Ngày Vía Thần Tài: Nên đi mua vàng như thế nào để cả năm may mắn, tiền về chật két?

Ngày “Vía Thần Tài” 2019, khi đi mua vàng người dân cần lưu ý những điều dưới đây để may mắn cả năm:

Thứ nhất, trên thị trường hiện nay vàng thường được chia thành các loại như: vàng miếng, nhẫn tròn trơn và các loại trang sức… Tùy vào nhu cầu của từng người mà lựa chọn mua loại vàng cho phù hợp.

Nếu khách chọn mua nhẫn tròn trơn 0,5 – 5 chỉ thì nên chọn loại ép vỉ để thuận tiện sau này mua đi bán lại sẽ không mất giá.

Nếu mua nhẫn tròn trơn không ép vỉ khó xác định được chất lượng. Bởi nhẫn tròn trơn gia công do những cơ sở nhỏ lẻ sản xuất, không có đủ máy móc, công nghệ hiện đại nên có thể không đảm bảo đủ tuổi hay còn gọi là vàng non. Riêng với vàng miếng khi mua trên miếng vàng sẽ có số seri, được ép vỉ giống như vàng nhẫn tròn trơn.

Với những người mua vàng chỉ để cầu may, sau đó cất tủ tích lũy chứ không bán ra thì có thể mua những sản phẩm hợp tuổi, hợp mệnh. Còn nếu muốn bán mà không bị lỗ thì nên mua vàng nhẫn tròn trơn hoặc vàng miếng.

Thứ hai, lưu ý tuổi vàng. Với vàng nhẫn tròn trơn, tuổi vàng thường được khắc bên trong của nhẫn để khách dễ nhận biết. Do đó, khi đi mua vàng cần chú ý, tuổi vàng đúng chuẩn mặt bên trong của nhẫn sẽ có khắc số 999.9; còn nếu vàng non chưa đủ tuổi thường mặt trong sẽ khắc 999.0 (loại vàng này thường có giá thấp hơn giá vàng 999.9).

Dù là vàng nhẫn, vàng miếng, vàng trang sức khi đi mua cũng nên tìm đến các cửa hàng uy tín, lấy hoá đơn đầy đủ vì nó là giấy tờ chứng thực giao dịch của khách với cửa hàng, sau này cũng thuận tiện cho các giao dịch mua đi bán lại.

Ngày vía Thần Tài

Ngày 10 âm lịch hàng tháng được dân gian xem là ngày vía Thần Tài, vào ngày này họ sẽ cúng Thần Tài cẩn thận để khỏi mất tài lộc trong tháng đó.

Tuy nhiên, ngày mùng 10 tháng Giêng vẫn được nhiều người xem là ngày vía Thần Tài quan trọng nhất trong năm. Vào ngày này, không khó để nhìn thấy cảnh tượng tại các cửa hàng vàng, người dân xếp hàng dài để chờ mua vàng cầu may trong ngày “vía Thần Tài” – vị thần chủ quản tài lộc đầu tiên của một năm.

Lễ cúng của Thần Tài – Ông Địa vào ngày vía Thần Tài vừa có mặn vừa có chay. Lễ cúng 6 tháng đầu năm thì mặn, mà từ tháng 7 âm lịch đến cuối năm là chay.

1. Lễ cúng mặn từ tháng 1 âm lịch tới tháng 6 âm lịch

+ 1 bình bông

+ 5 thứ trái cây

+ 5 cây nhang

+ 5 chóe nước, rượu, trà khô

+ 2 đèn cầy

+ Bao thuốc

+ Gạo, muối hột

+ Vàng bạc đại 2 miếng.

+ Một bộ tam sên gồm: 1 miếng thịt ba rọi, 1 hột vịt, 1 con tôm (hay cua), tất cả đều luộc.

+ Mâm cơm lễ mặn

2. Lễ cúng chay từ tháng 7 âm lịch đến cuối năm, tháng 12 âm lịch

+ 1 bình bông

+ 5 thứ trái cây (nên có trái dừa)

+ 5 cây nhang

+ 5 chóe nước, rượu, trà khô

+ 2 đèn cầy

+ Bao thuốc

+ Gạo, muối hột

+ Vàng bạc đại 2 miếng.

+ Bánh chay như là bánh ít, bánh tét, bánh ngọt…

+ Mâm cơm chay

3. Những điều nhất định phải nhớ khi cúng

+ Trước khi đốt nhang, gia chủ cần phải thay nước uống, thay lọ hoa, lau dọn sạch sẽ…

+ Không được để chó mèo quậy phá làm kinh động bàn thờ Thần Tài, sẽ đắc tội lớn.

+ Hàng tháng phải lau bàn thờ, “tắm rửa” cho Thần Tài, Ông Địa vào ngày cuối tháng và ngày 14 âm lịch với nước lá bưởi, hay rượu gừng, hoặc rượu ngũ vị hương.

+ Khăn để lau rửa cho ban thờ và tượng Thần Tài, Ông Địa phải là khăn riêng, không được dùng vào việc khác.

+ Gạo, muối sau khi thắp hương xong thì cất lại dùng cho có lộc, không được rải ra ngoài.

+ Vàng, bạc đại phải đốt ở ngoài.

+ Rượu hay nước thì đứng ngoài cửa hắt vào nhà nhằm mang ý nghĩa rước tài lộc về nhà.

+ Bộ tam sên hay bánh trái chia nhau trong nhà dùng không cho người ngoài kẻo mất hết lộc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0989349119