Tết Nguyên Đán là dịp lễ lớn nhất của người Việt Nam. Đây là dịp để gia đình đoàn viên, con cháu đi làm ăn xa về tề tựu với gia đình. Tết đã xuất hiện từ rất lâu rồi, nhưng đến bây giờ vẫn luôn giữ được bản sắc và những giá trị truyền thống tốt đẹp. Có những Phong Tục cổ truyền dù thời thế có thay đổi cũng không hề bị mai một theo thời gian.
Lễ cúng ông Công ông Táo là văn hóa tâm linh được gìn giữ từ bao đời nay. Đây là một trong những lễ cúng quan trọng dịp cuối năm vì thể bạn nhớ lưu ý tránh những điều kiêng kỵ trong lễ cúng ông Công ông Táo.
Theo quan niệm dân gian, từ 12h trưa ngày 23 tháng Chạp là thời điểm các Táo bay về trời. Thời gian cúng lễ Táo quân không quá nghiêm ngặt nhưng không nên để quá muộn, gia chủ có thể bắt đầu từ ngày 21 tháng Chạp, nhưng nhất thiết không được làm lễ quá muộn. Gần đây có khá nhiều gia đình vì bận rộn nên họ vẫn có thể làm lễ vào tối ngày 23.
Khi hương cháy được hết 2/3 cây là coi như lễ cúng hoàn thành, gia chủ có thể hóa vàng, thả cá phóng sinh để tiễn Táo về trời.
2. Đi thăm mộ của tổ tiên
Một phong tục ngày Tết nối tiếp sau cúng ông Công, ông Táo sẽ là thăm viếng, dọn dẹp nơi an nghỉ của ông bà, người thân. Đây là một phong tục phổ biến, thể hiện đạo hiếu và lòng biết ơn, kính trọng với đấng sinh thành, bậc tổ tiên đã khuất.
3. Dọn nhà cuối năm
Dọn nhà cuối năm không chỉ là nét đẹp truyền thống xưa nay của người Việt, mà còn là thói quen tốt để tất cả các thành viên trong gia đình cùng chung tay dọn dẹp chuẩn bị cho một không gian tươi tắn sạch sẽ, để mọi người sẽ cùng nhau quây quần trong những ngày Tết.
Khi tiến hành dọn nhà cuối năm, người Việt cũng rất chú trọng lau dọn ban thờ, rút tỉa chân nhang để chuẩn bị đón Tết. Riêng về cách rút chân nhang bát hương, xem chi tiết ở bài viết sau:
4. Gói và nấu bánh chưng, bánh tét
Một phong tục ngày Tết được xem như là đặc trưng không thể thiếu và được rất nhiều gia đình vẫn giữ đến hiện tại chính là gói và nấu bánh chưng, bánh tét. Bánh chưng, bánh tét là một trong những món ăn truyền thống không thể thiếu vào dịp Tết Nguyên Đán của nhiều gia đình. Mọi người sẽ cùng nhau gói và nấu bánh, thức thâu đêm trò chuyện cùng nhau.
5. Xin chữ, câu đối Tết
Những câu đối đỏ ngày Tết thường gợi cho chúng ta rằng ngày Tết đang đến gần, không khí xuân bao trùm lên cảnh vật tạo nên một cảm giác ấm áp khi về bên mái ấm gia đình.
Ngày nay, câu đối đỏ còn dùng để làm món quà ý nghĩa lời chúc tụng nhau một năm mới ngập tràn may mắn, câu đối còn là cây cầu kết nối những tâm hồn đồng điệu cùng nhau của những người yêu văn thơ, thể hiện ý chí quan điểm tình cảm của tác giả.
6. Thăm mộ tổ tiên, rước vong linh ông bà về ăn Tết
Người Việt rất coi trọng nguồn cội của mình và mỗi năm, tục thăm mộ tổ tiên như một nét văn hóa nhắc nhở con cháu phải nghĩ đến ông bà gia tiên mỗi độ xuân về. Đó cũng là thể hiện của tình cảm hướng về với nguồn cội, là thể hiện lòng hiếu, là một nghi thức để giáo dục cho đời sau về lòng hiếu thảo, tri ân các bậc tiền nhân.
Dù tất bật thế nào đi chăng nữa trong cuộc mưu sinh, dù cả năm bôn ba làm ăn ở nơi xa, nhưng đến ngày này, chốn quay về vẫn là gia đình.
Công việc trong lễ tạ mộ là dọn dẹp sạch sẽ cho phong quang, thoáng đãng mộ phần của người đã mất. Là mộ đất có thể đắp lại nấm cho đầy đặn, dọn sạch cỏ dại, thắp nén hương mang lại cảm giác ấm áp…
7. Đón mừng khoảnh khắc giao thừa
Đón mừng khoảnh khắc giao thừa là một trong những phong tục ngày Tết cực kỳ quan trọng, được xem là quyết định mọi điều may mắn trong năm mới. Đây là thời điểm chuyển giao từ năm cũ sang năm mới, là khoảnh khắc giao thoa giữa con người và đất trời trở nên gần gũi hơn. Trong đêm giao thừa có rất nhiều hoạt động đa dạng như bắn pháo bông, cúng giao thừa, chúc tết, lì xì,…
8. Cúng tất niên
Cúng tất niên là một nghi lễ vô cùng quan trọng theo phong tục ngày Tết Cổ truyền của người Việt Nam. Vào ngày 30 Tết, các gia đình đều sẽ dâng mâm cỗ một cách tươm tất để thắp hương mời thần linh, ông bà tổ tiên về ăn Tết cùng với gia đình. Đồng thời để sum vầy tụ họp cùng con cháu để kết thúc năm cũ và chào đón một năm mới.
9. Cúng giao thừa
Đêm Giao thừa hay còn gọi là đêm Trừ tịch là một đêm quan trọng đánh dấu cho một năm cũ kết thúc và một năm mới đã đến.
Cúng giao thừa hay lễ trừ tịch là lễ quan trọng nhất trong Tết Nguyên đán được thực hiện vào nửa đêm 30, rạng sáng mùng một Tết. Lễ thường được tiến hành vào giờ Chính Tý, tức đúng 12h đêm hôm 30 tháng Chạp.
Ý nghĩa của lễ này là dẹp bỏ đi quá khứ, những phiền nhiễu để đón những cái mới mẻ tốt đẹp của năm mới sắp tới. Lễ cúng giao thừa còn là lễ để “khu trừ ma quỷ”, do đó có từ “trừ tịch”
10. Đi chùa, hái lộc đầu xuân
Đi lễ chùa, hái lộc đầu năm là một nét đẹp tâm linh trong phong tục ngày Tết được rất nhiều người Việt Nam xem trọng. Mọi người đều đi lễ chùa nhân dịp đầu năm để thể hiện lòng tôn kính với Phật, thần linh và tổ tiên. Vừa để cầu cho một năm mới nhiều điều may mắn, tài lộc và bình an cho gia đình.
11. Đi lễ chùa đầu năm
Phong tục đi chùa đầu năm mới vừa là khởi đầu mùa Xuân, khởi đầu của sự sống và nó trở thành yếu tố tâm linh gắn với văn hóa, tín ngưỡng của người Việt.
Cửa chùa đất Phật là chốn bình yên, thanh tịnh, ngày đầu năm mới, người người nhà nhà cùng đi chùa là để hướng con người nghĩ đến cái tâm tốt lành, hướng thiện, đức từ bi, trí tuệ của nhà Phật.
12. Xin chữ dịp đầu xuân
Vào dịp đầu năm mới, mọi người thường sẽ rủ nhau đi xin chữ đầu xuân để treo trong nhà để cầu mong mọi điều tốt đẹp sẽ đến với gia đình và người thân. Mỗi người sẽ có những mong muốn xin các dòng chữ khác nhau, nhưng đều chung một mong muốn là mọi sự tốt lành, gia đình thuận hoà, tài lộc, sức khỏe.
13. Xông đất
Bước sang một năm mới, mọi người tin rằng ngày đầu tiên năm mới suôn sẻ thì cả năm sẽ gặp may, vì thế người đến nhà chúc Tết đầu tiên rất được xem trọng với niềm tin đó là người mang đến may mắn cho gia đình.
Người ta thường nhờ người hợp tuổi, hợp mệnh đến xông đất xông nhà, cầu mong sang năm lấy được vía tốt của người xông nhà. Người khách đó đến vào sáng mồng 1 phải do chủ nhà sắp đặt trước và cả gia đình sẽ ra đón tiếp vui vẻ, nhiệt tình và nhận những lòi chúc tốt đẹp đến với gia đình mình.
Người ấy chỉ đến khoảng năm mười phút mang theo những lời chúc, nhưng đã mang đến niềm vui và sự tin tưởng gia đạo mình sẽ may mắn cả năm. Còn người đi xông đất họ vui vì đã cho đi những điều tốt lành, làm phước giúp mọi người
14. Mừng tuổi
Mừng tuổi hay lì xì ngày Tết là một trong những Phong tục cổ truyền Tết Nguyên Đán mà được trẻ nhỏ mong chờ nhất. Vào những ngày Tết người lớn thường tặng cho trẻ con một khoản tiền nho nhỏ đã được bỏ trong phong bao.
Đây là số tiền có ý nghĩa tượng trưng cho may mắn và tài lộc, gọi là tiền mừng tuổi. Từ “lì xì” được cho là có nguồn gốc từ tiếng Trung Quốc, là cách đọc của từ “lợi thị” hoặc “lợi sự” (phát âm theo giọng Quan Thoại là li shi, theo giọng Quảng Đông là lì xì, lầy xì), có nghĩa gốc là một món đồ hay món tiền mang đến lợi lộc, vận tốt, vận may. Tặng lì xì là tặng món tiền thể hiện điều lành và may mắn cho đứa trẻ.
15. Chúc Tết
Chúc Tết cũng là một trong những Phong tục cổ truyền Tết Nguyên Đán được gìn giữ qua biết bao thế hệ, thể hiện lòng hiếu thảo, sự tri ân của con cháu với ông bà cha mẹ, thầy cô – những người có công sinh thành, nuôi dưỡng và giáo dục ta nên người.
Vậy mới thấy, người Việt Nam ta vẫn còn giữ được rất nhiều nét đẹp truyền thống trong ngày Tết Nguyên Đán. Thế hệ trẻ sau này, hãy cùng chung tay lưu truyền, gìn giữ để những truyền thống này mãi mãi không bao giờ mất đi.