Văn khấn lễ Phật tại chùa chuẩn nhất

Đi chùa lễ Phật là một phong tục, truyền thống văn hóa tốt đẹp của người dân  Việt Nam ta từ xa xưa. Nhưng không phải ai cũng biết khi đi chùa nên khấn bái thế nào là đúng nhất. Bài viết này chia sẻ đến quý vị về bài văn khấn lễ Phật tại chùa chuẩn nhất.

Văn khấn lễ Phật tại chùa chuẩn nhất

1. Sắm lễ Phật tại chùa

Lễ vật thờ Phật khi mang đến chùa cũng cần có những lưu ý: Khi đi chùa chỉ nên sắm các lễ chay như: hương, hoa tươi, các loại quả, xôi, chè…

Trên hương án của chính điện tức là nơi thờ tự chính của ngôi chùa chỉ được dâng lễ chay tịnh, không đặt lễ mặn.

Không nên đặt tiền thật trên các ban thờ mà nên bỏ vào hòm công đức.

Không nên đặt rượu, bia, thuốc lá trên ban thờ Phật.

Hoa tươi lễ Phật nên chọn các loại hoa sen, hoa huệ, hoa ngâu, hoa mẫu đơn, hoa cúc…không dùng các loại hoa tạp hay hoa dại.

Không sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ để dâng Lễ Phật tại Chùa.

2. Văn khấn lễ Phật tại chùa

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

– Con lạy Chín Phương Trười, Mười Phương chư Phật, chư Phật Mười phương.

– Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy Đức Phật Quan Thế Âm Bồ Tát chư vị Bồ Tát.

– Con kính lạy Đức chư Hiền Thánh Tăng.

– Con kính lạy Hộ Pháp Thiện Thần, Thiên Long Bát Bộ.

– Con kính lạy Ngài đương niên Thái Tuế Chí Đức Tôn Thần.

– Con kính lạy Ngài Thành Hoàng Bản Thổ chư vị đại vương.

– Con kính lạy ngài Bản gia Thổ Địa Long Mạch Tôn Thần.

– Con kính lạy hội đồng Gia Tiên nội ngoại họ……..

Hôm nay, ngày……tháng…..năm….. (Âm lịch)

Gia chủ chúng con là:…………………………………………………..Sinh năm: …………………….

Cùng các thành viên gia đình: (Họ tên……………………. Năm sinh………………….)

Chúng con cư ngụ tại:……………………………………………………………………………………….

Hôm nay ngày lành tháng tốt, đầu xuân năm mới, đệ tử chúng con cùng toàn thể gia đình thành tâm trước Đại Hùng Bảo Điện, nơi chùa……………dâng nén tâm hương, dốc lòng kính lạy: Đức Phật Thích Ca, Đức Phật Di Đà, Mười Phương Chư Phật, Vô thượng Phật Pháp, Quán Âm Đại Sỹ, cùng Thánh Hiền Tăng.

Đệ tử lâu đời lâu kiếp, nghiệp chướng nặng nề, si mê lầm lạc. Ngày nay đến trước Phật đài, thành tâm sám hối, thề tránh điều dữ, nguyện làm việc lành, ngửa trông ơn Phật, Quán Âm Đại Sỹ, chư Thánh Hiền Tăng, Thiên Long Bát Bộ, Hộ Pháp Thiên thần từ bi gia hộ. Khiến cho chúng con và cả gia đình tâm không phiền não, thân không bệnh tật, hàng ngày an vui làm việc theo Pháp Phật nhiệm màu, để cho vận đáo hanh thông, muôn thưở nhuần ơn Phật Pháp.

Đặng mà cứu độ cho các bậc Tôn trưởng cha mẹ, anh em, thân bằng quyến thuộc cùng cả chúng sinh đều thành Phật đạo.

Đệ tử chúng con giãi tỏ tấm lòng thành cúi xin chứng giám!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

3. Những điều kiêng kỵ khi cúng lễ Phật ở chùa

Những điều cấm kỵ khi lễ Phật tại chùa

Đi chùa cầu bình an vốn là một nét đẹp trong văn hóa tâm linh của người Việt Nam. Người đi chùa cần tránh 8 điều kiêng kỵ sau, để có những điều may mắn, bình an.

Không đi cửa chính vào chùa

Khi bước vào nhà chính của chùa là nên bước vào từ cửa bên, không bước vào cửa chính giữa; đồng thời không dẫm lên bậu cửa, phải bước qua bậu cửa, nếu không sẽ phạm tội bất kính.

Cổng chính vào chùa còn gọi là cổng Tam quan, theo quan niệm xưa cửa giữa chỉ dành cho đức Phật, Thánh, Ngọc đế, Quốc vương. Vì vậy, nếu để ý bạn sẽ thấy nhiều chùa không mở cửa chính. Khi đi qua cổng Tam quan vào chùa nên đi vào cửa Giả quan (bên phải) và đi ra bằng cửa Không quan (bên trái).

Không đi giày dép vào Phật đường, Tam Bảo

Đi giày dép vào Tam bảo, Phật đường là điều kiêng kị khi đi lễ chùa. Ở hầu hết các chùa ở Việt Nam đều hướng dẫn người đến lễ đặt dép, giày ở ngoài vì khu vực Tam bảo, Phật đường là nơi tôn nghiêm, có giới hương, định hương, chân hương, đòi hỏi phải trì giới để di dưỡng thanh tịnh, tuyệt đối không gây ồn ào, hỗn tạp.

Không để trẻ em chạy loạn tam bảo, nghịch ngợm các đồ tế, sờ mó tượng Phật.

Không được làm ồn hoặc nói những lời bất kính. Đặc biệt, cần tránh thái độ thiếu cung kính như tùy
tiện dùng tay chỉ trỏ vào tượng Phật, Thánh…

Không đi cắt ngang mặt những người đang quỳ lạy

Khi bước đi không nên cắt ngang qua mặt những người đang quỳ lạy. Muốn làm lễ thì không nên quỳ phía sau những người đang đứng thắp hương.

Không dùng miệng thổi tắt hương, nến

Tuyệt đối tránh việc châm hương sau đó thổi tắt bằng miệng. Nếu muốn tắt bớt lửa hãy nhẹ nhàng dùng tay phẩy nhẹ.

Không tùy tiện nhét tiền công đức

Trong chùa luôn có nơi đựng tiền công đức rõ ràng và dễ nhìn. Nếu muốn góp tiền giọt dầu, công đức cho tăng chúng, đệ tử của Phật, hãy đặt vào các vị trí được chỉ dẫn đó.

Không chạm, sờ vào tượng Phật

Nhiều người vẫn có những quan niệm hết sức sai lầm rằng sờ mó, xoa tiền hay chạm vào tượng Phật sẽ được nhiều lợi lộc, sức khỏe. Không hề có chuyện như vậy, mà những hành vi
bất kính như vậy chỉ làm nhiễu loạn không khí thanh tịnh, linh thiêng vốn có nơi cửa Phật.

Không ăn mặc xuề xòa hoặc phản cảm

Chùa là nơi linh thiêng thờ Phật, là cõi thanh tịnh, vì vậy khi bạn đi lễ chùa cần chú ý về trang phục của mình. Khi vào chùa bạn cần mặc quần áo dài, kín cổ, giản dị, sạch sẽ, đặc biệt không mặc váy ngắn, quần cộc, áo hở hang, lòe loẹt.

Không tự ý chụp ảnh, quay phim tượng Phật

Chụp ảnh là điều kiêng kỵ khi đi lễ chùa, đặc biệt là chụp những bức ảnh tạo dáng không lịch sự, bởi chùa vốn là nơi thờ Phật, chốn linh thiêng. Đồng thời, khi đứng khấn vái, bạn cũng không nên đứng thẳng ban thờ mà nên đứng chéo sang một bên.

Bài viết trên đây đã chia sẻ đến quý vị về văn khấn  lễ Phật tại chùa. Mong rằng những thông tin trong bài viết này sẽ giúp quý vị hiểu rõ hơn về ý nghĩa  văn khấn cũng như những cấm kỵ khi lễ Phật tại chùa. Qúy vị có thể tham khảo thêm các bài văn khấn cho các dịp khác trong cuốn sách Văn Khấn Toàn Thư, đây là cuốn sách tổng hợp 77 bài văn khấn trong văn hóa thờ cúng của người Việt ta, rất hữu ích và tiện dụng cho các gia đình.

Xem thêm: Văn khấn khai trương, mở cửa hàng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0989349119