Văn khấn lễ cúng mụ

Lễ cúng mụ hay cúng đầy tháng là một nghi thức truyền thống đã xuất hiện trong nền văn hóa dân gian của người Việt từ rất lâu đời. Người ta quan niệm rằng một em bé sinh ra đều được sự giúp đỡ, bảo vệ từ những vị Thần linh, cụ thể là 12 Bà Mụ và Đức Ông. Vì thế cho nên đến đúng ngày đúng tháng, cha mẹ phải cúng đầy tháng cho bé vừa cầu mong sự bình an vừa là lời bày tỏ biết ơn với những vị Thần linh đã giúp đỡ. Cúng đầy tháng cho bé một nét văn hóa đẹp, mỗi người chúng ta đều cần phải tìm hiểu để gìn giữ và tiếp nối sau này.

Văn khấn lễ cúng mụ

1. Chuẩn bị lễ cúng mụ

Lễ cúng mụ – cúng đầy tháng cho bé trai, bé gái là một nghi lễ rất quan trọng. Cúng đầy tháng như là lời cảm ơn của gia đình gửi đến các vị Thần linh đã che chở cho bé trong suốt thời gian thai kỳ, tiếp theo là mong muốn cầu bình an, sức khỏe cho bé được mau ăn chóng lớn.

Theo quan niệm dân gian, nhờ 1 bà Chúa và 12 bà Mụ mà em bé được sinh ra khỏe mạnh, đầy đủ. Trong đó, người có quyền năng cao nhất là bà Chúa. Còn 12 bà Mụ đảm nhận nhiệm vụ nặn ra hình hài cho bé, mỗi bà chịu trách nhiệm tạo hình một bộ phận trên cơ thể bé. Vì vậy, lễ vật cúng đầy tháng cho bé phải được chuẩn bị thịnh soạn và đầy đủ.

Mâm cúng đầy tháng sẽ tùy theo văn hóa của vùng miền. Mỗi nơi có một cách chuẩn bị mâm cúng khác nhau nên khó để đưa ra một công thức chung. Tuy nhiên đa số nhất người ta vẫn giữ cách chuẩn bị như sau:

Mâm cúng Bà chúa và 12 Bà Mụ:

  • 12 Chén chè nhỏ
  • 12 Đĩa xôi nhỏ
  • 12 Đĩa thịt quay
  • Bánh kẹo
  • 12 Ly rượu nhỏ
  • 12 Ly nước nhỏ
  • Giấy tiền, vàng mã, nhang đèn

Mâm cúng Đức Ông và 3 Đức Thầy:

  •  1 Tô cháo lớn
  •  1 Tô chè lớn
  • 3 Đĩa xôi lớn
  • 1 Con gà luộc
  • 1 Đĩa hoa quả
  • Giấy tiền, vàng mã, nhang đèn
  • Rượu, trầu cau

Loại chè, loại xôi mỗi nơi khác khau. Đây chỉ là những món cơ bản, ngoài ra có thể còn có đồ xào, nem chả…tùy cách chuẩn bị. Tuy nhiên dù chuẩn bị mâm cúng thịnh soạn hay đơn giản cũng cần có sự gọn gàng, chỉnh chu. Đây là điều cơ bản thể hiện sự thành kính đối với bề trên.

Và đặc biệt, ba mẹ không thể cúng thiếu đôi đũa hoa (đôi đũa được vót ngược đầu và có bông hoa trên đầu). Bởi vì theo quan niệm dân gian thì bà Chúa chỉ thích dùng đũa hoa này.

Cách sắp bàn cúng mụ

Lễ vật cúng đầy tháng cho em bé được sắp xếp theo nguyên tắc “Đông bình Tây quả”, có nghĩa là phía đông đặt bình hoa còn phía tây sẽ đặt trái cây. Và dù lựa chọn đặt mâm cúng đầy tháng cho bé ở đâu đi nữa thì các bố mẹ cũng cần bày lễ một cách hài hòa, cân đối và đầy đủ.

Thông thường người ta sẽ bày mâm cúng đầy tháng ở giữa nhà, hướng ra cửa chính hoặc gần với bàn thờ Gia Tiên, vì đây là nơi rộng rãi và linh thiêng nhất. Đồ cúng đầy tháng em bé sẽ được sắp làm 2 bàn: 1 bàn nhỏ ở phía trên sẽ bày lễ vật cúng Thần linh, Đức ông, Gia Tiên, 1 bàn lớn phía dưới bày lễ vật cúng 12 bà Mụ. Bàn trên và bàn dưới được đặt cách nhau khoảng 10 cm.

Mâm cúng lễ cúng mụ

2.Văn khấn lễ cúng mụ

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

– Con lạy chín phương Trời, con lạy mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

– Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần

– Con kính lạy Đệ Nhất Thiên Tỷ Đại Tiên Chúa

– Con kính lạy Đệ Nhị Thiên Đế Đại Tiên Chúa

– Con kính lạy Đệ Tam Tiên Mụ Đại Tiên Chúa

– Con kính lạy Thập Nhị Bộ Tiên Nương

– Con kính lạy Tam Thập Lục Cung chư vị Tiên Nương

– Con kính lạy Ngài đương niên Thái Tuế Chí Đức Tôn Thần

– Con kính lạy Ngài Thành Hoàng Bản Thổ chư vị đại vương

– Con kính lạy ngài Bản gia Thổ Địa Long Mạch Tôn Thần

– Con kính lạy hội đồng Gia Tiên nội ngoại họ……..cùng phần âm khuất mày khuất mặt hiện tiền nơi đây

Hôm nay, ngày……tháng…..năm….. (Âm lịch)

Gia chủ chúng con là:…………………………………………………..Sinh năm: …………………….

Cùng các thành viên gia đình: (Họ tên……………………. Năm sinh………………….)

Chúng con có sinh được bé trai (bé gái), đặt tên là………………………………

Chúng con cư ngụ tại:……………………………………………………………………………………….

Nay nhân ngày đầy tháng (đầy cữ đầy năm), chúng con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật và các thứ cúng dâng bày lên trước án, trước bàn tọa chư vị Tôn Thần kính cẩn tâu trình:

Nhờ ơn thập phương chư Phật, chư vị Thánh Hiền, chư vị Tiên Bá, các đấng Thần linh, Thổ Công Địa Mạch, Thổ Địa Chính Thần, Tiên tổ nội ngoại, cho con sinh ra cháu tên là…………………………………sinh ngày……………………….được mẹ tròn con vuông. Cúi xin chư vị Tiên Bá, chư vị Tôn thần giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì, vuốt ve che chở cho cháu được ăn ngoan ngủ ngon, hay ăn chóng lớn, vô bệnh vô tật, vô tai vô ương, vô hạn vô ách, phù hộ cho cháu bé được tươi đẹp, thông minh, sáng láng, thân mệnh bình yên, cường tráng, đời đời được hưởng vinh hoa.

Gia đình chúng con được phúc thọ an khang, nhân lành nở hoa, nghiệp dữ tiêu tan, bốn mùa không hạn tai ách nghĩ lo.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì. Toàn thể gia đình chúng con thành kính cảm tạ!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật

Bài viết trên đây đã chia sẻ đến quý vị về văn khấn lễ cúng mụ. Mong rằng những thông tin trong bài viết này sẽ giúp quý vị hiểu rõ hơn về quy trình, mâm lễ cũng như văn khấn lễ cúng mụ. Qúy vị có thể tham khảo thêm các bài văn khấn cho các dịp khác trong cuốn sách Văn Khấn Toàn Thư, đây là cuốn sách tổng hợp 77 bài văn khấn trong văn hóa thờ cúng của người Việt ta, rất hữu ích và tiện dụng cho các gia đình.

Xem thêm: Văn khấn lễ cúng giỗ ông bà

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0989349119