Tết Hàn Thực năm 2024 và những điều cần biết

Tết Hàn Thực là một ngày lễ quan trọng của ngày người dân Việt Nam, đây là nét đẹp truyền thống, văn hóa lâu đời mà chúng ta- những thế hệ sau cần gìn giữ và phát huy. Hãy cùng Phong Thủy May Mắn tìm hiểu về tết Hàn Thực năm 2024 qua bài viết sau đây.

Tết Hàn Thực năm 2024 và những điều cần biết

1. Nguồn gốc

Tết Hàn thực còn được gọi là Tết Bánh trôi – bánh chay (“hàn thực” có nghĩa là “thức ăn lạnh”), được diễn ra vào ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch. Tết Hàn Thực xuất hiện chủ yếu ở Trung Quốc và Việt Nam.

Tết hàn thực được biết đến là một ngày lễ thường lệ của Việt Nam, trong tiếng Hoa “hàn thực – 寒 食 ” nghĩa là “thức ăn lạnh”. Mỗi lần đến Tết hàn thực mọi người đều nặn bánh trôi, bánh chay cúng lên tổ tiên vào ngày 3/3 Âm lịch hàng năm.

Tết Hàn Thực có nguồn gốc từ Trung Quốc từ thời Xuân Thu (770 – 221). Lúc đó, vua nước Tấn là Tấn Văn Công gặp loạn lạc phải sống lưu vong lúc ở nước Sở, lúc lại ở nước Tề. Sau đó, ông gặp được Giới Từ Thôi và được ông ấy hết mực phò trợ, kể cả lúc cạn kiệt lương thực ông còn lén cắt thịt mình dâng cho vua. Khi biết được việc, vua Tấn rất mực cảm kích ông.

Tuy nhiên, khi đoạt lại được ngôi vương, vua Tấn lại quên mất công lao của Giới Từ Thôi, nhưng ông cũng không oán giận, và rồi ông cùng mẹ về núi Điền Sơn ở ẩn. Thời gian sau đó, vua Tấn đến tìm Giới Từ Thôi về lĩnh thưởng, nhưng ông không màng danh vọng, tiền bạc nên đã từ chối lời mời của vua.

Trong giây phút nóng giận khi bị từ chối, vua Tấn đã ra lệnh đốt rừng để nhằm ép ông, thế nhưng hai mẹ con ông Giới Từ Thôi quyết chí bỏ mạng nơi biển lửa đúng vào 3/3 âm lịch. Khi biết chuyện, vua Tấn rất ân hận, liền cho người lập miếu thờ, lệnh chỉ được ăn đồ nguội lạnh nấu sẵn và kiêng dùng lửa trong suốt 3 ngày để bày tỏ nỗi đau và lòng ân hận.

Từ đó, mùng 3/3 âm lịch được dùng để tưởng nhớ Giới Từ Thôi, nhưng ở Việt Nam dịp này dùng để nhớ ơn ông bà tổ tiên và cội nguồn dân tộc.

2. Ý nghĩa tết Hàn Thực trong văn hóa người Việt Nam

Tết hàn thực của người Việt mang ý nghĩa hướng về cội nguồn, tổ tiên, ghi nhớ công ơn của những người đã khuất.

Cứ mỗi lần đến Tết này mỗi thành viên đều cùng nhau ngồi bên mâm cơm sum họp gia đình. Vào ngày này, các gia đình Việt sẽ chuẩn bị bánh trôi, bánh chay để lễ Phật, cúng gia tiên, thậm chí nhiều nơi cúng thần hoàng, bày tỏ lòng thành.

Tưởng nhớ những người thân đã khuất. Tết Hàn Thực về mặt nghĩa chữ là thức ăn lạnh, mọi người sẽ dùng các món ăn nguội, như một cách để tưởng nhớ về những người thân đã khuất. Cũng như trong cuốn tiểu thuyết Đông Chu Liệt Quốc của Trung Quốc đã đề cập nguồn gốc ngày lễ Hàn Thực gắn liền với sự tiếc thương cái chết của hiền sĩ Giới Tử Thôi. 

Nhưng tại Việt Nam, thì ngày lễ Hàn Thực lại mang một nét riêng bị rõ ràng khi người dân sẽ không phải kiêng lửa và đặc biệt còn chuẩn bị bánh trôi nước, món ăn nguội dân lên tổ tiên. Thể hiện sự biết ơn trước công sinh thành, dưỡng dục.

Thể hiện truyền thống tốt đẹp và nét đẹp văn hóa từ ngàn xưa thông qua việc món ăn được dâng lên ông bà tổ tiên trong dịp này, đều được làm từ những nguyên liệu dân dã, đặc trưng cho dân tộc ta. Chẳng hạn như bánh trôi hay bánh chay đều được làm từ hạt gạo, loại lương thực chính đã nuôi sống bao thế hệ người dân Việt Nam.

Tết Hàn Thực hàng năm còn là dịp để gia đình quay quần bên nhau, tự tay nắn ra những viên bánh trôi, bánh chay. Sau đó cùng nhau thưởng thức món bánh này, chia sẻ những câu chuyện vui cùng nhau. 

Trong số các mẩu chuyện xưa nổi tiếng của nước ta, thì có thể nhắc đến Lạc Long Quân – Âu Cơ với hình ảnh bánh trôi liên tưởng đến hình ảnh bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ. Dần dần thì Tết Hàn Thực đã không thể thiếu món bánh trôi truyền thống.  

3. Tết Hàn Thực năm 2024 rơi vào ngày nào

Tết Hàn Thực năm vào ngày 3/3/2024 âm lịch tức ngày 11/4 dương lịch

Năm 2024, tết Hàn Thực rơi vào ngày 3/3/2024 âm lịch, tức là ngày  11/4/2024 dương lịch.

Là ngày: Ất Tỵ; tức Can sinh Chi (Mộc, Hỏa), là ngày cát (bảo nhật).

Nạp Âm: Phúc đăng Hỏa kị tuổi: Kỷ Hợi, Tân Hợi.

Ngày thuộc hành Hỏa khắc hành Kim, đặc biệt tuổi: Quý Dậu, Ất Mùi thuộc hành Kim không sợ Hỏa.

Ngày Tỵ lục hợp Thân, tam hợp Sửu và Dậu thành Kim cục; xung Hợi, hình Thân, hại Dần, phá Thân, tuyệt Tý.

Ngày có Trực: TrừSao: Đẩu (cát) trong bộ Nhị Thập Bát Tú.

3. Tết Hàn Thực năm 2024 cúng gì

Mâm cỗ cúng Tết Hàn thực cơ bản thường có: bánh trôi, bánh chay, mâm ngũ quả, hương, hoa, trầu cau, nước lọc.

Mâm cỗ cúng Tết Hàn thực không thể thiếu bánh trôi, bánh chay. Theo quan niệm, số lẻ là số mang lại may mắn nên số lượng bát bánh trôi và bánh chay trên mâm thường là 3 hoặc 5, tùy theo từng gia đình.

Xưa kia, bánh trôi bánh chay truyền thống được làm từ bột gạo nếp, đường phên, vừng, đậu xanh. Những viên bánh trôi tròn trịa bọc lấy đường phên, ngoài rắc chút vừng trắng, bày đẹp đẽ trên đĩa.

Ngoài bánh trôi, bánh chay, mâm ngũ quả cũng là vật phẩm không thể thiếu trong mâm lễ dâng cúng ngày Tết Hàn thực. Gia chủ nên chọn 5 loại quả có đủ màu sắc xanh, đỏ, tím, vàng,… đại diện cho ngũ hành để dâng cúng tổ tiên thể hiện tấm lòng của mình, đồng thời mong ước những điều tốt lành trong ngày Tết Hàn thực.

Lễ cúng Tết Hàn thực cũng cần có ly nước sạch thanh tịnh. Theo quan niệm dân gian, ly nước sạch đại diện cho sự tinh khiết, cho chân tâm thành kính của gia chủ. Kể cả không phải ngày lễ thì ly nước sạch trên bàn thờ vẫn nên được thay thường xuyên.

Tết Hàn Thực năm 2024 và những điều cần biết: Bánh trôi

4. Những điều kiêng kỵ trong ngày tết Hàn Thực

Kiêng lửa

Theo nghĩa chữ Hán, “hàn” là lạnh, “thực” là ăn. Tết Hàn thực là ngày Tết ăn đồ lạnh. Do đó, vào ngày này, người dân Trung Quốc thường kiêng lửa, kiêng nấu nướng mà chỉ dùng những đồ ăn nguội.

Tuy nhiên ở Việt Nam, hoạt động nấu nướng vẫn diễn ra bình thường vào tết Hàn thực. Việc kiêng lửa được tượng trưng bằng việc ăn món nguội là bánh trôi và bánh chay.

Kiêng ăn mặn, sát sinh

Vào ngày này, các món chay được khuyến khích sử dụng hơn là các món mặn. Đây là ngày tạ ơn và tưởng nhớ đến cội nguồn. Việc không sát sinh sẽ giúp các linh hồn người đã mất được dễ dàng siêu thoát. Nó vừa giúp gia chủ tích đức, vừa thể hiện được tấm lòng thành kính với tổ tiên.

Kiêng tranh chấp, cãi vã

Việc tranh chấp, cãi vã giữa người thân trong nhà nếu tránh được thì nên tránh, đặc biệt trong ngày Tết Hàn Thực.

Nếu có xảy ra vấn đề gì, mọi người nên ngồi lại với nhau bàn bạc và tìm cách hòa giải, tránh để xảy ra xích mích.

Đặc biệt, mọi người nên tránh dùng những từ ngữ xui xẻo sẽ khiến không khí gia đình trở nên nặng nề.

Kiêng cúng linh đình

Phong tục trong ngày Tết Hàn thực đó là đồ ăn lạnh, đồ cúng người đã khuất cần sự thanh đạm, không quá cầu kỳ tốn kém.

Vì vậy việc tổ chức linh đình, mâm cao cỗ đầy nên tránh mà chỉ cần mâm lễ đơn giản, thành tâm cúng lễ, làm điềm lành mà thôi.

Kiêng chuyển nhà

Việc di chuyển nhà vào ngày lễ Tết Hàn thực khiến cho vong linh người mất bị xáo trộn, không tốt. Bởi lẽ, theo quan niệm, sau khi ai đó qua đời, vong linh của họ sẽ theo sát người thân trong gia đình.

Bài viết trên đây đã chia sẻ tất cả những thông tin về Tết Hàn Thực năm 2024, hy vọng giúp các bạn hiểu hơn về truyền thống tốt đẹp này. Mọi ý kiến đóng góp, thắc mắc, quý vị hãy liên hệ đến số 0989 349119 hoặc nhắn tin trực tiếp vào hộp thư của Phong Thủy May Mắn.

Hãy theo dõi Phong Thủy May Mắn để  cập nhập những thông tin về phong thủy, tâm linh, truyền thống văn hóa mỗi ngày.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0989349119