Đồng hoa mai là một vật phẩm quen thuộc, nhưng không phải ai cũng hiểu hết được những chi tiết được in trên đồng hoa mai. Hãy để Phong Thủy Lộc Tài chia sẻ cùng quý gia chủ nhé!
Đồng hoa mai trong phong thủy có lẽ không còn xa lạ đối với những người yêu thích phong thủy bởi tính ứng dụng cũng như công năng tuyệt vời của nó trong việc trấn trạch, kỵ tà, chiêu tài lộc cho chủ nhân. Nhưng có bao giờ bạn thắc mắc những hình tượng được in trên mặt hình của đồng hoa mai có ý nghĩa gì hay không? Hãy để Phong Thủy Lộc Tài chia sẻ cùng các bạn nhé!
Ý nghĩa của Con Dơi trong phong thủy
(Ảnh minh họa)
Loài Dơi còn được gọi là phúc thử vì chữ Dơi trong tiếng Hán đồng âm với chữ Phúc trong Phúc lộc. Dơi là loài gặm nhấm ăn đêm có đặc tính gần giống chuột nên người ta gọi là Phúc thử.
Người Trung Quốc thường sử dụng những từ đồng âm của sự vật với những thứ tốt lành để làm biểu trưng cho sự vật đó ví dụ như người Miền Nam nước ta thích trưng cây Mai trong ngày Tết vì từ Mai đồng âm với từ May trong nghĩa may mắn nhiều người cao tuổi ở đây cũng hay đọc chệch âm may mắn thành mai mắn, với chữ Lộc trong tài lộc cũng được hiểu như vậy, người Miền Bắc ta có tục đêm giao thừa đi hái lộc đầu năm, lộc ở đây là những cành, lá non đang ra mầm non mà lộc này lại đồng âm với từ bổng lộc nên hiểu theo nghĩa bóng đi hái lộc là đem tài lộc về nhà là như vậy. Tượng tự ta có thể hiểu ý nghĩa của việc sử dụng con Dơi làm biểu trưng cho sự may mắn là như vậy.
Trong phong thủy Dơi là biểu trưng cho sự may mắn, và tiền tài, ta thường thấy hình ảnh 2 con Dơi, 5 con Dơi trong những vật phẩm phong thủy hay được chạm khắc trên các họa tiết trang trí:
– Hình ảnh hai con dơi đi liền nhau với đôi cánh dang rộng khép thành hình tròn biểu tượng cho sự may mắn nhân đôi
– Biểu tượng 5 con dơi với chữ Vạn và chữ Thọ, sự kết hợp này mang ý nghĩa cầu mong cuộc sống trường thọ, tràn đầy tài lộc và niềm vui lớn.
– Hình ảnh con dơi dang đôi cánh gắn với đồng tiền xu cổ mang ý nghĩa dẫn phúc và chiêu tài kim tiền, hay hình ảnh con dơi ngậm chiếc khánh đá – Phúc khánh làm tăng thêm sự sung túc và may mắn, con dơi ngậm chữ thọ hay ngậm hoa cúc biểu trưng cho ý nghĩa sức khỏe và trường thọ…
– Nhiều người cho rằng nếu Dơi mà bay vào nhà bạn và làm tổ trong đó thì nó báo hiệu gia đình bạn sẽ gặp nhiều may mắn trong vấn đề tiền bạc vì vậy không nên đuổi chúng đi.
Ý nghĩa của Con Hươu trong phong thủy
Với đặc trưng giống loài là nhút nhát, dễ hoảng hốt khi có tiếng động lớn, hoảng sợ với những sự vật bất ngờ, bên cạnh đó, thân hình nhỏ nhắn, mảnh mai, dễ thương khiến các chú hươu, chú nai là biểu tượng cho sự ngây thơ, hiền lành.
Vật phẩm Mẫu tử chi tình (Ảnh minh họa)
Tuy nhiên, đây cũng là loài vật có sức sống kiên cường với mọi thời tiết khó khăn, hình ảnh nhỏ bé giữa thiên nhiên bao la rộng lớn đầy nguy hiểm ấy đã dễ dàng len lỏi vào tâm hồn của các nghệ sĩ mà tạo ra những tác phẩm tranh treo tường đầy cảm xúc.
Thực tế, trong phong thủy, hươu nai vốn dĩ là loài mang biểu tượng của Tài Lộc, Thịnh Vượng, Trường Thọ.
Tranh treo tường với hình ảnh những chú hươu luôn xuất hiện cùng bầy đàn mang đến cảm giác gắn kết trong gia đình, ngoài ra còn có ý nghĩa sâu xa về đôi bạn đời luôn cùng son sắt với nhau.
Ngoài ra, loại động vật này cũng là biểu tượng của sự sung túc, giàu có. Ý nghĩa này bắt nguồn từ cách đọc tiếng hươu trong tiếng Trung Quốc cũng khá giống với cách đọc của từ “thu nhập” (tức là tiền chảy vào túi).
Không dừng lại ở đó, nai hươu cũng là biểu tượng của sự công bằng, lẽ phải, danh tiếng và sự nghiệp thành công. Chính vì vậy, tranh treo tường với chủ thể hươu nai cũng được sử dụng trang trí cho phòng làm việc, công ty,…
Ý nghĩa của Chim khách trong phong thủy
Chim khách hay còn gọi là Hỉ Thước, thời cổ từng được gọi là Thần nữ. Dân gian cho rằng chim khách là loài chim báo tin vui, có khả năng dự đoán thần kỳ những sự việc sắp xảy ra. Chim khách không thích tối tăm ẩm ướt, chỉ kêu khi trời lạnh ráo nên còn được gọi là Dương điểu (Chim mặt trời). Người ta nhận thấy, chim khách có thể nhận biết phương vị của sao Thái Tuế, bởi lối vào tổ của nó luôn hướng về phía chòm sao này và thay đổi theo hướng đi của sao. Chim khách còn nhận biết được gió, nếu như năm nào đó nhiều gió nó sẽ làm tổ chỗ cành cây tương đối thấp để tránh gió.
Trong văn hóa Trung Quốc, Hỉ Thước chiếm một vị trí vô cùng quan trọng. Truyền thuyết kể rằng, Ngưu Lang Chức Nữ bị ngăn cách bởi dài ngân hà và không được gặp nhau. Thương cảm cho đôi uyên ương phải xa cách, vậy nên vào đêm mùng 7 tháng 7 âm lịch hàng năm, Hỉ Thước liền bay tới nối nhau thành chiếc cầu để cho đôi tình nhân này mỗi năm được gặp nhau một lần. Bởi vậy, người dân Trung Quốc tin rằng loài chim này chính là biểu tượng cát tường trong hôn nhân. Hình tượng Hỉ Thước được ứng dụng rộng rãi vào các thiết kế, nhất là trong những bức tranh dùng để trang trí nhà cửa.
Theo quan niệm dân gian, Chim Khách có thể cảm nhận và dự báo các sự việc trước khi nó xảy ra. Loài chim này thích sống trong môi trường khô ráo, hướng tới ánh mặt trời. Nó còn có khả năng nhận biết phương hướng của sao Thái Tuế cũng như nhận biết được hướng gió.
Mong rằng thông qua bài viết chia sẻ ở trên, quý độc giả đã hiểu hơn về ý nghĩa của 3 biểu tượng thường thấy trong các phép trấn hoặc các vật phẩm phong thủy này để có thể sử dụng chúng linh hoạt hơn vào từng mục đích trong cuộc sống nhé!