Cúng tỏi ban thờ Thần Tài ngày Tết

Thần Tài trong tín ngưỡng phương Đông là vị thần đảm nhiệm việc trông coi tiền tài, đem tài lộc may mắn cho gia chủ. Vị thần này sẽ mang lại nhiều may mắn, giúp cho công việc làm ăn của gia chủ trong năm sẽ được tiến hành một cách thuận lợi, ít gặp trở ngại. Chính vì vậy, việc cúng Thần Tài ngày vía Thần Tài, ngày mùng 1, ngày Tết tục lệ từ nhiều đời nay của dân Việt ta. Ngoài những thứ lễ chính như mâm ngũ quả, người ta thường dâng thêm 1 ít tỏi lên bàn thờ Thần Tài với mong muốn xin thêm tài lộc về nhà. Vậy lệ đó đến từ đâu và cách thức cúng Tỏi thế nào là tốt nhất. Bài viết này sẽ giải đáp tất cả những thắc mắc đó.

Cúng tỏi ban thờ Thần Tài ngày Tết

1. Tại sao lại dùng tỏi để cúng Thần Tài, Thổ Địa

Theo quan niệm dân gian, ban thờ Thần Tài thường được đặt ở dưới đất, ở 1 góc nhà hay ngay cửa ra vào để có thể đón được tài lộc. Vì thế, lễ vật dâng cúng vị thần ban phát tiền bạc này cũng có sự khác biệt. Ở nhiều nơi, các gia đình thường đặt tỏi lên ban thờ Thần Tài để dâng cúng ngày mùng 1 hay ngày Rằm. Mục đích chính là cầu mong sự may mắn, dồi dào về tiền bạc.

Tỏi trừ tà

Theo tín ngưỡng dân gian, tỏi có tác dụng trừ tà ma hiệu quả. Người ta hay bỏ tỏi dưới gối, còn cho trẻ mới sinh đeo tỏi khi ra đường với niềm tin rằng ma quỷ thấy tỏi mà không dám lại gần.

Vì lý do này mà vào các ngày cúng giỗ hay lễ Tết, những món ăn được sắp lên ban thờ cũng kiêng, không cho tỏi vào.

Nếu nấu tỏi thì các cụ tổ tiên không thể về thụ hưởng đồ cúng bởi vì tỏi có tính âm, các cụ xưa quan niệm thế giới âm dương là âm chống âm, dương đẩy dương. Do vậy mà ma tà, quỷ quái thuộc “thế giới âm” kỵ với tỏi.

Cúng tỏi Thần Tài cầu mong may mắn về tài lộc

Theo phong tục dân gian, tỏi được biết đến là thứ có tác dụng xua đuổi tà ma, làm tan hung khí. Theo phong thủy, tỏi đặt ở ban thờ Thần Tài giúp cho các thần linh tỉnh táo và sáng suốt hơn, dễ dàng phân biệt người tốt kẻ xấu, hạn chế những rủi ro có thể xảy ra.

Chính vì thế, trong ban thờ Thần Tài không thể thiếu 1 thứ, đó chính là Tỏi. Có sự cai quản của Thần Tài, lại thêm sự hỗ trợ xua đuổi tà ma, thanh tâm tĩnh trí của tỏi, việc kinh doanh làm ăn sẽ càng ngày càng thuận lợi, tài vận cũng hanh thông hơn, gia đạo an yên, không phải lo lắng quá nhiều chuyện tiền bạc.

Đặt bao nhiêu tỏi lên ban thờ Thần Tài là đủ?

Tùy từng địa phương mà việc cúng tỏi Thần Tài với số lượng khác biệt.

Tuy nhiên nhìn chung, theo ông bà xưa truyền lại, tốt nhất nên đặt 1 đĩa tỏi gồm 5 củ tỏi tươi nguyên, đẹp mắt. Hoặc nếu có thể, đặt cả bó tỏi tươi cũng được. Như đã nói phía trên, bày tỏi là để Thần Tài, Thổ Địa dễ dàng bài trừ tà ma quấy phá, giúp tài khí dễ tụ, đường tài lộc của gia chủ thêm phần hanh thông, vượng phát, gia đạo cũng ngày càng bình an.

Cách bày trí. sắp xếp ban thờ Thần Tài chuẩn, hút tài lộc, may mắn đến cho gia chủ

Ngoài Tỏi thì trên ban thờ Thần Tài còn có rất nhiều các vật phẩm khác. Việc sắp đặt ban thờ sao cho chuẩn Phong Thuỷ là điều rất quan trọng và cần thiết. Gia chủ có nhận được lộc từ ban thờ Thần Tài hay không một phần không nhỏ phụ thuộc vào điều đó. Hãy tham khảo ngay những thông tin hữu ích dưới đấy.

2. Vị trí đặt Ban Thờ Thần Tài

Bày trí ban thờ Thần Tài ngày Tế

Theo phong tục, khác với bàn thờ tổ tiên, bàn thờ Thần Tài thường được đặt dưới đất, ở một góc nhà, thường là ở ngay cửa ra vào để nghênh tiếp tài lộc. Vì sao bàn thờ thần tài, ông địa không được để trên cao?

Tránh đặt bàn thờ ở những góc khuất, ít người qua lại vì như thế sẽ không đón được tiền bạc vào nhà. Bàn thờ nên đặt ở những nơi sáng sủa, có đủ ánh sáng tự nhiên, còn nếu góc đặt hơi tối thì gia chủ có thể thắp thêm đèn.

Ngoài ra, phía sau bàn thờ phải có chỗ dựa vững chắc thì mới tụ được tài, kiêng kỵ đặt bàn thờ ở gần nhà vệ sinh, nhà bếp hay đặt cạnh thùng rác, trước gương… để tránh bị ô uế.

Bàn thờ cũng nên đặt ở những vị trí hợp với mệnh của gia chủ hoặc theo dòng khí hướng vào nhà. Hai địa điểm có thể lựa chọn để đặt bàn thờ là các cung Thiên Lộc và Quý Nhân.

Hai cung này sẽ giúp gia đình làm ăn phát tài phát lộc, gia đạo bình an, người làm kinh doanh có đầu óc minh mẫn, biết nắm bắt cơ hội để phát triển mạnh mẽ. Trong 2 cung kể trên thì cung Thiên Lộc được coi là tốt nhất.

3. Những vật phẩm cần có trên ban thờ Thần Tài và cách sắp xếp

Tượng Thần tài, Ông Địa

Thường thì người Việt Nam thường lập chung bàn thờ Thần Tài và Ông Địa, vì thế trên bàn thờ nhất định phải có tượng Thần tài, Ông Địa làm bằng sứ. Thứ tự đặt ông thần Tài thổ địa chuẩn như sau: Tính từ hướng nhìn vào, ông thần Tài ở bên trái, ở giữa là thần Phát, còn tượng ông Địa được đặt ở bên phải.

Nếu không có thần Phát thì vẫn giữ nguyên thứ tự như trên. Tuy chỉ là 2 tượng thần nhưng mỗi vị lại đại diện cho 5 người.Chúng ta nên chọn tượng Thần Tài, Thổ Địa có thần thái sáng sủa, mặt tươi cười, ánh mắt nhìn thẳng hoặc hơi hướng lên trên.

Bài vị ban thờ Thần Tài

Không phải ban thờ Thần Tài nào cũng đều có bài vị. Tuy nhiên, bài vị là điều quan trọng bạn không thể bỏ qua. Bài vị thường được đặt bên trong cùng của bàn thờ. “Chiêu tài – Tiến bảo” hay ” Ngũ Phương Ngũ Thổ long thần – Tiền hậu địa chủ khả thần” là bài vị phổ biến được sử dụng. Tại các cửa hàng bán ban thờ thần Tài thường có sẵn các bài vị bằng chữ Nho với các kích thước khác nhau, bạn có thể lựa chọn cho phù hợp với ban thờ nhà mình nhất.

Bát hương Thần Tài

Giữa bàn thờ Thần Tài cần phải có một bát nhang. Trước khi đặt bát nhang lên bàn thờ cần phải thực hiện một số thủ tục cố định.

Khi mua bát hương về, gia chủ cần phải rửa bát nhang thật sạch sẽ, sau đó dùng rượu gừng để tẩy uế. Bên cạnh đó, mỗi bát hương đều nên có cốt. Cốt bát hương là Cốt Thất Bảo, bao gồm các vật phẩm: Vàng (Vàng ta), Bạc, Mã Não, San hô đỏ, Hổ Phách, Ngọc trai, Ngọc Bích. Để bát hương được linh nghiệm nhất định quý vị phải chuẩn bị một bộ Cốt Thất Bảo với 7 thứ quý hiếm trên.

Hũ gạo, muối, nước

Được đặt ở vị trí giữa Thần Tài và Thổ Địa, ba chén gạo, muối, nước được sử dụng cả 1 năm, đến cuối năm mới thay mới. Trước khi đem đi sử dụng để thờ cúng chúng cần được làm mới, sạch sẽ.

Vốn dĩ là ba hũ muối, gạo và nước mà không phải thứ khác bởi đây chính là 3 yếu tố hình thành để duy trì cuộc sống sung túc, no đủ của con người. Trong đó:

Nước tượng trưng cho sinh khí, sự sinh sôi phát triển

Gạo tượng trưng cho lương thực luôn đầy đủ

Muối mang ý nghĩa trong sạch, chính trực, tốt đẹp cho các mối quan hệ.

Ba hũ gạo, muối, nước nên có nắp che và không nên để quá đầy. Có nơi thay mới 3 hũ này khi thắp hương khấn vái thần Tài đã xong, có nơi chỉ thay mới khi thắp hương tất niên cuối năm.

Lọ hoa tươi và đĩa hoa quả

Khi chuẩn bị lọ hoa cắm trên bàn thờ Thần Tài, tuyệt đối không chọn những loài hoa đã khô héo hoặc hoa giả. Hoa thường được chọn cắm là hoa cúc, hoa đồng tiền…

Khi bày đĩa hoa quả, tốt nhất nên chọn 5 loại quả, tuy nhiên, việc thắp hương hoa quả không nhất thiết phải thực hiện hàng ngày mà có thể chọn thắp vào những ngày rằm, mùng 1 hàng tháng.

Khi đặt vị trí hoa và quả, gia chủ nên đặt lọ hoa bên tay phía, đĩa quả bên tay trái theo chiều nhìn từ ngoài vào trong.

Cóc Thiềm Thừ

Khi bài trí bàn thờ thần Tài, Thổ Địa người ta hay trưng bày thêm ông Cóc. Là biểu hiện của sự giàu sang, phát tài nên khi bài trí gia chủ cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:

Cóc ngậm tiền được đặt bên trái bàn thờ Thần Tài theo hướng nhìn từ bên ngoài vào, tương ứng với phía trước ông Thần Tài.

Buổi sáng đặt ông Cóc nhìn hướng ra phía cửa chính, buổi tối hướng về phía Thần Tài.

Nếu muốn di chuyển ông Cóc, phải sử dụng tấm vải đỏ trùm lên đầu ông Cóc trước khi di chuyển

Không để phụ nữ mang thai chạm vào ông Cóc bởi sẽ đánh mất sự linh thiêng.

Thường xuyên vệ sinh, lau chùi cho ông Cóc sạch sẽ.

Qua bài viết này, mong các bạn phần nào hiểu được về tục cúng Tỏi trên ban thờ Thần Tài cũng như cách sắp xếp một ban thờ Thần tài chuẩn Phong Thuỷ nhất.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0989349119