Trong văn hóa thờ cúng của người Việt Nam, bát hương là vật không thể thiếu trên ban thờ của mỗi gia đình. Nó được coi là vật dụng quan trọng nhất và được coi là nơi tượng trưng cho ngôi nhà mà thần linh, tổ tiên về ngự. Vậy nên sử dụng bát hương có chất liệu gì trong thờ cúng để giúp không gian thờ tự của bạn thêm trang nghiêm? Hãy cùng Phong Thủy Lộc Tài tìm hiểu xem những điều gì đáng chú ý để gia chủ có thể dễ dàng lựa chọn chất liệu phù hợp cho bát hương của gia đình mình nhé!
1. Bát hương đồng
Đồng là một nguyên liệu được sử dụng khá nhiều trong chế tác đồ thờ. Theo quan niệm của người Á Đông thì trên ban thờ phải có đủ ngũ hành tương sinh tương khắc, và bát hương đồng là đại hiện cho hành Kim.
Bát hương đồng thường có nhiều họa tiết, hoa văn tinh xảo với nhiều hình dáng đẹp như bát hương hình trụ, hình tròn, có quai rồng,…
Ưu điểm của bát hương đồng là có độ bền cao, khó bị sứt vỡ, đồng sẽ xuống màu theo thời gian nên càng để về đời sau thì giá trị của bát hương lại càng cao. Tuy nhiên, bát hương đồng có giá thành tương đối cao so với đồ gỗ và đồ sứ, các sản phẩm đúc thủ công khá nặng. Hơn nữa, việc xuống màu của đồng theo thời gian sẽ khiến không gian thờ cúng của bạn trông mất đi vẻ sang trọng ban đầu.
2. Bát hương bằng gỗ
Bát hương bằng gỗ trước kia thường được sử dụng nhiều hơn so với bát hương đồng, đặc biệt là phải với những gia đình có chức quyền mới có đủ khả năng để sắm được những bộ đồ thờ bằng gỗ tốt, gỗ quý hiếm như lim, sồi đỏ, ba trắc,…
Nhìn vào những bộ đồ thờ cúng bằng gỗ, chúng ta đều thấy toát lên một phong cách hoàng gia, sang trọng và hiện đại. Và dĩ nhiên những bộ đồ thờ cúng bằng gỗ không hề rẻ. Mỗi một bộ bàn thờ cúng bằng gỗ như thế này có thể lên đến hàng trăm, thậm chí cả tỷ đồng.
Xét về tính thẩm mỹ, những bộ đồ thờ cúng bằng gỗ có giá trị thẩm mỹ phụ thuộc nhiều vào giá trị của loại gỗ được sử dụng để chế tác ra chúng. Hầu hết những bộ đồ thờ bằng gỗ đều hạn chế trong chế tác nghệ thuật, chỉ đơn điệu là tạo hình và tận dụng vân gỗ để làm thành những họa tiết đơn giản trên đồ thờ. Hơn nữa, cho dù bộ đồ thờ cúng bằng gỗ có đẳng cấp cỡ nào thì bát hương bằng gỗ cũng rất hiếm được sử dụng trong thờ cúng, vì tính chất của gỗ dễ bắt lửa, hơn nữa trong phong thủy, gỗ thuộc hành Mộc, trung tính, không tạo ra luồng sinh khí mạnh để áp đảo, xua đuổi tà khí mà còn làm nhiễu loạn, phân tán nguồn cát khí trong nhà. Điều này không những không đem lại vận may mà còn có thể làm mất đi cát khí vốn có trong nhà.
3. Bát hương bằng sứ
Hầu hết các gia đình Việt Nam hiện nay thường lựa chọn bát hương bằng sứ để thờ cúng thay vì bát hương đồng hay bát hương gỗ. Bát hương không chỉ mang ý nghĩa vật chất hay tinh thần mà còn có giá trị truyền thống cha truyền con nối, con cháu nhớ về tổ tiên và bày tỏ lòng thành kính với tổ tiên.
Bát hương bằng sứ có ưu điểm nhẹ hơn và dễ lau chùi hơn. Sứ là một chất liệu truyền thống trong sản xuất đồ thờ cúng. Với giá thành rẻ, phù hợp với nhiều không gian nội thất khác nhau, việc sở hữu các sản phẩm đồ thờ bằng sứ là một việc dễ dàng lại không hề làm mất đi sự trang trọng trong không gian thờ tự của gia đình bạn.
Tuy nhiên, do đặc điểm được nung nấu từ đất nên việc giữ gìn bát hương phải hết sức cẩn thận vì chẳng may sơ ý làm rơi thì rất dễ vỡ. Ngoài ra màu sơn trên mỗi sản phẩm đồ thờ cúng bằng gốm sứ sẽ mất dần theo thời gian. Thông thường sau khoảng 2-5 năm bạn nên thay đổi đồ thờ bằng sứ để đảm bảo tính thẩm mỹ cho không gian thờ cúng.
Nếu bạn mong muốn lựa chọn một bát hương vừa đẹp, vừa sang trọng lại hợp với túi tiền và dễ dàng phù hợp với mọi không gian thờ cúng của gia đình mình, hãy thử tham khảo sản phẩm Bát Hương Vẽ Vàng tại Phong Thủy Lộc Tài nhé!
4. Bát hương vẽ vàng Song Long Chầu Nguyệt
Dưới bàn tay các nghệ nhân lành nghề tại làng gốm Bát Tràng, những bát hương vẽ vàng được ra đời với những nét tinh hoa vốn có. Từng đường nét của hình tượng Rồng được vẽ trên bát hương một cách tỉ mỉ, tinh tế đến lớp men trắng bóng làm tổng thể bát hương trông vô cùng thanh thoát, sang trọng. Đây chính là ưu điểm lớn của bát hương bằng gốm so với bát hương đồng hay bát hương sứ.
Sản phẩm tuân thủ quy trình chế tác nghiêm ngặt, được nung lần đầu liên tục suốt 12 giờ ở 1350 độ C tạo lớp men trắng bóng, lần hai ở 800 độ C để vàng 24K nóng chảy, ôm lấy từng đường vẩy Rồng và thân Rồng uốn lượn tinh xảo. Thành gốm dày dặn, chắc tay, nước men đạt độ sáng, trong, sâu, bóng hoàn mỹ. Đặc biệt, nước sơn trên thân bát hương không xuống màu giúp vật phẩm bền, đẹp theo thời gian.
Chủ đạo trên bát hương là họa tiết “Song long chầu Nguyệt”. Hình tượng Rồng trên bát hương có mình dài, thân nhiều vảy, đầu có sừng, móng vuốt sắc, thế bay lên cuồn cuộn uy nghiêm. Cặp Rồng cùng hướng về Mặt Trời (Nhật) biểu tượng cho sự tương tác Âm Dương, tạo thế cân bằng, hòa hợp trong vũ trụ. Âm Dương cân bằng với Mặt Trời ở trung tâm là điềm lành giúp vạn vật sinh sôi, phúc lộc đâm chồi mang lại cho gia chủ sự an khang, may mắn, phú quý, phúc đức.
Bát hương Song long chầu Nhật vẽ vàng 24K không chỉ là tuyệt phẩm kết hợp từ tinh hoa nghệ thuật gốm sứ với sức sáng tạo của trí tuệ con người mà còn mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc của đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”.