THỦ TỤC BỐC MỘ

Việc một ngôi mộ đang Kết mà vô tình bốc lên, có thể xảy ra vô vàn tai họa, nặng thì chết người, nhẹ thì đau ốm, làm ăn lụn bại, con cháu mất đoàn kết, hư hỏng, trong nhà xảy ra nhiều chuyện quái dị. Mong rằng mọi người đừng xem nhẹ việc này.

Kiểm tra ngày bốc và di rời mộ

I. Lưu ý trong việc chọn ngày:

Theo lịch Âm, tháng đủ có 30 ngày, tháng thiếu có 29 ngày. Tuy lịch xếp là vậy, nhưng trong việc chọn ngày không phải cứ giở lịch ra thấy ngày 29 hoặc 30 đã là hết tháng. Ta cần phải căn cứ vào 24 tiết khí hay chỗ nào hòa trực (Tức là hai trực giống nhau nằm kề ngày nhau), lúc đó mới sang tháng khác. Bởi vậy, nhiều khi đã sang tháng mới theo lịch 5-7 ngày mà vẫn phải tính theo tháng cũ. Nên để ý là đầu tiết bao giờ cũng đi liền 2 trực giống nhau, một trực là ngày cuối tháng, một trực là ngày đầu tháng. 12 trực KIẾN – TRỪ – MÃN – BÌNH – ĐỊNH – CHẤP – PHÁ – NGUY – THÀNH – THÂU – KHAI – BẾ , mỗi ngày là một trực.

KIẾN, PHÁ, gia trưởng bệnh

TRỪ, NGUY, phụ mẫu vong

MÃN, THÀNH đa phú quý (Trực tốt)

CHẤP, BẾ, tổn ngưu dương

BÌNH, ĐỊNH, hưng nhân khẩu (Trực tốt)

THU, KHAI, vô họa ương (Trực tốt)

– Một lưu ý nữa là khi coi ngày:

a) Coi ngày giờ tẩm liệm, chôn cất, bốc mộ thì phải coi theo tuổi của người chết.

b) Tuổi và ngày nên chọn theo Tam hợp, Lục hợp, Chi đức hợp, Tứ kiểm hợp. Tránh các ngày Lục xung, Lục Hình, Lục hại. Về Ngũ hành nên chọn ngày tương sinh hay ty hòa, tránh chọn ngày tương khắc .

c) Tùy theo tháng mà khi bốc hay di dời mộ, cần phải tránh thêm các ngày Trùng tang, trùng phục, Tam tang, Thọ tử Sát chủ, Nguyệt phá, Thiên tặc Hà khôi …

d) Thông thường, khi bốc hay di dời mộ, người ta tránh làm vào các tháng hè nóng nực mà thường chọn vào các tiết từ cuối thu (Thu phân khoảng 23/09 dương lịch hàng năm) cho tới trước tiết Đông Chí (khoảng 22/12 dương lịch hàng năm). Sau đó qua năm thường chọn từ Kinh chập (khoảng 5/03 dương lịch hàng năm) tới tiết Thanh Minh (khoảng 05/04 dương lịch hàng năm).

Thủ tục bốc mộ

II. MỘT SỐ NGÀY CẦN QUAN TÂM:

1/ NGÀY ÁC SÁT:

Các ngày Giáp, Canh Tý

Giáp Tuất

Quý Mùi

Mậu Thìn

Ất Hợi

Mậu Dần

Không kể tháng nếu gặp các ngày này là Ác Sát.

2/ NGÀY THẬP ÁC ĐẠI BẠI:

Giáp, Canh Thìn

Ất, Tân Tỵ

Bính, Nhâm Thân

Đinh Dậu

Mậu Tuất

Kỷ Sửu, Hợi

3/ NGÀY BẠCH HỔ ĐẠI SÁT:

Tuần Giáp Tý: Ngày Thìn, Tuất.

Tuần Giáp Tuất: Ngày Đinh Sửu.

Tuần Giáp Thân: Ngày Bính Tuất.

Tuần Giáp Ngọ: Ngày Ất Mùi.

Tuần Giáp Thìn: Ngày Quý Sửu.

Tuần Giáp Dần: Ngày Nhâm Tuất.

4/GIỜ THIÊN LÔI:

Ngày Giáp, Ất giờ Ngọ.

Ngày Bính, Đinh giờ Tuất.

Ngày Canh, Tân giờ Sửu.

Ngày Nhâm, Quý giờ Mão.

5/ THIÊN SƯ SÁT THEO GIỜ:

Ngày Dần, Thân, Tỵ, Hợi giờ Thìn, giờ Hợi.

Ngày Tý, Ngọ, Mão, Dậu giờ Thìn, Dậu.

Ngày Thìn, Tuất, Sửu, Mùi giờ Thìn, Mùi.

6/ GIỜ KHÔNG VONG:

Ngày Giáp Thân, giờ Kỷ Dậu.

Ngày Ất Mùi, giờ Canh Ngọ.

Ngày Bính Thìn, giờ Tân Tỵ.

Ngày Đinh Mão, giờ Nhâm dần.

Ngày Mậu Tý, giờ Quý Sửu.

7/ GIỜ NHẬP QUAN KIÊNG HỒN NGƯỜI SỐNG:

Ngày Giáp, Ất giờ Mão.

Ngày Bính, Đinh kiêng giờ Sửu.

Ngày Mậu, Kỷ kiêng giờ Hợi.

Ngày Canh, Tân kiêng giờ Sửu.

Ngày Nhâm, Quý kiêng giờ Thìn.

8/ NGÀY SÁT SƯ:

Ngày Giáp Tý, Canh Ngọ: xấu với người nhà .

Ngày Bính Tý, Ất Mùi: Sát người Thầy.

Ngày Nhâm Tý: Không lợi cho tất cả.

9/ NGÀY THẬP ÁC ĐẠI BẠI KIÊNG VIỆC HUNG:

Năm Giáp, Kỷ: Tháng 3 ngày Mậu Tuất. Tháng 7 ngày Quý Hợi. Tháng 10 ngày Bính Thân. Tháng 11 ngày Đinh Hợi .

Năm Ất, Canh: Tháng 4 ngày Nhâm Thân. Tháng 9 ngày Ất Tỵ.

Năm Mậu, Quý: Tháng 6 ngày Kỷ Sửu.

Năm Bính, Tân: Tháng 3 ngày Tân Tỵ. Tháng 9 ngày Canh Thìn. Tháng 10 ngày Giáp Thìn.

Năm Đinh, Nhâm: không phải kiêng.

10/ GIỜ LIỆM KIÊNG MỘC VÂY QUANH QUAN TÀI:

Ngày Tý giờ Dậu.

Ngày Sửu giờ Ngọ.

Ngày Dần giờ Dần.

Ngày Mão giờ Sửu.

Ngày Thìn giờ Tuất.

Ngày Tỵ giờ Tỵ.

Ngày Ngọ giờ Thìn.

Ngày Mùi giờ Hợi.

Ngày Thân giờ Thân.

Ngày Dậu giờ Mùi.

Ngày Tuất giờ Mão.

III. CÔNG VIỆC CẦN CHUẨN BỊ TRONG NGÀY BỐC HAY DI DỜI MỘ:

Thông thường sau khi chọn được ngày bốc mộ, người Thày cũng cần phải xem giờ bốc mộ cho thân chủ. Tùy theo giờ tốt mà bốc, nhưng tất cả cùng phải chung một điều là bốc mộ phải làm vào ban đêm. Việc này nhằm tránh cho xương cốt gặp ánh sáng sẽ bị đen đi. Khi bốc mộ, người ta thường đào trước phần lớp đất ở phía trên trước, sau đó đúng giờ tốt mới bắt đầu mở tấm ván Thiên lên (Tấm ván Thiên là tấm ván trên nóc quan tài).

Trước khi tiến hành bốc mộ, người nhà phải có làm một cái lễ tại Gia tiên để trình báo Tổ tiên. Tại nơi bốc hài cốt ngoài nghĩa trang cũng phải có một cái lễ trình Quan Thần Linh sở tại. Thông thường là một bộ đồ Quan Thần Linh (Áo, mũ, ủng), ngựa và 1000 vàng hoa màu đỏ, giấy tiền vàng bạc, trầu cau, rượu, thuốc, đèn nến, gạo muối. Nhiều nhà còn cúng thên Tam sanh (trứng vịt luộc + Thịt lơn luộc và một nhúm tôm khô bóc vỏ), xôi, gà trống luộc nguyên con ….

Vật dụng cần thiết cho quá trình bốc mộ là một cái tiểu sành, một cái quách đặt làm sẵn, một miếng vải đỏ, một tấm ni lông, vài chai rượu nặng và nước Vang (Còn gọi là nước ngũ vị hương – Đừng nhầm với gói ngũ vị hương để nấu Ca ri – Gói Vang có bán sẵn ở tiệm thuốc Bắc) . Một vài cái xô, chậu nhựa để rửa xương.

Phần lớn việc bốc mộ diễn ra vào lúc nửa đêm, tuy nhiên tốp thợ thường phải thức trọn đêm cùng gia chủ làm công việc chuẩn bị như cúng bái và chuyển hài cốt sang mộ mới. Trung bình để bốc xong một ngôi mộ, mỗi tốp thợ phải làm việc quần quật suốt hơn một tiếng đồng hồ. Trước khi đào, họ phải xác định vị trí huyệt thật chính xác, nhiều ngôi mộ do chôn thời gian lâu, quá trình tu sửa bị sai lệch vị trí so với ban đầu, nếu không biết cách sẽ phải đào rất vất vả, có khi đào nhầm sang mộ bên cạnh.

Công việc bốc mộ thường là do những người chuyên môn bốc mộ đảm nhiệm . Khi ván Thiên được cậy ra, người ta phải đổ vài chai rượu có nồng độ cao vào quan tài để tẩy rửa âm Khí. Sau đó mới tiến hành lấy cốt. Nhiều khi gặp trường hợp hài cốt chưa phân hủy hết, người ta phải dùng xăng đổ vào mộ và đốt cháy thịt còn sót, sau đó phải dùng dao dóc những mảnh thịt còn lại và đem rửa bằng nước Vang. Sau khi nhặt hết cốt, rửa sạch, người ta trải tấm ni lông ở dưới, tấm vải đỏ ở trên và lần lượt xếp xương theo thứ tự của người. Riêng cái sọ phải dùng trà hoặc vải kê để cho mặt hướng lên trên. Mọi thứ xương phải kiểm tra cho đủ, không được phép thiếu .Có một cách mà dân gian thường sử dụng để kiểm tra đó là: sau khi “đãi cốt” xong, người ta thường cắm một bó hương to giữa lòng đáy huyệt, nếu làn khói quyện lại, bay thẳng lên có nghĩa đã hết cốt, nếu làn khói tỏa xuống, lởn vởn trong lòng huyệt có nghĩa là xương cốt của người chết chưa hết, cần phải kiểm tra lại.

>>> Xem thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0989349119