Phong tục lì xì đầu năm của người Việt Nam

Lì xì hay mừng tuổi đầu năm là một nét đẹp truyền thống, một phong tục từ lâu đời trong dịp Tết của người dân Việt Nam. Mừng tuổi đầu năm là để lấy vía may mắn, cầu mong những điều tốt đẹp trong năm mới. Không quan tâm mệnh giá là bao nhiêu bởi giá trị lớn nhất chính là ý nghĩa tinh thần mà nó mang lại.

Phong tục lì xì đầu năm của người Việt Nam

1. Nguồn gốc của phong tục lì xì đầu năm mới

Lì xì là một tên gọi của tục lệ trong dịp Tết Nguyên đán ở các nước Á Đông và Việt Nam, đó là lệ đặt tiền vào chiếc phong bì nhỏ có trang trí màu vàng son rực rỡ để mừng tuổi trẻ em.

Tục lệ lì xì đầu năm mới đã có từ thời xa xưa, xuất xứ từ Trung Quốc. Tương truyền, có một con yêu quái chuyên xuất hiện vào đêm giao thừa, thích xoa đầu những đứa trẻ đang ngủ ngon giấc làm chúng bị sốt cao hoặc trở nên ngớ ngẩn. Vì thế những gia đình có con nhỏ phải thức cả đêm để canh không cho yêu quái làm hại con mình.

Một lần, 8 vị tiên đi ngang thấy vậy liền hóa thành những đồng tiền nằm bên chỗ mấy đứa trẻ, cha mẹ chúng cũng đem gói những đồng tiền này vào tấm vải đỏ để xua đuổi yêu quái. Không ngờ phép lạ ấy lại thật sự hữu dụng. Khi con quái vật đến, những đồng tiền lóe lên khiến nó sợ phải bỏ chạy.

Câu chuyện này nhanh chóng lan truyền khắp nhân gian. Từ đó, mỗi lần Tết đến, người ta lại bỏ tiền vào trong những cái túi màu đỏ tặng trẻ con, để trẻ chóng lớn và khỏe mạnh và hành động đó chính là lì xì, hay còn gọi là mừng tuổi đầu năm mới.

2. Phong tục Lì Xì đầu năm của người Việt Nam

Ngoài tên gọi lì xì, người Việt còn gọi việc tặng tiền trong phong bì đỏ cho trẻ nhỏ những ngày đầu năm là mừng tuổi. Cái tên chứa đựng ý nghĩa tốt đẹp của hành động nhỏ này. Khi cùng bố mẹ tới nhà họ hàng người thân bạn bè chúc Tết thì người lớn sẽ tặng cho những đứa trẻ chút tiền bỏ trong bao đỏ với mong muốn tặng thêm tuổi, tăng thêm may mắn cho chúng.

Đây là lời chúc sức khỏe, bình an và là sự trao truyền giữa càng thế hệ, người lớn luôn che chở cho trẻ nhỏ để chúng phát triển thuận lợi nhất. Số tiền trong phong bao đỏ nhiều ít không quan trọng bởi đây là tiền may mắn, tiền chúc mừng, mừng cho tuổi mới, chia sẻ tình cảm yêu thương của người lớn tới trẻ nhỏ. 

Hành động trao đi cũng tượng trưng cho sự gắn kết cộng đồng của người Việt, trẻ con trao đi câu chúc Tết, người lớn trao đi bao lì xì, tạo thành mối quan hệ hài hòa sum vầy đầm ấm. Người ta tin rằng càng cho đi nhiều thì càng nhận lại được nhiều, hạnh phúc may mắn tài lộc càng dồi dào. 

Tiền được đựng trong phong bao đỏ – màu của cát tường, hỉ sự và rạng rỡ thể hiện không khí mừng vui phấn chấn ngày Tết nhưng vẫn không quên đi sự kín đáo tế nhị. Mỗi đứa trẻ đều được nhận phong bao như nhau, không so bì ganh tị, không quan trọng số tiền mà tất cả đều là lời thân thương với biết bao hi vọng tốt lành nhất, bình an nhất. 

Và đặc biệt, không chỉ người lớn mừng tuổi trẻ con mà con cháu cũng sẽ mừng tuổi cho ông bà cha mẹ, những người lớn tuổi trong gia đình để tri ân, chúc thọ, chúc mừng năm mới. Người Việt có truyền thống tôn trọng người già, ngày mùng 1 đầu năm cả gia đình quây quần đón xuân, chúc tụng và con cháu đưa phong bao đỏ để chúc người lớn trong nhà dồi dào sức khỏe, an khang thịnh vượng, phúc lộc lâu dài.

3. Những điều kiêng kỵ khi nhận bao lì xì để mang lại nhiều may mắn

Phong tục lì xì đầu năm của người Việt Nam

Nên dùng phong bao lì xì màu đỏ

Ý nghĩa của việc tặng lì xì không nằm ở số tiền bên trong đó mà nằm ở chiếc phong bao màu đỏ. Những người nhận được phong bao lì xì màu đỏ đầu năm mới đồng nghĩa sẽ có một năm mới bình an, hạnh phúc. Bởi màu đỏ là màu tượng trưng cho năng lượng, hạnh phúc và may mắn. Tặng phong bao màu đỏ là một cách để gửi lời chúc tốt đẹp và may mắn trong dịp năm mới.

Những người đã làm ra tiền nên lì xì cho người khác

Theo truyền thống, nếu bạn là người đã bắt đầu làm ra tiền, đó là thời điểm bạn bắt đầu trải nghiệm việc sẽ lì xì cho người khác. Đây là cách bạn chia sẻ điều phước lành trong năm của mình cho người thân, bạn bè đồng thời đón nhận những may mắn trong năm mới từ người khác. Thực chất là quy luật cho và nhận mà ta nên tuân theo.

Thông thường, số tiền lì xì phụ thuộc vào thu nhập của bạn. Tuy nhiên, nếu bạn là người chưa có gia đình thì cũng không nhất thiết phải lì xì cho người khác.

Nên dùng tiền mới để lì xì

Tiền cũ được đặt trong bao lì xì mang lại âm khí xấu không phù hợp cho một năm mới. Chính vì thế, dịp cuối năm là khi nhiều người thường đi đổi tiền mới tại các ngân hàng để lì xì cho người khác.

Số tiền trong phong bao tránh con số 4

40 nghìn đồng hoặc 400 nghìn đồng là những con số không nên đặt trong phong bao lì xì. Trong phong thủy, số 4 liên quan đến chữ “tử” nghĩa là cái chết, được coi là không may mắn. Con số thích hợp nên đặt trong bao lì xì là 8.

Luôn chuẩn bị sẵn phong bao lì xì

Phong bao lì xì cần được chuẩn bị sẵn để tiện lì xì, tránh trường hợp gặp người bất chợt và muốn lì xì nhưng lại không có hoặc lúc đó mới bắt đầu đi kiếm phong bao lì xì.

Nhận bao lì xì bằng 2 tay

Luôn luôn nhận phong bao từ người khác bằng cả hai tay để bày tỏ lòng cảm ơn và trân trọng. Thật bất lịch sự khi dùng một tay để nhận phong bao từ người khác.

Không mở phong bao trước mặt người tặng

Thật thiếu lịch sự nếu như bạn mở ngay chiếc phong bao lì xì trước mặt người tặng. Việc mở phong bao lì xì nên thật sự riêng tư.

Phong tục lì xì ngày Tết hể hiện chân tâm thành ý, tình cảm yêu thương gắn bó của những người thân trong gia đình, tạo ra sợi dây kết nối mọi người với nhau. Đó chính là ý nghĩa, là giá trị mà tục lệ này đem lại. Đây là một phong tục truyền thống tốt đẹp cần được lưu truyền, kế thừa và phát huy.

Xem thêm: Phong tục chúc tết của người Việt Nam

 

 

 

 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0989349119