Thờ Phật tại gia nên tụng kinh gì?

Có ba nghi lễ trợ duyên mang đến cho Phật tử công đức để đạt kết quả trên con đường tu học. Đó là Tụng kinh, trì chú và niệm Phật. Đã là Phật tử thì ai cũng biết. Thế nhưng vẫn còn có người cho rằng những nghi lễ này khá phức tạp, nếu như thực hành sai thì sẽ đắc tội với thần Phật.

Nghi thức Tụng kinh – Trì chú – niệm Phật khi thờ Phật tại gia

Theo lời Đức Phật răn dạy, dù cho tu hành bằng cách nào đi nữa, tu sai hay tu đúng, tu thành tâm hay vọng tâm thì các Phật tử đều có phúc báu nhất định nhưng với mức độ không giống nhau và đều không có tội.

Người tu vọng tâm cũng có phúc báu nhưng phúc báu sẽ ít hơn những người tu thành tâm. Người tu thành tâm mà tu sai thì cũng sẽ nhận được phúc báu nhưng ít hơn người tu thành tâm mà tu đúng.

Phật tử tu tại gia cần nắm rõ cách tụng kinh, trì chú và niệm Phật, để có thể thực hành ngay tại nhà và phát huy một cách hiệu quả trên hành trình tu học của bản thân.

Tụng Kinh gì khi thờ Phật tại gia?

Tụng Kinh

Tụng kinh là hành động đọc để nắm rõ ý nghĩa và ghi lòng lời đức Phật răn dạy. Qua đó, Phật tử có thể ứng dụng vào cuộc sống thường ngày để chuyển hóa, chế ngự tham, hận, sân, si, những thói hư tật xấu của mình.

Khi các Phật tử có chánh niệm tuyệt đối, loại bỏ những ý niệm đời thường, xóa tan nỗi lòng và suy nghĩ tiêu cực thì công đức và phước báu sẽ tạo ra mới được trọn vẹn, viên mãn.

Thờ Phật tại gia nên tụng Kinh gì? Tất cả các bộ Kinh của Đức Phật đều có ý nghĩa và phước lành, phúc báu như nhau. Cho dù các Phật tử tụng kinh gì, bằng ngôn ngữ nào và trong hoàn cảnh nào thì cũng sẽ nhận được phước báu nếu tâm một lòng hướng Phật. Vì vậy, mỗi Phật tử đều có thể chọn bất kỳ bộ Kinh nào để tụng niệm chứ không nhất thiết phải: tụng Kinh Phổ Môn, kinh Dược Sư khi muốn cầu an bình; tụng kinh A Di Đà, Vu Lan khi cầu siêu hay ăn chay mới được tụng Kinh Pháp Hoa…

Thờ Phật tại gia, Phật tử nên chọn những bộ Kinh đã được các Tăng, Ni, dịch giả dịch ra tiếng Việt. Như thế sẽ giúp quý gia chủ hiểu sâu và thấm nhuần hơn về những lời Đức Phật khuyên dạy.

Cách thức tiến hành phụ thuộc vào hoàn cảnh và điều kiện mà các Phật tử tại gia có thể linh hoạt sao cho hợp lý. Về cơ bản có những bước như sau:

  • Tư thế nghiêm chỉnh: Vệ sinh sạch sẽ, trang phục gọn gàng, chỉnh tề.
  • Sau đó dâng hương lên ban thờ Phật và vái 3 lạy, giữ nguyên tư thế chắp tay và tụng một bài Kinh mà quý Phật tử lựa chọn. Các Phật tử có thể tụng đầy đủ Phẩm.

Trong quá trình tụng niệm, các Phật tử có thể tụng thành tiếng khi ở một mình trong phòng thờ riêng hoặc tụng thầm. Dù cho tụng Kinh bằng hình thức nào đi chăng nữa: tự xướng hay có Khánh, Mõ, Chuông thì điều quan trọng nhất vẫn nằm ở sự thành tâm.

Các Phật tử trong hành trì tụng niệm cần phải giữ cho thân tâm thanh tịnh, có chánh niệm tuyệt đối, rũ bỏ ý niệm đời thường, có như vậy mới đón nhận được công đức và phước báu một cách viên mãn.

Tụng kinh niệm Phật sẽ tạo ra nhiều công đức, từ đó hóa giải những lo lắng, muộn phiền trong cuộc sống.

Nếu quý Phật tử muốn hành trì tụng niệm của mình một cách đầy đủ, bài bản hơn thì có thể bổ sung lời dẫn nhập. Sau phần dẫn nhập ta sẽ chọn một bài Kinh tùy ý chứ không cần phải nghĩ suy “Thờ Phật Tại gia nên tụng kinh gì?” Thông thường, nhiều Phật tử hay đọc bài Nguyện Hương, sau đó đọc Chí Tâm Đảnh Lễ, tiếp theo một bài Kinh và kết thúc bằng bài Bát Nhã, bài Kệ Niệm Phật, Hồi Hướng, Sám hối và Quy y.

Quý Phật tử có thể sử dụng lời dẫn nhập và phần cuối Kinh cho bất cứ bài Kinh nào, không nhất thiết phải câu nệ hình thức, nội dung và băn khoăn “Thờ Phật tại gia tụng kinh gì, sử dụng lời dẫn nhập nào?”. Bởi vì về căn bản, tất cả các bài Kinh của Đức Phật đều có giá trị tương đương nhau, với chung một mục đích khuyên răn Phật Tử ở mọi khía cạnh của cuộc sống. Điều cốt lõi nhất là mỗi Phật tử cần phải có lòng thành tâm, quyết tâm tu niệm, có thể dành ra mỗi ngày một chút ít thời gian, chắc chắn sẽ đón nhận được nhiều quả ngọt, để hóa giải những phiền lo trong cuộc sống đời thường.

Trì chú

Phật tử trì chú để được Chư Phật và chư vị Bồ Tát trợ duyên, diệt tan tà ác và đón nhận điều lành. Như: trì chú “Tiêu tai kiết tường” để giải trừ hoạn nạn, nghiệp chướng” trì chú “Lăng nghiêm” để diệt tan ma chướng và nghiệp báo nặng nề hay trì chú “Chuẩn Đề” để diệt tà trừ quỷ…

Song nhiều Phật tử tại gia bận rộn với guồng quay của cuộc sống, công việc nên thường trì Chú Đại Bi và Thập Chú, đây là những Chú ngắn và dễ hiểu. Khi trì Chú, các Phật tử phải giữ thân tâm thanh tịnh, cơ thể sạch sẽ, thái độ nghiêm trang, quần áo chỉnh tề, đặc biệt trong quá trình trí Chú, cần phải khấn nguyện một cách thành tâm, tôn kính.

Lợi lạc của việc lập bàn thờ Phật tại gia

Đại bi thần chú

Các Phật tử thờ Phật tại gia nên đặt ra mục tiêu mình sẽ trì Chú Đại Bi nào và trì bao nhiêu biến, sau đó có thể sử dụng hạt tràng chuỗi 18 hạt hay 108 hạt, có thể dùng đột ngón tay để đếm. Các Phật tử có thể thực hiện trì Chú ở bất cứ nơi nào sạch sẽ như trên xe, phòng khách…

Cũng giống với việc tụng Kinh, trì Chú là một cách bài bản nhất cần phải có trong lời dẫn nhập và kết thúc. Ở phần dẫn nhập, các Phật tử có thể chỉ tụng Pháp Giới, tụng Khẩu Nghiệp hoặc tụng Tam Nghiệp rồi tiếp theo đó đọ Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát, Nam Mô Đại Thượng Quán Thế Âm Bồ Tát. Sau phần dẫn nhập sẽ bắt đầu việc trì Chú. Trì Chú xong, Phật tử kết thúc bằng một bài Hồi Hướng bất kỳ và lời nguyện cầu được vãng sinh tịnh độ, dựa theo sở nguyện cầu của mỗi gia chủ.

Khi trì Chú, điều quan trọng nhất là các Phật tử phải chuyển hóa được tâm thức, ý niệm của mình để loại bỏ mọi tạp niệm trần tục thì những lời Chú mang lại mới thực sự có giá trị, hiệu quả và viên mãn.

Niệm Phật

Cách lập bàn thờ Phật và gia tiên chung . 11 mẫu bàn thờ Phật chung với gia  tiên đẹp nhất - Mê Nhà Đẹp
Niệm Phật đúng cách khi thờ Phật tại gia

Niệm Phật là hành động nhằm tưởng nhờ, ghi ơn đến những tấm gương sáng ngời như Đức Phật và chư vị Bồ Tát, để chuyển hóa thân tâm. Trong quá trình niệm Phật, Phật tử niệm danh bất cứ Đức Phật nào cũng đều được công đức vô lượng vô biên. Bởi vì Đức Phật nào cũng có đủ cả 10 hiệu, đồng tâm toàn giác, vô lượng từ bi, phúc khí vô biên, lòng yêu thương nhân loại, chúng sinh vô bờ, cao cả.

Phật tử thờ Phật tại gia thường niệm Tam thế Phật: Niệm Đức Phật Thích Ca Mâu Ni; niệm đức Phật A – di – đà và niệm Đức Phật Di Lặc. Đó đều là những Ngài thánh thiện, gần gũi, liên quan trực tiếp tới sở nguyện cầu của con người.

Tiến hành niệm Phật tại gia cũng giống như Trì Chú, Phật tử cần loại bỏ tạp niệm trong suy nghĩ, tấm lòng thành tâm rồi khấn nguyện. Các Phật tử có thể niệm ở tư thế thiền, đây là tư thế tốt nhất, giúp thân tâm thanh tịnh, loại bỏ nghĩ suy còn vương vấn trong lòng.

Thời gian và không gian hay lời tụng niệm to hay nhỏ, ít hay nhiều còn phụ thuộc vào thời gian, hoàn cảnh của từng quý Phật tử mà linh hoạt sao cho hợp lý nhất.

Trì Chú trong chánh niệm, không nhiễm tạp niệm sẽ đón nhận nhiều phước đức, đạt được công năng và hiệu quả cao trên hành trình tu học.

Nếu như các Phật tử niệm Phật tiếp theo khi đang hành trì tụng Kinh và Trì Chú thì phần dẫ Nhập không cần phải nhắc lại mà chỉ thêm phần Hồi Hướng. Còn nếu quý gia chủ đi vào tụng niệm Phật luôn thì chỉ cần đọc bài A Di Đà thân Kim Sắc hoặc bài Chúng Thích Tử Kiền Thiền Xưng Tán Đức A Di Đà, tiếp đó niệm Phật luôn. Các Phật tử nên lưu ý đến thời lượng mặc định khi niệm Phật sau đó tới kết thúc bằng một bài Hồi Hướng Bất kỳ và nguyện cầu tùy theo tâm ý của mỗi người.

Tụng Kinh – Trì Chú – niệm Phật là ba nghi thức cốt lõi và cần thiết dành cho các Phật tử trên hành trình tu học. Nếu như biết cách thực hiện đúng, vận dụng tâm hành trì và có sự quyết tâm trong chánh niệm thì sẽ đạt được những phước báu vô biên, công đức vô lượng, từ đó hóa giải mọi khổ đau, bi sầu trong cuộc đời muôn vạn kiếp.

Phong thủy Lộc Tài – Thuận khởi vạn sự hưng!

Hotline: 0989349119

Địa chỉ Văn phòng Thành phố Hà Nội: 232 Phạm Văn Đồng, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0989349119