dần | Canh Dần | Nhâm Dần | Giáp Dần |
Tháng 2 | Đinh Mão | Kỉ Mão | Tân Mão | Quý Mão | Ất Mão |
Tháng 3 | Mậu Thìn | Canh Thìn | Nhâm Thìn | Giáp Thìn | Bính Thìn |
Tháng 4 | Kỉ Tị | Tân Tị | Quý Tị | Ất Tị | Đinh Tị |
Tháng 5 | Canh Ngọ | Nhâm Ngọ | Giáp Ngọ | Bính Ngọ | Mậu Ngọ |
Tháng 6 | Tân Mùi | Quý Mùi | Ất Mùi | Đinh Mùi | Kỉ Mùi |
Tháng 7 | Nhâm Thân | Giáp Thân | Bính Thân | Mậu Thân | Canh Thân |
Tháng 8 | Quý Dậu | Ất Dậu | Đinh Dậu | Kỉ Dậu | Tân Dậu |
Tháng 9 | Giáp Tuất | Bính Tuất | Mậu Tuất | Canh Tuất | Nhâm Tuất |
Tháng 10 | Ất Hợi | Đinh Hợi | Kỉ Hợi | Tân Hợi | Quý Hợi |
Tháng 11 | Bính Tí | Mậu Tí | Canh Tí | Nhâm Tí | Giáp Tí |
Tháng 12 | Đinh Sửu | Kỉ Sửu | Tân Sửu | Quý Sửu | Ất Sửu |
Đó là những chia sẻ về cách sắp xếp trụ ngày trong tứ trụ. Nếu cần biết thêm về thông tin tứ trụ – bát tự, bạn hãy thường xuyên theo dõi Phong thủy Lộc Tài nhé hoặc liên hệ đến:
Công ty TNHH Kiến Trúc Phong Thủy Lộc Tài
Hotline: 0989.34.9119
Địa chỉ Hà Nội: 232 Phạm Văn Đồng, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội