Vật phẩm tốt lành mang phúc đến cho gia đình bạn
Đó là những ai không phải lo ăn lo mặc, không phải lo lắng công việc, tâm trạng thanh thản, nhà cửa yên lành, không nhất thiết phải dư thừa tiền của, giàu có hơn người, nhưng đồ dùng tiện nghi trong nhà phải ngăn nắp sang trọng chất lượng hàng đầu, rất có thể những kẻ giàu có gấp vạn, nhưng ăn mặc bình dị, ăn uống chém to kho mặn, các món bình dân, hàng ngày lại phải bươn trải với trăm công ngàn việc, thì lại được đánh giá là giàu nhưng không tốt phúc.
Con Dơi
Ở phương Tây, người ta cho rằng con Dơi báo điềm gở qua các truyện kể hoặc phim ảnh, ta thường thấy trước khi ma quỷ hiện ra hút máu người làm cho thân chết cứng đờ, thì có hàng đàn Dơi bay ra, nhưng ở Trung Quốc lại quan niệm con Dơi là loài thú tốt lành. Vì thế họ còn gọi con Dơi là ”Phúc Thử” (tức là Chuột Phúc) vì hình dáng của nó giống hệt con Chuột. Ngoài ra, chữ Phúc trong con Dơi đồng âm với chữ “Phúc” trong tốt phúc, nên trong xã hội Trung Quốc, con Dơi là biểu tượng của Phúc.
Phúc đáo nhãn tiền
Chúng ta đều biết người Trung Quốc thích dùng hình ảnh con Dơi để biểu tượng cho Phúc, còn lỗ vuông đục giữa đồng tiền là biểu tượng cho con mắt của đồng tiền, trên đồng tiền cổ thường chạm thêm hình một con Dơi, như vậy gộp hai hình lại sẽ thành “phúc đáo nhãn tiền” . Ta thấy những bức vẽ này rất nhiều trên tranh và trên bề mặt đồ sứ.
Phúc đáo môn tiền
Vào dịp giáp Tết, người ta hai dán bức tranh xuân, trên đó viết chữ Phúc trên cửa, nhưng lại dán lộn ngược, vì treo ngược đầu đuôi thì là “đảo” mà chữ đảo lại gần giống với chữ “đáo” để mang ý nghĩa phúc đến trước cửa.
Ngũ Phúc lâm môn
Trên đồ sứ hoặc trên bức tranh, người ta vẽ năm con Dơi đậu bên cửa, tức là bao hàm ý nghĩa “Ngũ Phúc Lâm Môn” . Năm điều Phúc đó là gì? Trong sách thượng thư giải thích rằng: Phúc có 5 loại, một là Thọ (sống lâu) hai là Phú (giàu có) ba là Khang (khoẻ mạnh) bốn là Đức (làm nhiều điều nhân nghĩa) năm là Khảo chung mệnh (sống đến già). Nhưng trong dân gian lại cho rằng năm điều Phúc là Phúc, Lộc, Thọ, Hỷ, Tài. Do đó đồ Ngọc khí đeo trên người thường được chạm hình 5 con Dơi biểu thị cho điểm tốt lành.
Bách Phúc đồ
Đây là loại tranh chữ, trên đó viết đủ 100 chữ Phúc theo các kiểu tự dạng khác nhau, gọi nôm na là “bức tranh trăm phúc”. Tuy cũng thể hiện cát tường, nhưng loại tranh này không liên quan gì đến con dơi cả.
Dẫn Phúc quy đường
Có một loại tranh vẽ thần mang ý nghĩa dẫn Phúc vào nhà. Trên đó vẽ Chung Quỳ tay cầm quạt giấy, trên đầu quạt giấy có con Dơi đang đậu, ý muốn biểu đạt là dẫn Phúc vào nhà.
Phúc thần
Phương Đông có tam kinh gọi là “Phúc tinh, Lộc tinh, Thọ tinh” đều là Phúc Thần, chuyên chăm lo việc phúc phận, quan tước bổng lộc và tuổi thọ cho con người, thông thường người ta bày tam kinh “Phúc, Lộc, Thọ” vào một chỗ đều cầu mong điềm tốt lành.
Phật Thủ
Phật Thủ là một loại quả thuộc họ cam bưởi, nhưng hình dáng kỳ lạ, giống như một bàn tay mà các ngón gần duỗi ra hết, dân gian gọi là Phật Thủ (tức là bàn tay phật). Nếu bày quả Phật Thủ trong nhà nó tỏa ra một mùi hương thoang thoảng lâu tan, còn trong tranh người ta hay vẽ “một chậu Thuỷ Tiên cùng với một quả Phật Thủ” với ý nghĩa học Tiên học Phật, ngày nay đồ trang sức bằng ngọc cũng hay chạm hình này, đeo ngọc khí này trên người để cầu “phật đà” phù hộ độ trì.
Pháp luân bích (viên ngọc chạm bánh xe tượng trưng cho Phật Pháp).
Khi tất cả chúng sinh đều thành Phật thì pháp luân càng đại diện tính Phật nhiều hơn, trong Phật giáo thì pháp luân là biểu tượng cao nhất, còn pháp luân bích mang ý nghĩa tất cả các vị Phật đều đồng lòng che chở, với nội dung tăng Phúc Đức, giảm tai hoạ.
Nếu trong nhà bạn bày bài vị thờ Phật, thì nên sử dụng một chiếc cốc bàng bạc hay bằng đồng đựng gạo, rồi đặt Pháp Luân bích lên mặt gạo, ý cầu mong cho trong nhà may mắn giàu sang, lắm phúc tránh được hoạ.
Chim Khách
Người Quảng Đông gọi chim Khách là “Hỷ tước”, tục truyền coi tiếng hót của nó là dự báo điềm tốt lành, nó được vẽ rất nhiều trên tranh, trên đồ sứ, trên bình phong hoặc khắc chạm trên ngọc ngà, trong nhà treo tranh có hình chim Khách, là cầu mong niềm vui đến nhà.
Song Hỷ
Một số bức tranh trên đó viết chữ “Hỷ” để biểu thị “song Hỷ lâm môn” (hai điều vui mừng củng đến nhà), được dùng nhiều nhất trong các dịp cưới hỏi, với niềm mong mỏi hôn nhân tốt đẹp.