Thanh minh tuy không phải là cái tết lớn, nhưng lại gắn liền với đạo đức, với bổn phận con người Việt Nam – bổn phận của con cháu tưởng nhớ công lao của tổ phụ, của những người đi trước. Đây chính là ngày giỗ tổ chung để mọi người có dịp báo hiếu, trả nghĩa, gọi là đền đáp phần nào ơn sinh thành tạo dựng của tổ tiên. Vậy, Tết Thanh Minh năm 2024 là ngày nào và có những gì cần chú ý trong ngày này? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.
1. Ý nghĩa ngày tết thanh minh.
Tết Thanh minh mang ý nghĩa cội nguồn, nhắc chúng ta không quên hướng về quê cha đất tổ. Với đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, từ xa xưa Tết Thanh Minh đã trở thành ngày lễ quan trọng, thiêng liêng, đi sâu vào tiềm thức của người dân Việt Nam.
Ông bà ta xưa chọn Tiết Thanh Minh là ngày cắt cỏ trên mộ và đắp đất lên mộ (tảo mộ). Vì ngày này thời tiết chuyển sang ấm dần, mưa nhiều hơn, cây cỏ tốt hơn trùm lên mộ, có thể làm mộ sụt lở nên cần phải cắt cỏ, đắp thêm đất lên mộ.
Nhân lúc đi Thanh Minh tảo mộ, để tưởng nhớ tổ tiên, người thân đã khuất, mọi người có thể dạo chơi ngắm cảnh cỏ cây tươi tốt, nên còn gọi là Đạp Thanh. Nguyễn Du có câu:
Thanh Minh trong tiết tháng 3
Lễ là tảo mộ, hội là Đạp Thanh
Tiết Thanh Minh gắn liền với đạo đức, với bổn phận con người Việt Nam – bổn phận của con cháu tưởng nhớ công lao của tổ tiên, của những người đi trước.
Đây chính là ngày giỗ tổ chung để mọi người có dịp báo hiếu, trả nghĩa, gọi là đền đáp phần nào ơn sinh thành tạo dựng của tổ tiên.
Con cháu quanh năm đi làm ăn xa cũng thường trở về vào dịp này để tưởng nhớ tổ tiên và sum họp với gia đình. Thông thường, vào dịp này, người còn sống sẽ tổ chức tụ họp người thân, làm lễ tảo mộ, thăm viếng và dọn dẹp mộ phần của ông bà tổ tiên.
Công việc chủ yếu là dọn cỏ dại trùm lên mộ phần và đắp thêm cho ngôi mộ thêm đầy đặn do mùa xuân mưa phùn dễ làm cây hoang dại phát triển tốt.
Đặc biệt kiểm tra xem mộ có bị tổ mối xông hay bị các loại động vật nhỏ đục khoét hay không, nếu có cần giải quyết ngay vì đây thuộc trường hợp mộ kết, khá hung hiểm đối với phong thủy âm trạch.
Đồng thời làm lễ cúng mời những người đã khuất về nhà dùng cơm với con cháu. Con cháu tưởng nhớ, hoài niệm lại những điều tốt đẹp về ông cha với tất cả lòng thành kính.
2. Tết Thanh Minh năm 2024 rơi vào ngày nào?
Tiết Thanh Minh thường thời gian bắt đầu từ ngày 4-5/4 (sau khi kết thúc tiết xuân phân) và kết thúc vào khoảng 20-21/4 dương lịch (khi bắt đầu Tiết Cốc Vũ). Vào ngày lễ này con cháu cùng nhau kéo về thăm mộ của tổ tiên, cùng nhau dọn dẹp quét rửa mộ phần và bày mâm cúng cho tổ tiên mong tổ tiên phù hộ cho con cháu luôn khỏe mạnh bình an.
Năm 2024 Tết Thanh Minh rơi vào thứ 5 ngày mùng 4/4/2024 (26/2 âm lịch).
Ngày 26 tháng 2 năm 2024 âm lịch, tức thứ 5, ngày 4 tháng 4 năm 2024 dương lịch. Là ngày Mậu Tuất, tháng Đinh Mão, năm Giáp Thìn.
Ngày này có nạp âm là Bình Địa Mộc.
Ngày: Mậu Tuất; tức Can Chi tương đồng (Thổ), là ngày cát.
Nạp Âm: Bình địa Mộc kị tuổi: Nhâm Thìn, Giáp Ngọ.
Ngày thuộc hành Mộc khắc hành Thổ, đặc biệt tuổi: Canh Ngọ, Mậu Thân, Bính Thìn thuộc hành Thổ không sợ Mộc.
Ngày Tuất lục hợp Mão, tam hợp Dần và Ngọ thành Hỏa cục; xung Thìn, hình Mùi, hại Dậu, phá Mùi, tuyệt Thìn. Tam Sát kị mệnh tuổi Hợi, Mão, Mùi.
Ngày này tính theo Thập Nhị Trực sẽ có Trực là: Trực Phá, tính theo Nhị Thập Bát Tú sẽ là Sao Giác.
3. Tục Tảo mộ trong ngày Tết Thanh Minh năm 2024
Theo thông lệ từ trước đến nay, cứ sau tháng Giêng là người ta đã lo việc đắp mộ cho những người quá cố. Trước Thanh minh một ngày, để đi cúng mộ người ta đã chuẩn bị một bộ tam sinh, giấy ngũ sắc, nhang, đèn, giấy tiền, vàng bạc, quần áo giấy… và các loại bánh trái, thức ăn, thức uống khác tùy sở thích của mỗi nhà. Bộ tam sinh dùng để tế trong các đại lễ ngày xưa là ba con vật: bò, heo, dê. Ngày nay tùy theo tập quán của mỗi địa phương và hoàn cảnh của mỗi gia đình để làm lễ.
Công việc chính của tảo mộ là sửa sang các ngôi mộ của tổ tiên cho được sạch sẽ. Nhân ngày Thanh minh, người ta mang theo xẻng, cuốc để đắp lại nấm mồ cho đầy đặn, rẫy hết cỏ dại và những cây hoang mọc trùm lên mộ cũng như tránh không để cho các loài động vật hoang dã như rắn, chuột đào hang, làm tổ mà theo suy nghĩ của họ là có thể phạm tới linh hồn người đã khuất. Sau đó, người tảo mộ thắp vài nén hương, đốt vàng mã hoặc đặt thêm bó hoa cho linh hồn người đã khuất. Bên cạnh những ngôi mộ được trông nom, săn sóc, còn có những ngôi mộ vô chủ, không người thăm viếng. Những người có lòng nhân đức không khỏi mủi lòng thường cắm một nén hương, đốt nắm vàng mã cho những ngôi mộ này. Tại các nơi tha ma mộ địa còn có lập một cái am để thờ chung những mồ mả vô chủ gọi là Am chúng sinh và mỗi cửa am có một bà đồng sớm tối đèn hương thờ phụng.
Trong ngày Thanh minh, khu nghĩa địa trở nên đông đúc và nhộn nhịp. Các cụ già thì lo khấn vái tổ tiên nơi phần mộ. Trẻ em cũng được theo cha mẹ hay ông bà đi tảo mộ, trước là để biết dần những ngôi mộ của gia tiên, sau là để tập cho chúng sự kính trọng tổ tiên qua tục viếng mộ. Những người quanh năm đi làm ăn xa cũng thường trở về vào dịp này (có thể sớm hơn một, hai ngày vì nhiều lý do khác nhau) để tảo mộ gia tiên và sum họp với gia đình.
Vào dịp Tết Thanh Minh, người ta thường sử dụng gạo vàng Thần Tài rắc vào bát hương ở ngoài mộ và bát hương thờ gia tiên để linh khí đại thăng, chiêu tài nạp phúc, tăng thêm phúc khí cho con cháu.
Trên đây Phong Thủy May Mắn đã chia sẻ với quý vị về ngày Tết Thanh Minh năm 2024 Mọi thắc mắc và ý kiến đóng góp, quý vị vui lòng gửi đến chúng tôi bằng cách bình luận dưới bài viết hoặc gọi vào số điện thoại 0989 34 9119 để được tư vấn cụ thể về việc làm lễ ngày Thanh Minh và các ngày lễ khác trong năm.