Cách bày mâm cúng cô hồn như thế nào? Cúng cô hồn rằm tháng 7 gồm những gì? Mọi người thường cúng gì vào rằm tháng 7 cô hồn? Hãy tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Tháng 7 theo lịch âm là tháng được coi là tháng cô hồn. Bắt đầu từ mùng 2 tháng 7 âm lịch đến sau 12h đêm ngày 14 tháng 7 âm lịch. Thường thì thời gian cúng cô hồn hợp lý nhất là vào buổi chiều tối, khi không còn ánh nắng mặt trời nữa. Lúc này thì vong linh mới có thể dễ dàng nhận được đồ cúng và lưu ý là không cúng sau 21h đêm. Cách bày mâm cúng cô hồn như thế nào? Cúng cô hồn Rằm tháng 7 gồm những gì? Mọi người thường cúng gì vào Rằm tháng 7 cô hồn? Cùng tìm hiểu với Phong thủy Lộc Tài về mâm cúng cô hồn gồm những gì qua bài viết bên dưới đây.
1. Cúng cô hồn Rằm tháng 7 gồm những gì?
Mâm cúng cô hồn Rằm tháng 7 thường bao gồm các lễ vật như sau:
– Muối gạo (1 đĩa).
– Cháo trắng nấu loãng (12 chén nhỏ), hoặc cơm vắt: 3 vắt.
– 12 cục đường thẻ.
– Giấy áo, giấy tiền vàng bạc. Trong đó, tiền vàng từ 15 lễ trở lên, quần áo chúng sinh từ 20 đến 50 bộ.
– Bắp rang, khoai lang, ngô, sắn luộc…
– Mía (để nguyên vỏ và chặt từng khúc nhỏ độ 15 cm).
– Bánh, kẹo, tiền mặt (tiền thật, các loại mệnh giá).
– Nước: 3 ly nhỏ, 3 cây nhang, 2 ngọn nến nhỏ.
2. Rằm tháng 7 là ngày gì? Phong tục cúng Rằm tháng 7 có ý nghĩa gì?
Theo quan niệm của người Việt, Rằm tháng 7 âm lịch hằng năm là ngày Vu Lan báo hiếu. Đồng thời, đây cũng là ngày lễ Xá tội vong nhân. Về ý nghĩa hai lễ này hoàn toàn khác nhau. Cụ thể, Vu Lan báo hiếu thể hiện văn hóa uống nước nhớ nguồn. Đây là dịp để con cháu trong gia đình tỏ lòng hiếu thảo đối với cha mẹ, ông bà. Còn lễ Xá tội vong nhân là ngày những vong hồn được tha tội vào ngày này để có cơ hội về thăm người thân, gia đình. Trong đời sống tâm linh của người Việt, ngày Rằm tháng 7 nói chung và 2 lễ trên nói riêng giữ vị trí vô cùng quan trọng, không thể nào bỏ qua.
Bên cạnh đó, nhiều người còn cho rằng Rằm tháng 7 còn là ngày cúng cô hồn. Theo quan niệm dân gian, con người sau khi chết, phần hồn sẽ lìa khỏi thân xác. Riêng về phần hồn, nếu khi sống tích đức, ăn ở hiền lương sẽ được về với Phật, lên thiên đàng. Còn nếu khi sống tạo nhiều nghiệp sẽ phải bị đày xuống âm ti địa phủ. Trong trường hợp, lúc sinh thời còn nhiều vướng bận khi chết oan hồn sẽ không siêu thoát được. Họ sẽ vất vưởng ở những gốc cây lớn ngoài đường, đền, miếu, rừng núi, sông suối… Tất cả những oan hồn này đều được Diêm Vương cai quản. Dân gian cho rằng vào mùng 2 âm lịch tháng 7, Diêm Vương sẽ mở cửa quỷ môn quan cho các oan hồn và đóng lại thời điểm hết ngày 14.
Trong tháng 7 âm lịch, nhiều người chuẩn bị sắm sửa mâm cơm cúng gia tiên. Họ cho rằng làm lễ cúng càng sớm càng tốt, vì nếu làm muộn Diêm Vương sẽ đóng cửa Quỷ Môn Quan, lúc này gia tiên sẽ không quay về và cũng không nhận được lễ vật mà họ cúng. Thế nhưng, nhiều nhà tâm linh cho biết việc cúng Rằm tháng 7 chỉ nên tổ chức vào đúng ngày Rằm. Hiện nay, vẫn chưa có ai chứng minh được việc cúng sớm sẽ đảm bảo tác dụng. Chính vì vậy, chúng ta cần tổ chức vào đúng ngày. Bên cạnh đó, các nhà tâm linh cũng nêu rõ cửa địa ngục cho phép vong linh về thăm người thân trong 3 ngày 14, 15, 16 âm lịch tháng 7. Vì vậy, ngoài cúng Rằm vào ngày 15, bạn cũng có thể cúng vào 2 ngày còn lại. Thế nên, bạn cần tránh việc cúng quá sớm hoặc quá muộn.
3. Lễ cúng Rằm tháng 7 gồm những gì?
Mâm cúng Phật
Lễ cúng Phật, bạn có thể chuẩn bị mâm cơm chay đơn giản hoặc chỉ cần mâm ngũ quả. Khi thắp hương cúng, gia chủ nên khấn rõ kinh Vu Lan, hồi hướng công đức để những người đã khuất trong gia đình sớm được siêu sinh sang kiếp khác.
Mâm cúng gia tiên tại nhà
Bạn nên thực hiện lễ cúng Rằm tháng 7 gia tiên, vào ban ngày. Mâm cơm cúng gia tiên vào tháng 7 là mâm cỗ mặn. Đối với mâm cơm mặn, bạn có thể lựa chọn các món quen thuộc như xôi, gà luộc, cơm, cá kho, canh… Gia chủ nên chuẩn bị thêm 1 đĩa vàng mã và những vật dụng như quần áo, nón, khăn, giày dép… làm bằng giấy để đốt cho người thân đã khuất. Bên cạnh những vật dụng truyền thống trên, hiện nay nhiều người còn đốt các vật dụng của cuộc sống hiện đại như điện thoại, xe cộ, nhà cửa…
Mâm cúng cô hồn ngoài sân
Việc chuẩn bị mâm cúng cô hồn của người Việt thể hiện tấm lòng yêu thương, bố thí cho các cô hồn vất vưởng, còn nhiều oan ức chưa siêu thoát được. Với lễ cúng cô hồn, bạn có thể thực hiện bất cứ ngày nào từ mùng 1 đến ngày 15 âm lịch. Mâm cúng lễ cô hồn cần được đặt trên bàn ngoài sân ngay trước cửa chính của gia đình. Lễ vật cúng gồm có: 15 lễ tiền vàng, 20 – 50 bộ quần áo giấy, đĩa ngũ quả, hoa ngũ sắc, tiền trinh, khoai lang, ngô, sắn luộc, bỏng khô, kẹo bánh, tiền (tiền thật, có nhiều mệnh giá khác nhau), bát cháo loãng (5 bát, 5 muỗng), bát muối gạo.
Khác với lễ cúng Phật và gia tiên thực hiện vào ban ngày, bạn nên cúng lễ cô hồn tháng 7 vào thời điểm chiều tối. Bởi lúc này, các vong hồn mới được thả ra, ánh sáng mặt trời rất mạnh nên chúng rất yếu. Bạn cần chú ý, khi đặt vàng mã lên mâm cúng cần đặt theo đầy đủ 4 hướng: Đông – Tây – Nam – Bắc. Mỗi hướng đặt 3, 5 hoặc 7 nén hương. Khi cúng, gia chủ có thể đọc văn cúng hoặc chỉ cần khấn theo tâm nguyện của mình là mong muốn các cô hồn được sớm thoát khỏi đau khổ. Sau khi kết thúc lễ cúng cô hồn tháng 7, bạn rải muối gạo ra khắp sân và đốt vàng mã cho cháy hết.
Đồ cúng phóng sinh vào Rằm tháng 7
Trong tháng 7, bên cạnh việc làm lễ cúng Rằm, nhiều người còn thực hiện việc phóng sinh với hi vọng tích thêm công đức. Thông thường, các gia đình thường phóng sinh các loài vật như chim, cá, cua, tôm, rùa… Tuy nhiên, khi thực hiện việc phóng sinh vào ngày Rằm tháng 7, bạn cần chú ý một số điểm quan trọng sau đây:
- Phóng sinh là việc làm tích công đức, nuôi dưỡng tấm lòng nhân hậu, từ bi. Vì vậy, bạn có thể thực hiện việc phóng sinh quanh năm chứ không nhất thiết vào mỗi dịp Rằm tháng 7.
- Khi phóng sinh, bạn gặp con nào mua con đó, không nên đặt trước hay phân biệt nhiều hay ít. Phóng sinh chỉ cần sự thành tâm là chính. Vì vậy, bạn không nên chạy theo phong trào hay cổ xúy các hình thức mua động vật quý hiếm để phóng sinh.
- Nhiều người cho rằng phóng sinh là cần mua động vật đem lên ao, hồ, sông ở khu vực của chùa thì mới tích được công đức. Tuy nhiên, quan niệm này hoàn toàn sai lầm. Chỉ cần bạn phóng sinh đúng chỗ, thời điểm đảm bảo động vật sống là được.
- Điều quan trọng hơn hết, khi phóng sinh bạn tuyệt đối không được xả các bọc nilon xuống ao, hồ, sông để đảm bảo không gây hiện trạng ô nhiễm môi trường.
Trên đây là những chia sẻ của Phong Thủy Lộc Tài về vấn đề chuẩn bị mâm cúng cô hồn Rằm tháng 7. Hy vọng gia chủ đã có được những thông tin hữu ích. Nếu cần được tư vấn chi tiết, gia chủ vui lòng liên hệ đến:
Công ty TNHH Kiến Trúc Phong Thủy Lộc Tài
Hotline: 0989.349119
Địa chỉ Hà Nội: 232 Phạm Văn Đồng, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội