Theo quan niệm dân gian xưa, Rồng chính là loài vật linh thiêng nhất thời bấy giờ. Ngoài ra chúng ta còn biết thêm về 9 người con của rồng do dân gian kể lại.
Rồng là loài vật linh thiêng nên thường được rất nhiều người quan tâm đến. Tương truyền thì thời xa xưa loài vật linh thiêng ấy đã sinh ra được 9 người con. Một điều khác thường là trong 9 người con đấy không ai giống hết rồng cả. Mỗi đứa con của rồng đều có 1 tính cách và khả năng riêng biệt.
Những đứa con của rồng có tên là: Li Vẫn – Bá Hạ – Bồ Lao – Công Phúc – Bệ Ngạn – Tù Ngưu – Nhai Tí – Tiêu Đồ – Toan Nghê.
Li Vẫn
Loài vật này còn có tên khác như là Si Vĩ hoặc Si Vẫn, loài rồng chỉ giống người cha nó về đầu vì nó có đầu rồng nhưng lại là mình cá, thân ngắn và miệng cực kỳ rộng. Tương truyền, Li Vẫn là loại thú cưỡi tên là Makara của chúa tể sông Hằng và Varuna – vị thần biển cả Ganga trong huyền thoại Ấn Độ.
Vì vốn loài này có miệng rất to, thích nuốt nên người ta hay đắp hình hai con rồng này há to miệng nuốt hai đầu sông trên nóc mái nhà, vừa có giá trị trang trí, vừa hàm ý nó có thể tạo mưa, tránh hỏa hoạn cho các công trình kiến trúc cũng như nhà cửa.
Bá Hạ
Nó còn được gọi là Bí Hí, ngày nay người ta thướng biết đến với tên gọi Long Quy. Hình dạng của nó được kết hợp bởi rùa và rồng với hình dạng mình rùa đầu rồng. Truyền thuyết kể rằng nó có sức mạnh kinh hồn có thể cõng cả một quả núi một cách dễ dàng, nó thường cõng Tam Sơn Ngũ Nhạc (chính là 5 ngọn núi linh thiêng của Trung Quốc) nên thường xuyên tạo ra sóng gió lớn.
Bấy giờ, Hạ Vũ là vị vua nhà Hạ, Trung Quốc liền thu phục nó. Chiêu mộ nó về giúp ông dời núi đắp sông thuận lợi cho việc trị thuỷ. Khi xong việc sợ nó tiếp tục phá người dân, Hạ vũ liền xây một tượng bia cực lớn khắc ghi công trạng của nó cho nó cõng để nó không đi đâu được nửa. Điều này hơi nghịch lý vì nó có thể cõng cả tam sơn ngũ nhạc huống chi là một tấm bia. Đây được cho là ngụ ý của người xưa muốn nói công danh còn nặng hơn Ngũ Nhạc.
Người xưa thương khắc hình ảnh của nó trên các cột, chân bia đá để mong muốn nhà cửa được vững chắc tượng trưng cho sự trường thọ và cát tường.
Bồ Lao
Loài rồng này có hình dạng như con rồng đang cong mình nhưng thân ngắn. Tuy được mệnh danh là đứa con của rồng nhưng nó rất sợ cá voi, vì sống ở ven biển nên mỗi khi bị cá voi tấn công nó đều chạy la và khóc thét rất to. Vì thế người dân luôn tạc tượng loài vật này và để trên đỉnh chuông và công cụ đánh chuông được khắc hình cá kình với ngụ ý muốn chuông kêu to và vang xa như loài rồng này kêu thét bỏ chạy khi gặp cá voi.
Công Phúc
Đây là loài vật giống với rồng nhất vì nó có đầu rồng, đặc biệt trên thân, chân và đuôi đều có vảy rồng. Truyền thuyết được kể rằng loài sinh vật này đã phạm phải quy đinh trên trời nên bị đày xuống dưới dân gian ngoài biển khơi để trong coi việc vận chuyển trong một ngàn năm.
Với việc xuất hiện của công phúc nên đã không xả ra lũ lụt hay va chạm trên sông. Nhớ ơn này của công phúc người dân đã tạc hình của nó ở các công trình hay phương tiện giao thông đường thủy… với mong muốn Công phúc tiếp tục cai quản biển sông, điều hòa dòng nước, ngăn ngừa lũ lụt cho dân chúng. Vì thế, ngoài ý nghĩa trang trí, nó còn hàm ý về sự bình yên của biển cả.
Bệ Ngạn
Loài vật này có hình dáng như một con hổ với răng nanh dài và sắc. Ngược lại với ngoại hinh của nó, loài sinh vật này rất có uy và đặc biệt trượng nghĩa. Người xưa đã dùng hình ảnh của nó trang trí trên các cửa ngục, nha môn, pháp đường. Ngụ ý răng đe phạm nhân. Điều đặc biết nhất của Bệ Ngạn là đôi mắt hổ của nó, rất oai nghiêm, dùng để quan sát để duy trì kỹ cương trên công đường.
Tù Ngưu
Loài Tù Ngưu chính xác là một con rồng nhỏ màu vàng chỉ khác với loài rồng thì sừng của Tù Ngưu sẽ là sừng lân. Loài Tù Ngưu này sinh ra với bản tánh hiền lành và đặc biệt rất mê âm nhạc. Nó thường ngự trên đầu dóng đàn để thưởng thức âm nhạc. Người xưa hay dùng hình tượng của con Tù Ngưu để trang trí cho cây đàn, ngụ ý những âm thanh phát ra từ tiếng đàn có thể hay hơn.
Nhai Tí
Tương truyền trong dân gian có câu ““Long sinh cửu tử bất thành long, thất viết Nhai Tí, tính hiếu sát, cố lập ư đao hoàn.” Ý nghĩa của câu nói này muốn đề cập đến loài Rồng sinh ra 9 người con nhưng lại không ai giống rồng, riêng người con thứ 7 là Nhai Tí, tính tình hiếu chiến, thích giết chóc. Hình dáng con này trông như con chó sói nhưng có sừng rồng, 2 sừng của nó mọc dài dọc về phía lưng với ánh mắt vô cùng dữ dằn.
Vì thế người ta hay tạc hình ảnh của nó lên những binh khi như kiếm, đao, rìu, búa,…vừa là để trang trí, vừa mang ý nghĩa trang trọng. Ngoài ra người xưa còn ngụ ý là thị uy, làm tăng thêm sức mạnh và lòng can đảm của các chiến binh nơi chiến trường. Điếu này có thể dễ dàng thấy qua các phim cổ trang chiến tranh hoặc những món đồ binh khí phong thuỷ.
Tiêu Đồ
Tiêu Đồ là loài rồng hiền hậu không thích ganh đua nên lối sống của nó rất kin đáo. Hình dạng của nó như con ốc thường cuộn tròn mình lại và không muốn ai xâm phạm lãnh thổ của mình. Ví thế người xưa thường khắc hoạ hình ảnh của chú rồng này trên cửa ra vào hoặc tay nắm mở cửa với ngụ ý là phải kín đáo răn đe kẻ không phận sự xâm nhập, giữ an toàn cho gia đạo.
Toan Nghê
Nó còn được gọi là Kim Nghê hay Linh Nghê. Có sách thì bảo nó có hình dạng đầu rồng mình sư tử, có sách lại cho rằng nó là đầu rồng mình ngựa. Điểu ưa thích nhất của nó là ngồi yên, thích khói lửa nên hình ảnh của nó được người xưa đúc làm vật trang trí trên nắp lò đốt trầm hương, ngụ ý mong muốn lò hương luôn được đốt và hương trầm luôn tỏa ngát.