Thước Lỗ Ban và ý nghĩa sử dụng Thước Lỗ Ban trong phong thủy nhà ở

Người xưa có câu: “Có thờ có thiêng có kiêng có lành”. Việc sử dụng kích thước hợp với phong thủy luôn được người xưa đặc biệt quan tâm được mọi người truyền lại cho nhau qua nhiều cách. Và thước lỗ ban ra đời để phục vụ việc đo đạc trong phong thủy.

Tìm hiểu về Thước Lỗ Ban trong phong thủy

Thước Lỗ Ban được sử dụng trong thiết kế nhà ở, vô cùng quan trọng trong khâu xây dựng nhà ở, mua sắm đồ đạc theo phong thủy. Ý nghĩa cốt lõi là mong muốn mang lại phúc lộc, gia đình ấm êm, sung túc.

Ngày nay Thước lỗ ban phong thủy chủ yếu được sử dụng là thước giây, được chia làm 4 hàng, từ dưới lên trên gồm: Kích thước tính theo centimet, độ số Lỗ Ban (hàng thứ 2) được ghi bằng chữ chỉ các cung tốt – xấu khác nhau như Tiến tài, Lục hợp, Bảo khố, Cô quả, Thoái tài, Bệnh, Tai chí… Hàng thứ 3 cũng ghi chú như hàng thứ 2. Hàng thứ 4 (trên cùng) là số đo theo thước riêng của người ở khu vực Phúc Kiến, Đài Loan và Hồng Kông.

Thước phong thủy

Trên mặt thước, ở hàng thứ 2 và hàng thứ 3 người ta sử dụng hai màu đỏ và đen để đánh dấu các cung tốt (đỏ) – xấu (đen), nhằm giúp cho người không biết chữ Hán hoặc hiểu không rõ ý nghĩa của từ Hán cách ghi trên các cung của thước.

Xét về kích thước, người ta chia thước lỗ ban làm 3 loại, mỗi loại đều có các cung riêng. Khi sử dụng đòi hỏi người dùng phải hết sức thận trọng, không được dùng lẫn lộn các loại thước với nhau. Có 3 loại thước lỗ ban sau:

  • Thước lỗ ban 52,2 cm: Chuyên dùng trong xây dựng nhà ở. Để đo các khoảng thông thủy trong nhà như: Ô cửa sổ, ô tháng, cửa chính, cả đi, cửa sổ…
  • Thước lỗ ban 42,9 cm: Để đo các chi tiết trong nhà, đồ đạc nội thất, để đo các kích thước dương trạch.
  • Thước lỗ ban 38,8 cm: Để đo kích thước âm trạch.

Việc sử dụng thước Lỗ Ban thực tế khá đơn giản với cấu tạo như trên. Chỉ cần lấy kích thước đồ vật, kết cấu xây dựng (thông thủy) trong phạm vi các cung tốt đã được tính tương ứng ra đơn vị đo hiện đại (số mét hoặc centimet).

Tuy nhiên,một số vấn đề phát sinh khi nhiều người muốn hiểu rõ sự lựa chọn của mình sẽ mang lại lợi ích về phương diện nào (Tiến tài, Đăng khoa, Thêm đinh, Phúc đức…) trong các cung “đỏ” trên thước; kích thước của đồ dùng không thể lọt cung “đỏ” của cả hai thước; cung số ở hàng thứ 2 đỏ, nhưng ở hàng thứ 3 đen, hoặc ngược lại…

Một vài quan điểm của những người khác cho rằng khi lựa chọn kích thước (thông thủy) cho bất kỳ loại công trình hay đồ vật nào, cung tốt (đỏ) cho các kiến trúc và đồ vật thuộc loại tốt, như phòng ngủ, cửa, cổng, ban thờ, bàn ghế, giường tủ…; những cung số “đen” là sự lựa chọn cho các công trình như vệ sinh, hố ga, bể phốt…

Đối với các “nhà nghiên cứu”, ngoài việc quy độ số Lỗ Ban theo công thức tính toán hiện đại để tiện vận dụng thực tế, họ dịch các ghi chú từ tiếng Hán sang tiếng Việt, do đó cũng phạm một số sai lầm. Chẳng hạn, dịch nghĩa cung “Lục hợp” là “Sáu hướng đều tốt (đông, tây, nam, bắc, trời và đất)”.

Thực ra, “Lục hợp” là thuật ngữ chỉ địa chi hợp với nhau theo từng cặp, người Việt gọi là “Nhị hợp”. Do địa chi gồm có 12 vị, chia làm 6 cặp nên người Tàu gọi là “Lục hợp”. Trên thước Lỗ Ban, “Lục hợp” chỉ sự hóa hợp âm – dương ngũ hành theo 12 địa chi, gồm: Tí hợp Sửu, Dần – Hợi, Mão – Tuất, Thìn – Dậu, Thân – Tị và Ngọ – Mùi.

Cần hiểu rằng, sự tương hợp phải được định vị theo nguyên lí của âm dương ngũ hành, vì thước Lỗ Ban cũng được sáng tạo theo nguyên lí âm dương ngũ hành. Không thể có một độ số phù hợp với cả 4 hướng đông – tây, nam – bắc và trời – đất, vì trời – đất là biểu tượng tương ứng của dương – âm; đông – tây là mộc – kim và nam – bắc là hỏa – thủy.

Trên thước lỗ ban Tiếng Việt phần lớn từ Hán – Việt phiên âm đều đã Việt hóa, khá dễ hiểu, không nên dịch; chỉ cần dịch những từ cá biệt như “Lục hợp” chẳng hạn.

Theo đó, thước Lỗ Ban tích hợp 4 độ số đo lường, trong đó hai loại độ số được ghi bằng chữ, gồm các “cung số” như sau:

Trên hàng thứ 3 tính từ dưới lên (42.9cm) gồm 8 cung (4 cung tốt và 4 cung xấu), từ trái sang lần lượt là: Cung Tài – tốt (gồm các cung nhỏ Tài đức, Bảo khố, Lục hợp và Nghênh phúc). Tiếp theo là cung Bệnh – xấu (Thoái tài, Công sự, Lao chấp và Cô quả). Cung thứ 3 là cung Ly – xấu (Trường khố, Kiếp tài, Quan quỉ, Thất thoát). Cung thứ 4 là cung Nghĩa (Thiêm đinh, Ích lợi, Quý tử, Đại cát). Cung thứ 5 là cung Quan – tốt (Thuận khoa, Tài lộc, Tiến ích, Phú quý). Cung thứ 6 là cung Kiếp – xấu (Tử biệt, Thoái khẩu, Ly hương, Thất tài). Cung số 7 là cung Hại (Họa chí, Tử tuyệt, Lâm bệnh, Khẩu thiệt). Cung số 8 là cung Bản – tốt (Tài chí, Đăng khoa, Tiến bảo, Hưng vượng).

Ứng dụng Thước lỗ ban của Phong Thủy Lộc Tài

Ý nghĩa các cung của các loại thước lỗ ban

1. Các cung trong thước lỗ ban 38,8 cm

 Thước lỗ ban 38,8 cm gồm 10 cung, có 6 cung tốt màu đỏ và 4 cung xấu màu đen.

Cung Đinh (Con trai)

Phúc tinh: Sao phúc.
Đỗ đạt: Thi cử đỗ đạt.
Tài vượng: Tiền của đến.
Đăng khoa: Thi đỗ.

Cung Hại

Khẩu thiệt: Mang họa vì lời nói.
Lâm bệnh: Bị mắc bệnh.
Tử tuyệt: Đoạn tuyệt con cháu.
Họa chí: Tai họa ập đến bất ngờ.

Cung Vượng

Thiên đức: Đức của trời.
Hỷ sự: Chuyện vui đến.
Tiến bảo: Tiền của đến.
Thêm phúc: Phúc lộc dồi dào.

Cung Khổ

Thất thoát: Mất của.
Quan quỷ: Tranh chấp, kiện tụng.
Kiếp tài: Bị cướp của.
Vô tự: Không có con nối dõi tông đường.

Cung Nghĩa

Đại cát: Cát lành.
Tài vượng: Tiền của nhiều.
Lợi ích: Thu được lợi.
Thiên khố: Kho báu trời cho.

Cung Quan

Phú quý: Giàu có.
Tiến bảo: Được của quý.
Tài lộc: Tiền của nhiều.
Thuận khoa: Thi đỗ.

Cung Tử

Ly hương: Xa quê hương.
Tử biệt: Có người mất.
Thoát đinh: Con trai mất.
Thất tài: Mất tiền của.

Cung Hưng

Đăng khoa: Thi cử đỗ đạt.
Quý tử: Con ngoan.
Thêm đinh: Có thêm con trai.
Hưng vượng: Giàu có.

Cung Thất

Cô quả: Cô đơn.
Lao chấp: Bị tù đày.
Công sự: Dính dáng tới chính quyền.
Thoát tài: Mất tiền của.

Cung Tài

Nghinh phúc: Phúc đến.
Lục hợp: 6 hướng đều tốt.
Tiến bảo: Tiền của đến.
Tài đức: Có tiền và có đức.

2. Các cung trong thước lỗ ban 42,9 cm

Thước lỗ ban 42,9 cm được cấu tạo từ 8 cung, gồm 4 cung tốt và 4 cung xấu:

Cung Tài (Tiền bạc)

  • Tài đức: Có tiền và có đức.
  • Bảo khố: Kho báu.
  • Lục hợp: Sáu hướng đều tốt (đông, tây, nam, bắc, trời và đất).
  • Nghinh phúc: Đón phúc đến.

Cung Bệnh (Bệnh tật, ốm đau)

  • Thoát tài: Hao tiền, tốn của.
  • Công sự: Tranh chấp, thua kiện.
  • Lao chấp: Bị tù đày.
  • Cô quả: Cô độc, cô đơn.

Cung Ly (Chia lìa, rời xa)

  • Trường khố: Dây dưa nhiều chuyện.
  • Kiếp tài: Bị cướp của, mất của vì bị cướp.
  • Quan quỷ: Chuyện xấu dính dáng tới quyền chức.
  • Thất thoát: Mất mát.

Cung Nghĩa (Tình cảm)

  • Thêm đinh: Có thêm con trai.
  • Ích lợi: Có lợi ích.
  • Quý tử: Con cái ngoan ngoãn, giỏi giang.
  • Đại cát: Rất tốt.

Cung Quan (Quan chức, chức quyền)

  • Thuận khoa: Thi cử đỗ đạt.
  • Tài lộc: Tiền đến bất ngờ.
  • Tấn ích: Làm ăn tấn tới.
  • Phú quý: Giàu có (không làm cũng giàu).

Cung Kiếp (Cướp, kiếp nạn)

  • Tử biệt: Có người mất.
  • Khoái khẩu: Mất người.
  • Ly hương: Xa cách quê nhà.
  • Thất tài: Mất tiền.

Cung Hại (Thiệt hại)

  • Họa chí: Tai họa ập đến.
  • Tử tuyệt: Đoạn tuyệt con cháu.
  • Lâm bệnh: Mắc bệnh.
  • Khẩu thiệt: Mang họa từ lời nói.

Cung Bản (Vốn liếng, bản mệnh)

  • Tài chí: Tiền của đến.
  • Đăng khoa: Thi đỗ.
  • Tiến bảo: Được tiền của.
  • Hưng vượng: Làm ăn hưng thịnh.

3. Các cung trong thước lỗ ban 52,2 cm

Thước lỗ ban này có chiều dài quy đổi ra hệ mét mà L = 0,52 m. Vậy mỗi cung cho kích thước là 0,065 mét. Thứ tự các cung đo từ trái sang phải là: Quý nhân, Hiểm họa, Thiên tai, Thiên tài, Phúc lộc, Cô độc, Thiên tặc, Tể tướng.

Cụ thể như sau:

Cung Quý nhân: Gia cảnh khả quan, làm ăn phát đạt, bạn bè trung thành, con cái thông minh, hiếu thảo. Cách tính = n x L + (0,15 đến 0,065).

Cung Hiểm họa: Khi gặp cung này gia chủ sẽ bị tán tài, tán lộc, trôi dạt tha phương, cuộc sống túng thiếu, gia đạo có người đau ốm, con cái bất hiếu. Cách tính = n x L + (0,07 đến 0,13).

Cung Thiên tai: Đề phòng ốm đau nặng, chết chóc, mất của, vợ chồng sống bất hoà, con cái gặp nạn. Cách tính = n x L + (0,135 đến 0,195).

Cung Thiên tài: Luôn may mắn về tài lộc, tài năng đắc lợi, con cái được nhờ vả, hiếu thảo, gia đạo chí thọ, an vui. Cách tính = n x L + (0,20 đến 0,26).

Cung Phúc lộc: Luôn gặp sung túc, phúc lộc, nghề nghiệp luôn phát triển, tài năng đắc lợi, con cái thông minh, hiếu học, gia đạo yên vui. Cách tính = n x L + (0,265 đến 0,325).

Cung Cô độc: Hao người, hao của, biệt ly, con cái ngỗ nghịch, tửu sắc vô độ đến chết. Cách tính = n x L + (0,33 đến 0,39).

Cung Thiên tặc: Đề phòng bệnh đến bất ngờ, hay bị tai bay vạ gió, kiện tụng, tù ngục, chết chóc. Cách tính = n x L + (0,395 đến 0,455).

Cung Tể tướng: Thuận lợi về mọi mặt, con cái tấn tài, sinh con quý tử, chủ nhà luôn may mắn. Cách tính = n x L + (0,46 đến 0,52).

Trong đó: 

L = 0,52 mét.

n = 0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10…

Thước lỗ ban vô cùng quan trọng với những người làm thiết kế xây dựng, kỹ sư xây dựng, thầy phong thủy. Hy vọng bài viết này của Phong Thủy Lộc Tài sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về cây thước lỗ ban, để mọi việc luôn suôn sẻ, vạn sự như ý.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0989349119