Khi Thờ Cúng Tuyệt Đối Không Được Để Trên Bàn Thờ 9 Loài Hoa Bị Cấm Kỵ – Tránh Gặp Xui Xẻo

Những điều cần lưu ý khi bày biện bàn thờ

Tùy theo kích thước ngôi nhà, điều kiện sinh hoạt… mà việc bày trí bàn thờ lại khác nhau. Tủ thờ nên có độ cao tỉ lệ với những người trong gia đình, không nên làm quá cao gây khó khăn trong việc thờ cúng, nhưng cũng không nên làm quá thấp sẽ thiếu đi sự tôn nghiêm, trang trọng.

Tủ thờ thường có phần dưới và bên hông là tủ chứa đồ như gia phả, lịch giỗ kỵ, vàng mã, hương đèn… Nếu bệ thờ làm theo kiểu tấm đan bê tông thì nên kê thêm một tủ nhỏ hay bàn vào khoảng trống bên dưới để thuận tiện sắp xếp vật dụng vào dịp có lễ tết.

Về màu sắc không gian thờ cúng phải thể hiện được sự tôn nghiêm với những màu trầm làm chủ đạo như nâu, vàng kem, màu gỗ và màu của những bức sơn mài, hoành phi câu đối, sơn son thiếp vàng,…

Với căn hộ chung cư thường được thiết kế theo kiến trúc hiện đại, vì vậy, tránh làm bàn thờ với màu sắc lòe loẹt, cầu kỳ và cần có tính thống nhất với đồ nội thất căn hộ chung cư.

Đặc biệt, khi bố trí bàn thờ cần chú ý bàn thờ Phật bao giờ cũng phải cao hơn và tách biệt với bàn thờ Gia tiên. Bàn thờ Gia Tiên cấm kỵ bài trí đối diện hoặc đặt cao hơn so với bàn thờ Phật, tránh kỵ húy.

Các loại hoa kiêng kỵ đặt trên ban thờ

Tục thờ cúng Tổ tiên của người Việt ra đời từ rất lâu trước đây, thể hiện sự coi trọng cuộc sống tâm linh, coi trọng nguồn cội. Trên bàn thờ ngày Rằm, ngày mùng Một, ngày giỗ chạp, lễ Tết,… dù cúng mặn hay cúng chay thì đều không thể thiếu một bình hoa tươi. Tuy vậy, không phải gia đình nào cũng biết rõ về các loại hoa được phép cúng trên ban thờ và các loại hoa kiêng kị xuất hiện ở vị trí trang trọng này.

Theo quan niệm dân gian xưa, hoa tượng trưng cho sự thanh khiết. Dâng hoa cúng có ý nghĩa dâng những điều thiện, điều tốt lành đã làm được dâng cúng Phật, Thánh, Gia tiên. Còn đối với các tăng ni, Phật tử thì cúng hoa là thể hiện cho việc tu nhân, bởi mỗi khi thấy hoa là nhớ đến việc tu nhân, hướng tới những điều thiện lành để tương lai nhận được quả báo thiện.

Sau đây là 9 loại hoa mặc dù vô cùng đẹp, nhưng khi đặt lên bàn thờ sẽ mang đến vô số điều xui xẻo:

  • Hoa ly

Hoa ly khá rực rỡ, thơm ngát nên không dùng loại hoa này để dâng lên lễ Phật, bàn thờ Gia tiên được nhưng có thể dâng được ở nơi thờ thánh (nhất là nơi thờ thánh Mẫu). Đặc biệt, người ta kiêng dùng hoa ly (vì sợ ly tán, chia ly) ở bàn thờ Gia tiên.

  • Hoa phong lan

Là loài hoa đẹp, bền được nhiều người mua sắm bàn thờ mỗi khi dịp Tết đến xuân về, nhưng dâng Phật không nên dùng phong lan, vì có hoa có nhiều màu rực rỡ. Mặt khác, chữ “phong” gần nghĩa với chữ phong tình, phóng túng nên cũng không có nhiều người dùng để cắm lên bàn thờ.

  • Hoa lan móng rồng

Đây là một loại hoa thơm nhưng không thể thờ cúng được. Bởi lẽ, cánh hoa trông như những móng rồng nhọn hoắt, chĩa thẳng vào bàn thờ là điều tối kỵ và tên của loài hoa này cũng không đẹp. Chính vì vậy, không sử dụng loại hoa này để trang trí, bày biện trên bàn thờ.

  • Hoa đại (sứ, chămpa)

Hoa đại là hoa thơm, màu đẹp, tuy nhiên theo quan niệm của người xưa thì đây cũng là loài hoa không nên để trên ban thờ vì hình dáng của loài hoa này giống với bộ phận nhạy cảm ở nữ giới. Theo sự tích Lào thì hoa đại cũng không nên dùng trong chuyện tình yêu trai gái vì nó mang lại những điều không may mắn, thuần khiết.

  • Hoa nhài

Hoa nhài là biểu tượng trong sạch, tinh khiết nhưng trong dân gian đây là loại hoa không đứng đắn, hay gặp phải nghịch cảnh trớ trêu nên mới có quan niệm hoa nhài cắm bãi phân trâu. Vì vậy, loại hoa này cũng là một trong những loài hoa không được mọi người dùng để dâng lên bàn thờ – nơi thờ cúng thiêng liêng, trang nghiêm nhất trong gia đình

  • Hoa cúc áo (hoa cứt lợn)

Tuy là một bông hoa nhỏ bé, xinh xắn, có tác dụng chữa bệnh rất tốt, có thể cắm chơi được nhưng không thể đặt lên bàn thờ. Bởi cái tên của nó rất không đẹp, không thể dâng lên nơi thờ tự trang nghiêm, kính trọng được.

  • Cúc vạn thọ

Là loại hoa có tên hay, màu vàng, ở miền Trung hay dùng vì dễ trồng dễ sống, có màu vàng tươi tắn, màu của sự may mắn và thịnh vượng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia phong thủy thì không nên để cúc vạn thọ lên bàn thờ để tránh gặp những điều không may mắn. Mặt khác, cúc vạn thọ có mùi rất hôi nên không được nhiều gia đình sử dụng để thờ cúng Tổ tiên.

  • Hoa dâm bụt

Là loài hoa có màu đỏ rực rỡ, xinh đẹp, nhưng không dùng để thờ cúng, vì tên hoa có từ không hay, là từ “dâm” đằng trước, mang ý nghĩa không tốt, nên loài hoa này không thể dâng lên bàn thờ.

  • Hoa phù dung

Hoa phù dung là loại hoa rất đẹp, nhưng “sớm nở tối tàn”, những sự tích liên quan đến loài hoa này cũng không đẹp, nên không dùng để thờ cúng được.

Loại hoa nào thích hợp cúng trên bàn thờ?

Hoa trên ban thờ có hoa cắm bình và hoa để trên đĩa. Đối với bàn thờ ngày Tết, người ta thường duy trì cả hai loại này. Ngoài ra, trong không khí xuân cổ truyền, các gia đình thường cắm một cành đào hoặc cành mai trong lọ sứ lớn để kính dâng lên bề trên.

Để đặt lên bàn thờ ngày Tết, người ta thường dùng hoa bền màu, có mùi hương thơm, không gây khó chịu cho mọi người như: hoa cúc, hoa hồng, hoa huệ, hoa sen, mẫu đơn (thích hợp cúng trên bàn thờ Phật)… Ngoài ra, loại hoa dùng để cúng lễ Phật nên chọn hoa có màu vàng hoặc đỏ là những màu tượng trưng cho nhà Phật như cúc vàng, hồng đỏ.

Khi cúng hoa trên bàn thờ cần:

– Tính đến sự cân đối khi đặt hoa trên bàn thờ: Bàn thờ là nơi tôn nghiêm, trang trọng nên khi cắm hoa cũng cần tính đến sự cân đối. Không nên đặt một lọ hoa quá to trên bàn thờ nhỏ, khiến các đồ thờ cúng khác đặt trên đó bị che khuất.

– Không nên kết hợp quá nhiều loại hoa cùng lúc: Bày hoa trên bàn thờ Gia tiên ngày Tết nếu kết hợp quá nhiều loại hoa cùng lúc sẽ làm giảm mất sự thanh tao, trang trọng, khiến bàn thờ mất thẩm mỹ.

– Chọn hoa cúng nên chọn kĩ từng bông, không nên chọn những hoa đã nở to mà chọn những bông mới chớm nở.

Tư vấn phong thủy online

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0989349119