Đốt vàng mã Rằm tháng Bảy, nên hay không?

Nhiều gia đình thường mua sắm và đốt nhiều vàng mã cho người thân đã khuất hoặc cho chúng sinh nhân dịp Rằm tháng Bảy. Thế nhưng đốt vàng mã rằm tháng Bảy như thế nào cho đúng, để không phạm phải các điều hung kỵ về tâm linh và phong thủy?

Rằm tháng Bảy là một ngày rằm quan trọng nhất trong năm. Vào dịp này, hầu hết các gia đình đều tất bật chuẩn bị mâm cơm tươm tất để thực hiện nghi lễ cúng chúng sinh và cúng gia tiên trong nhà rồi sau đó thực hiện thủ tục đốt vàng mã hay còn gọi là hóa vàng. Tuy nhiên, những năm trở lại đây, nhiều người cho rằng, đốt vàng mã là không cần thiết, vừa mê tín dị đoan, vừa lãng phí và làm ảnh hưởng xấu tới môi trường sống. Vậy đốt vàng mã Rằm tháng Bảy liệu có nên hay không? Đốt vàng mã như thế nào cho đúng cách? Mời quý gia chủ cùng theo dõi nội dung bài viết dưới đây mà Phong thủy Lộc Tài tổng hợp, chia sẻ.

Rằm tháng Bảy có nên đốt vàng mã?

Rằm tháng Bảy (hay còn được gọi là Đại Lễ Vu Lan – lễ báo hiếu, ngày xá tội vong nhân) là một trong những ngày lễ trọng đại trong năm của người dân Việt Nam. Rằm tháng Bảy đến, các gia đình làm nghi lễ cúng cô hồn cho vong linh hương hồn của ông bà, tiên tổ và vong linh vất vưởng không có ai thờ cúng.

Có không ít người thắc mắc “Đốt vàng mã Rằm tháng Bảy có nên không?”. Với quan niệm “trần sao âm vậy” thì họ tin rằng tháng Bảy âm là dịp mở cửa Quỷ môn quan để các vong linh có thể về nhận lễ vật. Do vậy, nhiều người có thói quen đốt tiền vàng mã, với mong muốn người đã khuất có một cuộc sống đủ đầy ở thế giới bên kia.

Rằm tháng Bảy là ngày 15 âm lịch. Thế nhưng trên thực tế, mọi người thường cúng Rằm tháng Bảy vào từ khoảng mùng 2 đến 14 tháng Bảy Âm lịch. Lễ cúng phụ thuộc vào thời gian mà gia đình sắp xếp.

Nhân gian quan niệm rằng, từ ngày mùng 2 đến ngày 14 tháng Bảy Âm lịch chính là thời gian mà Diêm Vương cho mở cửa Qủy Môn quan, để cho các vong hồn của người đã khuất trở về dương gian và thụ hưởng những lễ vật mà người trần cúng tế.

Còn ngày 15/7 là ngày mở cửa cuối cùng nên người âm khó có thể kịp ở lại để nhận đồ cúng lễ.

Đốt vàng mã Rằm tháng Bảy gồm những gì?

Theo quan niệm dân gian thì “trần sao âm vậy” nên các gia đình mua rất nhiều vàng mã với mong muốn người thân của mình sẽ có một cuộc sống thoải mái như trên dương gian. Trước đây, các gia đình cúng rằm tháng bảy thường sắm sửa các đồ lễ gồm có tiền giấy, tiền vàng,

Thời nay, khi cuộc sống ngày càng hiện đại, vàng mã trở nên đa dạng hơn rất nhiều, nào là đồ trang sức, xe máy, nhà cửa, ô tô. Tuy nhiên, có người cho rằng, việc dùng giấy tiền mô phỏng các vật dụng hiện đại sẽ làm mất đi sự linh thiêng của ngày lễ này. Vì thế, các gia đình chỉ cần mua giấy tiền vàng mã với số lượng vừa đủ, tránh sự lãng phí, vừa cầu kỳ mà lại tốn kém và gây ô nhiễm môi trường, thậm chí có nguy cơ cháy nổ.

Cách đốt vàng mã Rằm tháng Bảy

Trước tiên, gia chủ cần đốt vàng mã theo thứ tự như sau: Đốt cho thần linh trước, sau đó cho gia tiên rồi mới đốt cho vong.

Cần đốt ở nơi sạch sẽ, đảm bảo không có vật dụng dễ gây cháy nổ ở xung quanh.

Khi đốt cần chậm rãi, đốt lễ cho ai cần gọi tên người đó. Chẳng hạn: “Chúng con xin gửi chút quần áo, tiền vàng cho ông…”. Bởi vì dân gian quan niệm, làm vậy để tránh cho đồ lễ của người thân bị cô hồn cướp mất.

Sau khi hóa vàng xong, cần vẩy một vài giọt rượu, theo dân gian làm như vậy mới linh thiêng, các cụ mới nhận được.

Sau khi tro đã nguội thì cần dọn dẹp sạch sẽ, tránh để bụi bay khắp nơi, gây ô nhiễm môi trường.

Đốt vàng mã nhiều sẽ gây ảnh hưởng xấu tới môi trường

 

Phong thủy Lộc Tài – Thuận khởi vạn sự hưng!

Hotline: 0989.34.9119

Địa chỉ Văn phòng Thành phố Hà Nội: 232 Phạm Văn Đồng, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0989349119