CẤU TRÚC ĐỀN PHỦ ĐIỆN THỜ THÁNH MẪU

Đạo thờ MẪU phức tạp đa dạng, phải tùy từng nơi mới có thể nói cụ thể hơn. Song khái quát lại thì thường cấu trúc thờ tự như sau:

Cấu trúc thờ tự đơn giản nhất bao gồm các cung thờ sau đây:

1. Hậu cung (cung cấm)

Hậu cung là nơi thâm nghiêm đặt ban thờ Mẫu, thuờng là TAM TÒA THÁNH MẪU.

Một tượng Mẫu ở vị trí cao nhất, chính giữa, thường có sắc phục mầu đỏ. Đó là tượng Bà Chúa Liễu Hạnh, hay còn gọi là Mẫu Đệ Nhất Thượng Thiên (Mẫu Nghi Thiên Hạ).

Một Tượng bên phải có sắc phục mầu xanh, đó là Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn (cai quản rừng xanh).

Tương ứng về phía trái là tượng Mẫu Đệ Tam Thoải Phủ mặc sắc phục trắng (cai quản sông nước).

Tam toà Thánh Mẫu

2. Mặt Tiền của Hậu cung

Đây là một ban thờ lớn (CÔNG ĐỒNG TỨ PHỦ) ban thờ này gồm 3 lớp tính từ phía hậu cung trở ra

– Lớp thứ nhất giữa là NGỌC HOÀNG THƯỢNG ĐẾ hai bên là Quan Nam Tào và Bắc Đẩu.

– Lớp thứ 2 là gồm 5 vị Quan lớn (Ngũ vị Tôn Quan)

+ Đệ nhất Thượng Thiên (áo đỏ)

+ Đệ nhị Giám Sát quyền cai thượng Ngàn (áo xanh)

+ Đệ Tam Thoải Phủ cai bản mệnh Thanh Đồng (áo trắng)

+ Đệ Tứ Khâm sai quyền cai tứ phủ (áo vàng)

+ Đệ Ngũ Tuần Tranh, quyền cai quản âm binh nhà trời (áo tím)

– Lớp thứ 3 là hai Ông Hoàng, ÔNG BẨY sắc phục mầu xanh, ÔNG MƯỜI sắc phục mầu vàng, giữa hai ông Hoàng là lư hương.

Mặt tiền của Hậu cung

– Hai bên tả hữu của cung thờ nêu trên là ĐỘNG SƠN TRANG và Cung ĐỨC THÁNH TRẦN.

– Phía dưới của ban thờ CÔNG ĐỒNG TỨ PHỦ thường là thờ Quan Ngũ Hổ cùng Thanh Xà Bạch Xà.

Giải thích về sự có mặt của cả nam thần lẫn nữ thần trong các vị thần của Đạo Mẫu, các nhà nghiên cứu đã đưa ra giả thuyết rằng: Do xã hội Việt Nam cổ xưa theo chế độ mẫu hệ, nên phụ nữ có vị thế quan trọng trong xã hội. Tuy nhiên, người phụ nữ chỉ có được quyền lực khi họ đã kết hôn. Do đó, nam giới cũng được xem là có vai trò quan trọng trong cuộc sống, và họ cũng được thờ cúng.

>>>> Xem thêm các bài viết khác:

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0989349119