Đêm giao thừa làm ngay 8 việc này để cả năm may mắn

7Có 8 việc trước và trong lễ giao thừa bạn nhất định phải làm để có một năm mới nhiều niềm vui, tài lộc và may mắn.

Đêm giao thừa làm ngay 8 việc này để cả năm may mắn

 Đầu tiên chuẩn bị mâm cỗ dâng cúng thần năm mới 

Chuẩn bị mâm cỗ dâng cúng giao thừa năm mới từ lâu đã là công việc quen thuộc của các bà, các mẹ trong gia đình.  Dù Tết đến có hàng trăm mối bận tâm cần lo, thế nhưng mâm cỗ dâng cúng giao thừa năm mới lại chẳng bị các bà, các mẹ quên không chuẩn bị . Mâm cỗ cúng giao thừa ngoài trời gồm có một con gà trống luộc nguyên con có mào cờ, mỏ ngậm bông hoa hồng, một đĩa xôi gấc hoặc bánh chưng, bánh trái ngũ quả, rượu trà, quả cau, lá trầu, muối –gạo- nhang- đèn; với Phật tử có thể cúng mâm lễ chay, không có gà trống. Bên cạnh đó, mâm cỗ cúng gồm các vật phẩm quần áo, mũ ủng quan thần linh cùng với vàng tiền

Vào thời khắc giao thừa, chủ gia đình thắp đèn nến, rót rượu và thành kính khấn vái. Khi thắp hương, gia chủ cắm hương vào bát gạo và cắm thẳng không được cắm nghiêng. 

Xem thêm: Lễ cúng giao thừa tại đây

Mua vôi.

 Người xưa quan niệm vôi là biểu tượng cho sự bạc bẽo, bạc như vôi. Vì thế đầu năm tránh mua vôi ngụ ý để tránh những rạn nứt đổ vỡ trong gia đình, quan hệ tình cảm hay những rủi ro đáng tiếc. Trong năm mới, người ta thường mua vôi vào cuối năm để quét lại nhà không chỉ cho sạch sẽ, trắng tinh tươm mà còn có ý nghĩa là xóa đi những điều không hay trong năm cũ, chuẩn bị đón một năm mới 

Ở nông thôn, nhiều gia đình có quan niệm rằng rắc vôi bột ở bốn góc vườn rồi vẽ hướng ra phía cổng để xua đuổi ma quỷ.  Người ta thường nói : đầu năm mua muối cuối năm mua vôi với ý nghĩa vôi thường dùng để làm đẹp, và trang trí cho nhà cửa tràn đầy sức sống để đón chào năm mới. Ngoài ra, câu nói ấy còn xuất phát từ phong tục mua vôi về làm các loại bánh mứt cho thực phẩm giòn ngon hơn. ….Vì vậy, mua vôi cuối năm là việc làm không thể thiếu của các bà, các mẹ chuẩn bị ngày Tết 

Dọn dẹp nhà cửa

Dọn dẹp nhà cửa trước giao thừa, dọn dẹp nhà cửa có nghĩa là tẩy rửa, xóa sạch đi những tồn đọng của năm cũ để nghênh đón những điều may mắn trong năm mới. Vào đêm giao thừa và mùng 1 thì chổi quét nhà phải được giấu kỹ. Người ta cũng kiêng quét nhà vào ngày đầu năm để tránh việc may mắn vào nhà lại bị quét trôi đi.

Mở tất cả các cửa trong nhà

Theo quan niệm phong thủy, vào thời khắc đón năm mới, gia chủ nên mở tất cả các cửa trong nhà, từ cửa sổ cho đến cửa ra vào để xua đuổi những điều tiêu cực, không tốt ra khỏi nhà và đón nhận những điều may mắn, tốt lành.

Tổ chức bữa cơm gia đình tất niên

Bữa cơm tất niên sẽ có sự tham gia của tất cả các thành viên trong nhà. Mọi người sẽ phải dâng cơm cúng, mời tổ tiên, ông bà về dùng cơm trong 3 ngày Tết chính. 

 Thanh toán nợ nần của năm cũ.

 Những khoản vay mượn dù to hay nhỏ luôn là điều tối kỵ không được nhắc đến vào đầu năm mới. Chính vì thế, mọi nợ nần của năm cũ nên được giải quyết trước thềm năm mới. Chỉ có như vậy, khi bước sang năm mới, việc làm ăn của bạn mới được thuận lợi suôn sẻ.

Quên hết buồn phiền hóa giải mọi mâu thuẫn 

Theo tục lệ tống cựu nghinh tân của người Việt, những gì của năm cũ đều cho qua đi. Năm mới là thời điểm của những điều mới mẻ, là thời điểm của niềm vui và hạnh phúc. Vì vậy, những nỗi buồn cần phải quên đi, mọi mâu thuẫn giữa người với người cần phải được hóa giải để cả năm sẽ may mắn, hạnh phúc. 

Đón xem pháo hoa giao thừa 

Cùng cả nhà xem pháo hoa, đón giao thừa

Những tia sáng của pháo hoa được xem như là điềm lành. Những ánh sáng đẹp mắt từ pháo hoa cũng nhanh chóng lụi tàn, mang theo những nỗi buồn, lo toan trong cuộc sống, để dành cho nhau những nụ cười, những cái ôm ngọt ngào, những lời chúc để đón chào năm mới, hạnh phúc và thành công. Mấy năm trở lại đây, đón xem pháo hoa đêm giao thừa trở thành việc làm ưa thích của nhiều người dân. Họ thường tụ tập về những điểm bắn pháo hóa lớn của cả nước, cùng đếm ngược và đón xem những màn pháo hoa rực rỡ, sáng rực cả bầu trời đêm và cùng nhau cầu nguyện một năm mới an khang, thịnh vượng, nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui hơn trong cuộc sống.

 Đón xem pháo hoa giao thừa còn trở nên đặc biệt hơn khi bạn đi xem cùng người thân, bạn bè, những người bạn yêu quý.

Xông nhà 

Thường cúng giao thừa ở nhà xong, người chủ mới đi lễ đền chùa. Đối với các gia đình muốn tự xông nhà, người ta thường chọn một người dễ vía, hợp tuổi ra đi từ lúc chưa đúng giờ trừ tịch, rồi khi lễ trừ tịch tới thì dự lễ tại đình, chùa hoặc thôn xóm, sau đó xin hương lộc hoặc hái cành lộc về. Lúc trở về đã sang năm mới… người này sẽ tự xông nhà cho gia đình mình, mang về gia đình sự tốt đẹp quanh năm.

 Đối với các gia đình khác  người ta phải nhờ một người trong thân bằng cố hữu tốt vía để sớm ngày mồng một Tết đến xông nhà; trước khi có khách tới chúc Tết để người này đem đến sự dễ dãi, may mắn cho gia đình.

Bài viết trên đã chia sẻ đến quý vị về những việc nên làm trước và trong đêm giao thừa để cả năm được may mắn, tài lộc, sung túc.  Mong rằng những thông tin bài viết cung cấp sẽ giúp các bạn đọc hiểu hơn về phong tục ngày Tết truyền thống của nước Việt Nam ta. 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0989349119