Hành lang là con đường nối liền các phòng, nó giống như mạch máu của ngôi nhà, có tác dụng dẫn không khí vào nhà. Phong thủy hành lang không những là chìa khóa của sự lưu chuyển không khí, mà còn liên quan mật thiết đến đời sống của con người. Nếu muốn không khí trong nhà lưu thông thuận lợi, gia chủ cần luôn giữ cho hành lang được sạch sẽ và thông thoáng thì vượng khí mới tới được tất cả mọi nơi trong nhà, giúp căn nhà và người sống ở trong luôn đắc được may mắn, thuận lợi trong cuộc sống.
Vậy có những điều gì mà quý gia chủ cần lưu ý khi bố trí hành lang cho căn nhà của mình?
Phong thủy hành lang thế nào mới vượng trạch?
Nếu muốn thiết kế hành lang một cách hợp lý thì cần phải xem xét đến nhiều yếu tố. Không nên vi tiết kiệm quá mà xây hành lang ngang qua các phòng riêng tư, nhưng cũng không nên quá phô trương mà xây hành lang quá lớn. Thông thường, hành lang tốt nhất là nên rộng trên 1.2m và phải phối hợp với lan can, trụ cột để làm.
Ngoài ra, hành lang trong nhà không nên xây giống như khách sạn hay nhà hàng mà chỉ cần một hành lang dài, nối liền các phòng với nhau. Đặc biệt trong bố cục căn nhà, nếu để hành lang chia căn phòng ra làm đôi là rất xấu. Nếu chỉ xét là đường đi lại trong nhà thì khi cải tạo hành lang phải chú ý về độ dài: không quá ⅔ độ dài của căn phòng.
Bên đó cần lưu ý rằng không nên thiết kế hành lang theo hình chữ “hồi”. Có thể hiểu là điểm đầu và điểm cuối của hành lang không được chạm nhau. Nếu hai đầu hành lang chạm nhau sẽ bất lợi cho gia chủ. Nhà vệ sinh cũng không nên xây ở đầu hành lang để tránh uế khí từ đây theo lối hành lang đi vào các phòng công năng khác trong nhà.
Phong thủy hành lang chia căn nhà thành hai phần có ý nghĩa như thế nào?
Theo phong thủy, hành lang dẫn khí không nên nằm chính giữa chia đôi ngôi nhà. Điều này vừa gây ảnh hưởng xấu về mặt tâm lý, gây cảm giác chia cắt nội bộ trong gia đình, vừa khiến kích thước các không gian khác trong nhà bị hạn chế. Gió hút, gió lùa và tiếng ồn cũng lan truyền theo “ống hút” hành lang này nhiều hơn.
Một số ngôi nhà cũ thường có kiểu thiết kế hành lang dài hơn ngôi nhà. Nếu bạn muốn chọn ngôi nhà có kiểu hành lang dài này thì cần phải lưu ý thiết kế hành lang ở một bên của ngôi nhà, có thể ở bên trái hoặc bên phải tùy vào thẩm mỹ của bạn, nhưng tuyệt đối không nên đặt ở giữa.
Bên cạnh đó, nếu hành lang ở vị trí trung tâm chia đôi ngôi nhà, các cửa phòng trong nhà sẽ đối diện nhau tạo thành bố cục tương xung. Trong phong thủy, thế nhà này gọi là thế “nhất tiễn xuyên tâm”, không tốt cho vượng khí của căn nhà cũng như những người sống trong căn nhà đó.
Phong thủy hành lang có dạng chữ “hồi”
Bạn có thể bắt gặp trong rất nhiều tài liệu về phong thủy đều khuyên gia chủ không nên xây hành lang kiểu chữ “hồi”. Vậy kiểu hành lang chữ “hồi” thực sự là kiểu hành lang như thế nào mà lại không nên xuất hiện trong căn nhà?
Chữ “hồi” trong tiếng Hán viết như sau 回. Có thể thấy rõ ràng trên mặt chữ, chữ “hồi” gồm hai bộ khẩu ghép lại với nhau, thoạt nhìn giống như một đường quanh không có lối thoát. Nếu xây hành lang kiểu này, người đi vào trong rất khó phân biệt phương hướng, cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt.
Ngoài ra, có một số cơ sở giải trí, sòng bài,…thường được xây dạng hình tròn vì kiến trúc hình tròn và không gian vòng có trường khí xoắn ốc, dễ kích thích sóng điện não của con người, từ đó làm giảm khả năng phân biệt và phán đoán của những người chơi trong đó. Những loại nhà có kiến trúc kiểu này chúng ta nên tránh xa.
Phong thủy hành lang: chú ý ánh sáng
Vì hành lang tượng trưng cho vai trò xã hội của gia chủ cho nên không nên để quá u tối, sẽ làm giảm uy tín và địa vị của chủ nhà. Vì vậy, nên giữ độ sáng thích hợp cho hành lang bằng cách luôn giữ cho hành lang đủ ánh sáng. Nếu là ban ngày thì nên có ánh sáng mặt trời chiếu vào, còn ban đêm thì nên lắp đèn để giữ cho hành lang luôn sáng sủa, tăng thêm vận khí cho chủ nhân căn nhà.
Hành lang luôn luôn phải đảm bảo ánh sáng, giúp vượng khí trong gia đình được lưu thông tốt hơn (Ảnh minh họa)
Khi lắp đèn cho hành lang, gia chủ cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:
– Không lắp kính trên trần để phản chiếu ánh sáng đèn, bởi việc này sẽ tạo ra cảm giác choáng váng, không có lợi cho người đi lại trong hành lang.
– Không nên chọn đèn có nhiều màu sắc, vì ánh sáng hỗn loạn không thể cải thiện phong thủy, ngược lại còn ảnh hưởng đến dòng lưu chuyển của không khí.
– Không nên chọn đèn có ánh sáng mờ ảo, khó nhìn thấy được các vị trí xung quanh. Loại đèn này vừa gây nguy hiểm vào ban đêm khi người trong nhà muốn di chuyển đến các phòng công năng khác trong nhà, hơn nữa, sự mờ ảo này khiến tư duy con người bị ảnh hưởng nhiều.
– Nên lắp đèn thẳng hàng và chỉ lắp từ 1 đến 2 bóng đèn để vừa tạo ra cảm giác thăng bằng, lại không làm cho hành lang quá sáng gây cảm giác hoa mắt, chóng mặt. Ngoài ra, nếu lắp quá nhiều đèn cũng khiến hỏa khí của khu vực hành lang tăng cao, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của những thành viên trong gia đình.
Phong thủy hành lang và tủ đựng đồ
Để tối ưu hóa và tận dụng tối đa các khoảng không gian phía trên, nhiều gia đình thường hay lắp tủ đựng đồ ở khu vực hành lang. Trong phong thủy, việc này không hề phạm phải điều gì cấm kỵ cả, bởi vậy các gia chủ hoàn toàn có thể thực hiện được.
Lưu ý, khi sử dụng tủ đựng đồ ở khu vực hành lang, chỉ nên sử dụng để chứa những vật dụng có kích thước và trọng lượng không quá lớn để tránh một thời gian dài sẽ gây ra cảm giác nặng nề, căng thẳng và ức chế, ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của gia chủ và người thân.
Trên đây là một số lưu ý mà Phong Thủy Lộc Tài muốn gửi tới các quý gia chủ khi xây dựng và bố trí hành lang cho căn nhà của mình. Mong rằng thông qua bài viết này, quý gia chủ đã có thêm nhiều thông tin trong việc lựa chọn bố trí các công năng trong nhà sao cho hợp lý, hợp phong thủy để đắc được nhiều vượng khí. Nếu phong thủy hành lang căn nhà của bạn có gặp phải bất cứ thế sát nào, hãy liên hệ với Phong Thủy Lộc Tài qua số hotline 0989.349119 để được đội ngũ Trợ lý hỗ trợ tư vấn cụ thể nhé!