Trong phong thủy, hành Mộc tượng trưng cho mùa xuân, mùa của sự sinh sôi nảy nở, đại diện cho phương vị Đông và Đông Nam. Hành Mộc có 6 nạp âm phân chia thành: Đại Lâm Mộc, Dương Liễu Mộc, Tùng Bách Mộc, Bình Địa Mộc, Tang Đố Mộc, Thạch Lựu Mộc.
Trong Lục Mộc chỉ có Bình Địa Mộc (cây đất đồng bằng) không sợ Kim (Kim khắc Mộc), mà còn cần hòa hợp mới thành vật hữu dụng (cưa, búa đẽo gọt cây thành vật để dùng như tủ, bàn, ghế). Bình Địa Mộc và Đại Lâm Mộc gặp nhau thì tốt; lưỡng Mộc thành Lâm.
Những loại Mộc còn lại như Tùng Bách Mộc (gỗ cây Tùng – Bách), Dương Liễu Mộc (cây dương liễu), Tang Đố Mộc (gỗ cây dâu), Thạch Lựu Mộc (cây lựu mọc trên đá) và Đại Lâm Mộc (cây rừng lớn) đều sợ Kim, nếu phối hợp với những người mang hành Kim sẽ tử biệt hay nghèo khổ suốt đời. Những loại cây trong rừng (Đại Lâm, Tùng Bách), những cây sống chùm gửi (Thạch Lựu), cây còi (Dương Liễu) rất hay bị đốn chặt.
1) Tổng quan về các hành Mộc
1. Đại Lâm Mộc – 大林木 – (Cây rừng lớn): Mậu Thìn (1928 – 1988) và Kỷ Tỵ (1929 – 1989)
Mậu Thìn, Kỷ Tỵ, Thìn là chốn thôn dã, dải bình nguyên rộng lớn. Tỵ là lục Dương (thuần Dương, Tỵ là quẻ Càn của 12 quẻ tiêu tức), là ánh thái dương chói chang. Mộc đến lục Dương thì cành càng thêm tốt tươi, lá cây rậm rạp phong phú, tạo thành cây cối phồn vinh như rừng. Cây trong rừng um tùm, rậm rạp, khắp nơi một màu xanh nên tâm chất không mưu cầu đột xuất. Lấy sự tốt tươi thịnh vượng của Mộc mà vốn tại chốn thôn dã, vì vậy đặt là Đại Lâm Mộc (cây rừng lớn).
Trí tuệ minh mẫn nhưng gặp sự lại dễ ngả theo thời thế, làm chức thừa hành tốt, vào cương vị chỉ huy không hay. Khả năng cũng như khuynh hướng không có màu sắc riêng của mình.
Với Mậu Thìn và Kỷ Tỵ, thì Mậu Thìn đều thuộc Thổ, Mộc khắc Thổ làm nhược khí thế, trong khi Kỷ Tỵ thì Tỵ Hỏa. Bởi vậy, Kỷ Tỵ trong cuộc phấn đấu chống lại hung vận dễ dàng hơn so với Mậu Thìn.
2. Dương Liễu Mộc – 楊柳 木– (Cây dương liễu): Nhâm Ngọ (1942 – 2002) và Quý Mùi (1943 – 2003)
Với Nhâm Ngọ – Quý Mùi, Mộc Tử ở Ngọ, Mộ ở Mùi. Mộc vào đất tử mộ dù được Thuỷ của thiên can Nhâm Quý sinh ra nhưng vẫn còn yếu nhược nên gọi bằng Dương Liễu Mộc.
Cành liễu mảnh mai, lá liễu buông rủ, là Mộc không có cốt khí. Hình chất thì vậy nhưng tâm sự lại rất thấu đáo, tình cảm phức tạp đa đoan. Dương Liễu Mộc thuộc âm nên tính tình kín đáo, chỉ thiếu căn bản, suy tư luôn luôn theo gió mà ngả nghiêng, bén nhạy với thực tế, tâm không mấy chính trực. Dương Liễu Mộc khó là một người tâm phúc trung thành.
Nhâm Ngọ vì Ngọ là Hỏa, Mộc sinh Hỏa cho nên mệnh vượng cứng rắn hơn Quý Mùi Thổ bị Mộc khắc.
3. Tùng Bách Mộc – 松柏木 – (Gỗ cây Tùng – Bách): Canh Dần (1950 – 2010) và Tân Mão (1951 – 2011)
Canh Dần, Tân Mão có Mộc Lâm Quan ở Dần, Đế Vượng ở Mão, Mộc đã vượng thì không thể nhu nhược được, Mộc đến hồi cực thịnh nên gọi bằng Tùng Bách Mộc (gỗ cây tùng, bách).
Tùng Bách Mộc trong sương tuyết mà vẫn cứng cỏi vươn lên xanh tươi, vừa kiên nhẫn chịu đựng vừa đầy ắp nghị lực chống lại với khí hậu ác liệt. Kiên định, dù thử thách nào cũng không bị bẻ gãy, ý chí luôn luôn muốn vượt thiên hạ và kỷ luật ngay cả đối với bản thân.
Nếu được mệnh tốt, người Tùng Bách Mộc sẽ thành công khác người trên bất cứ lĩnh vực nào; nếu gặp mệnh xấu sẽ thành kẻ bất đắc chí. Tân Mão nhẫn nại hơn Canh Dần, Canh Dần cương nghị hơn Tân Mão.
4. Bình Địa Mộc – 平他木 – (Cây đất đồng bằng): Mậu Tuất (1958 – 2018) và Kỷ Hợi (1959 – 2019)
Giữa Mậu Tuất, Kỷ Hợi thì Tuất là cánh đồng chốn thôn dã, Hợi là nơi cây cỏ sinh được. Tuất Hợi lúc Mộc khí quy căn, âm dương bế tắc như mùa đông cành lá trơ trụi mà gốc rễ ẩn tàng để nảy nở. Mộc sinh ra ở chốn thôn dã thì không thể là một rễ cây, một gốc cây, vì vậy đặt là Bình Địa Mộc (cây đất đồng bằng).
Người Bình Địa Mộc mà có mệnh tài cán thì cái tài thường ẩn không hiện, nếu được dùng ví như cơn mưa thuận gió hòa, ở thời loạn ví như bị sương tuyết dập vùi hoài tài bất ngộ. Bình Địa Mộc cần gặp quý nhân, người biết dùng, hiểu được giá trị của họ và được sử dụng đúng lúc, họ sẽ làm việc đắc lực, cống hiến cho bạn.
Bình Địa Mộc trông vẻ ngoài không bề thế lẫm liệt nhưng bên trong chứa chất tài năng đáng nể. Bình Địa Mộc mà có mệnh bình thường sẽ mãi mãi bình thường dù được vận hay.
Mậu Tuất toàn Thổ, Thổ bị Mộc khắc, Kỷ Hợi, Hợi thuộc hành Thủy sinh Mộc, bởi thế những người Kỷ Hợi làm việc mẫn cán hơn Mậu Tuất.
5. Tang Đố Mộc – 桑柘木– (Gỗ cây dâu): Nhâm Tý (1972 – 2032) và Quý Sửu (1973 – 2033)
Nhâm Tý, Quý Sửu thì Tý thuộc Thủy, Sửu thuộc Thổ. Thủy vừa sinh Mộc, Mộc đã khắc lại đất (Thổ) như hình tượng của cây dâu, vừa trổ lá non đã bị hái xuống mà nuôi tằm, rồi lại lá rụng lại làm chất dinh dưỡng cho đất khi rơi xuống. (Mộc mới sinh thì yếu giống như cây dâu tằm).
Lá dâu tằm ăn, thân cây dâu cũng được dùng vào nhiều việc. Từ chiếc lá, cành đến thân đều bị sử dụng nên Tang Đố Mộc hoàn toàn rơi vào thế bị động, tâm tình rộng rãi, nhưng cái rộng rãi do người điều khiển.
Khi có tiền, lúc thành công thường bị đẩy vào tình trạng giúp người này đỡ kẻ nọ từ anh em đến họ hàng bè bạn. Người Tang Đố Mộc không thể ở ngôi vị lãnh đạo. Quý Sửu so với Nhâm Tý bản thân bị tước giảm nguyên khí nên gặp hung vận kém khả năng ứng phó.
6. Thạch Lựu Mộc – 石榴木 – (Cây lựu mọc trên đá): Canh Thân (1980 – 2040) và Tân Dậu (1981 – 2041)
Canh Thân Tân Dậu, Thân là tháng 7, Dậu là tháng 8, thời gian này Mộc suy yếu cơ hồ tuyệt diệt chỉ có cây lựu kết trái cho nên gọi bằng Thạch Lựu Mộc.
Kim khắc Mộc, Kim như đao búa, thạch lựu mộc cứng cáp, đao búa không thể đốn ngã. Canh Thân, Tân Dậu cả chi can đều thuộc Kim mà nạp âm của cả 2 tuổi lại thuộc Mộc, lấy cái lẽ tương khắc chống chọi mà thủ tượng, hình Mộc mà chất đá nên gọi thạch lựu.
Mệnh mang những sao trung kiên là một người trung thành, chính trực, khảng khái, là một người bạn khả dĩ tin cậy. Bản mệnh nếu mang những sao gan dạ nên con người can trường dám làm dám chịu. Mệnh hiện những sao thiếu trí tuệ thành ra con người ngoan cố khó mà cảm hóa.
Canh Thân, Tân Dậu, Mộc hoàn toàn bị Kim chế ngự nên ít có khả năng bén nhạy với biến động. Người Thạch Lựu Mộc vào nghiên cứu là hợp cách vì ít có sự thay đổi chí hướng.
2) Màu sắc hợp phong thủy cho người mệnh Mộc
Theo quan niệm phong thủy, người mệnh Mộc tương sinh với ngũ hành Thủy (Thủy sinh Mộc) nên khi chọn những màu sắc phù hợp với mệnh Thủy sẽ thúc đẩy không ngừng tài lộc đến với mình, ngược lại người mệnh Mộc tương khắc với ngũ hành Kim (Kim khắc Mộc) nên bạn cần tránh những gam màu thuộc hành Kim:
(*) Hòa hợp: Màu xanh lá cây, xanh lục (màu của hành Mộc) hỗ trợ công việc, vận mệnh, may mắn. Màu xanh lục, xanh lá mang lại sự may mắn, đam mê và sung túc.
(*) Tương sinh: Màu đen, xanh nước biển (màu của hành Thủy) kích thích tăng tiến công việc, vận mệnh, may mắn, gia tăng lượng tương sinh, thúc đẩy năng lượng bản mệnh phát triển.
(*) Khắc chế: Màu vàng, nâu đất (màu của hành Thổ) ức chế, kìm hãm công việc, vận mệnh, may mắn.
(*) Bị khắc: Màu trắng, xám, ghi, bạc (màu của hành Kim) khắc chế, giảm sút tăng tiến công việc, vận mệnh, may mắn.
3) Vật trang trí cho người mệnh Mộc
1. Đá phong thủy:
Dây chuyền thạch anh đen: Mang lại cho gia chủ sự may mắn, tiền tài, đồng thời thạch anh đen hỗ trợ giúp nâng đỡ vùng cột sống rất tốt.
Vòng tay đá thạch anh xanh: Vòng tay đeo giúp chủ nhân giảm stress, xoa nguội những cơn nóng giận bộc phát, giúp người mệnh Kim tăng phần hòa nhã, làm chủ được bản thân.
Vòng tay đá mắt hổ xanh đen: Rất hợp với người mệnh Mộc, sinh tài lộc tăng khí vượng.
Vòng Phúc Hòa Trợ Mệnh: hóa giải Thái Tuế 2019, hộ thân may mắn, tăng cường sức khỏe, cầu tài đắc tài, cầu bình an đắc bình an.
2. Linh vật phong thủy:
Tỳ hưu: mang công danh, tài lộc vào nhà, tránh tà khí. Là vật phẩm phong thủy số 1 cầu bình an, tài lộc, may mắn và sức khỏe cho gia chủ.
Cóc Thiềm Thừ: Theo truyền thuyết thì đây là loại cóc 3 chân nhưng luôn nhả vàng bạc cho nhà nào sở hữu nó. Là linh vật rất linh thiêng số 2 sau Tỳ Hưu giúp cầu tiền tài và phước lành.
4) Bài trí phương vị theo phong thủy
Thông thường, các phương vị chính trong nhà là Tài Lộc, Quan Lộc và Quý Nhân nên được kích hoạt để mang lại tài lộc, công danh và quan hệ may mắn, hòa hợp xã hội.
5) Con số may mắn cho người mệnh Mộc
Dựa trên quy luật tính toán các con số may mắn của ngũ hành chiêm tinh thì mệnh Mộc hợp với các con số sau:
Hành Mộc (mệnh Chấn) – Số may mắn là 9, 1, 4, 3 – Số khắc là 6, 7
Hành Mộc (mệnh Tốn) – Số may mắn là 1, 3, 4 – Số khắc là 6, 7