Lau dọn ban thờ, bao sái bát hương cuối năm đúng cách

 Theo văn hóa, tín ngưỡng của người Phương Đông nói chung và người Việt Nam ta nói riêng, bàn thờ là nơi hiện diện của thần linh. Đây không chỉ là nơi để thờ cúng tổ tiên,  mà còn là một trong những nơi giúp chúng ta thu hút thêm tài lộc, vận may và hồng phúc. Bởi vậy, dọn dẹp bàn thờ không phải là một công việc đơn giản. Hằng năm, trước khi bước sang năm mới, các gia đình Việt thường có một nghi thức rất quan trọng, đó là lễ rửa bát hương và dọn dẹp bàn thờ, theo Phật giáo gọi là lễ bao sái. Đây là dịp để gia chủ lau dọn bàn thờ, chuẩn bị đón năm mới.  Nhưng nếu vô tình phạm phải sai lầm khi dọn dẹp bàn thờ, gia chủ có thể rước họa vào thân, tán gia bại sản, tự tay phá tan sự may mắn tốt lành của mình.

Lau dọn ban thờ, bao sái bát hương cuối năm đúng cách

1. Bao sái là gì?

Bao sái được hiểu là việc lau chùi, dọn dẹp không gian thờ cúng, bát hương và các đồ thờ cúng, các vật phẩm phong thủy đang sử dụng, kể cả những vật cũ có ám khí, tạp khí, uế khí. Việc bao sái giúp tẩy trừ uế khí, tạp khí, giúp cho các đồ thờ cúng, không gian thờ cúng và các vật phẩm phong thủy… kích hoạt vượng khí.

Đây là việc quan trọng có thể làm thường xuyên, đặc biệt là trong các dịp cuối năm thì việc bao sái lại trở nên quan trọng hơn cả để tẩy trừ uế khí, nghênh đón quý thần năm mới. 

2. Thời gian tốt nhất để làm lễ bao sái.

Theo dân gian, việc dọn bát hương thường tiến hành vào sáng 23 tháng Chạp hàng năm. Trước khi tiến hành, gia chủ  sẽ thắp hương xin phép, tất cả chân hương cả một năm nên được rút bớt, sau đó hóa cùng với tiền, vàng.

Tuy nhiên, ngày nay các gia đình thường bước vào kỳ nghỉ Tết từ ngày 27 tháng Chạp,  nên gia chủ có thể tiến hành lau dọn bàn thờ tổ tiên vào ngày này hoặc 28, 29 tháng Chạp.

Khi lau dọn bát hương, chỉ  nên để lại ba chân hương. Với những bát hương của người đã mất nhưng chưa qua 3 năm, nếu là đàn ông thì để lại 7, còn đàn bà để lại 9 chân hương. Bát hương quan thần linh tỉa hết, chỉ giữ lại 5 chân nhang.

3.  Những bước tiến hành bao sái 

Trước khi bao sái, gia chủ nên tắm rửa sạch sẽ, mặc quần áo dài,  mở rộng các cửa trong nhà , có thể chuẩn bị đĩa hoa quả tùy tâm.

10 bông cúc vàng chia làm hai bình cắm hai bên,  rượu trắng, 1 củ gừng còn vỏ giã nát và khăn sạch. Giã gừng rồi đổ rượu vào ngâm khăn vào rượu ít nhất 30  trước khi lau dọn, hoặc cũng có thể dùng nước ấm, không được dùng nước lạnh.

Nếu nhà có ban thờ Phật, tượng Phật, ảnh Phật  thì không dùng rượu để lau, mà nên dùng khăn thấm nước sạch và phải lau bàn thờ Phật trước, sau đó mới lau dọn bàn thờ gia tiên. Tiếp theo, gia chủ thắp một nén hương khấn xin phép gia tiên, các quan thần linh, thần tài để thông báo xin được dọn dẹp bàn thờ.

Sau khi lễ xong, để hương cháy bình thường hoặc chờ hết hương, hạ bát hương xuống tỉa chân nhang trước rồi đặt bát hương và cốc nước, hoa quả lên một cái bàn sạch. Đối với bát hương thờ Phật, thờ Thần Linh ta để lại 5 chân nhang bao gồm cả nén nhang đang cháy. Bát hương gia tiên, bà cô ông mãnh để lại 3 chân nhang kể cả nén nhang đang cháy. Cố gắng làm hết trong 1 nén nhang hoặc nén nhang đang cháy lại đốt thêm 1 nén nhang nữa.

Lau hoặc rửa những đồ thờ cúng khác, vật phẩm phong thủy trong nhà bằng nước sạch trong  1 cái chậu sạch trước, sau đó lại lau bằng Nhất Tâm Hương ( chuyên để bao sái).

Sau khi lau xong, theo thứ tự sắp xếp bài vị, di ảnh, bát hương rồi đến các vật phẩm khác. Trong khi lau dọn có thể đọc nhẩm lục đại tự minh chú: UM MA NI PAD ME HUM.

Lưu ý: Sau khi xong cần thu gọn chân nhang để gọn gàng, chân nhang này sẽ được hóa khi hóa vàng, tạ lễ. Chân nhang phải hóa ( đốt) hết.

3. Văn khấn xin phép dọn ban thờ, tỉa chân nhang

Con nam mô A Di Đà Phật!

Con nam mô A Di Đà Phật!

Con nam mô A Di Đà Phật!

 Tín chủ tên là:………………………………… Cư ngụ tại địa chỉ:……………………………. Hôm nay ngày… tháng… năm… xét thấy bản thân mình chưa chu toàn nên để hương án bị bụi, xin thành tâm sám hối. Tín chủ xin kính cáo với các chư vị (tùy theo bàn thờ đó thờ thần linh, hộ pháp, hay gia tiên…), chọn được ngày lành tháng tốt hôm nay xin cho phép tín chủ được sái tịnh để cho bàn thờ được trang nghiêm thanh tịnh, kính mong các chư vị chứng minh và gia hộ. Mong các vị độ cho con lau dọn được khang trang mỹ hảo, cho hương án được an chính vị, cho âm phần được an yên, cho gia cư được lạc thổ. Chúng con người trần mắt thịt, tội lỗi đầy thân, chỉ biết kính cẩn tâm thành nếu có gì si mê lầm lỡ kính xin được tha thứ bỏ quá đại xá cho. (Xong vái 3 vái). 

Đợi hương tàn thì bắt đầu dọn dẹp bàn thờ

4. Những loại nước nên sử dụng khi bao sái, dọn dẹp bàn thờ

Nước thơm Nhất Tâm Hương

Nước bao sái, lau dọn ban thờ, vật phẩm phong thủy Nhất Tâm Hương

Nhất Tâm Hương là sản phẩm được ngâm lắng từ các loại thảo mộc quý như đinh hương, hồi, quế… Đây là những dược liệu hoàn toàn tự nhiên, không gây độc hại cho gia chủ khi sử dụng. Việc sử dụng loại nước thơm này khi báo sái bàn thờ nhằm cầu mong những điều tốt đẹp, tẩy uế, trừ tà.

Nước ấm 

Nước ấm là loại nước đơn giản và dễ dàng chuẩn bị để lau dọn bàn thờ khi bạn không kịp chuẩn bị các loại nước cầu kỳ khác. 

Nước ấm có thể giúp bạn nhanh chóng tẩy sạch những bụi bẩn, mảng bám lâu ngày trên bàn thờ, hay trên những vật phẩm thờ cúng. Hơn nữa, sử dụng nước ấm để bao sái bàn thờ cũng thể hiện sự trang trọng, khác hẳn với việc dùng nước lã. 

Bạn chỉ cần đun sôi nước trong khoảng 15 – 20 phút sau đó để nguội bớt và dùng khăn sạch nhúng nước để lau sạch bụi bẩn trên bàn thờ. Sau khi lau, hoàn toàn có thể dùng khăn khô mềm để lau sơ lại một lần nữa để mang lại hiệu suất cao hơn. 

Nước mùi già 

Mỗi độ Tết đến xuân về, cây mùi già lại được sử dụng với nhiều công dụng như xông thơm, nấu nước tắm… đặc biệt loại nước này còn rất thích hợp dùng để làm nước bao sái bàn thờ. 

Ngày nay, dù bạn ở nông thôn hay thành phố cũng đều có thể mua được những bó mùi già đã trổ hoa, kết trái để làm nước lau bàn thờ ngày Tết. Những cây mùi già phần thân đã chuyển màu tía khi đun sôi có mùi thơm ngát, giúp tinh thần thoải mái, phấn chấn hơn. Đặc biệt, nó giúp xua đi những điềm xấu và đón một năm mới nhiều an yên. 

Nước ngũ vị hay nước thảo mộc tẩy uế 

Nước thơm bao sái bàn thờ hay còn được gọi là nước thơm khai vận, nước ngũ vị, là loại nước có tính nóng, sử dụng 5 thứ thảo dược (quế, hồi, đinh hương, gỗ vang, bạch đàn) dùng để tẩy uế và lau rửa đồ thờ cúng, vì vậy được xem là loại nước tốt nhất cho việc lau dọn bàn thờ ngày tết. 

Loại nước này mang ý nghĩa tâm linh giúp loại bỏ uế khí, tà ma và xui rủi trong gia đình, xua tan mọi muộn phiền năm cũ, cầu chúc sự thay đổi tốt đẹp hơn trong năm mới, hy vọng mọi việc của gia chủ sẽ trở nên tốt đẹp. 

Bên cạnh mùi hương thoang thoảng dễ chịu, nước ngũ vị còn có tác dụng chống ẩm mốc, đuổi côn trùng và nó cực thích hợp nếu bạn chưa biết lau bàn thờ gia tiên trong những ngày dọn nhà cuối năm bằng nước gì. 

Cách làm nước ngũ vị cực nhanh và dễ dàng: Bạn chỉ cần đun sôi 1,5 lít nước lọc với 5 loại hương liệu kể trên. Đun sôi từ 3 – 5 phút rồi tắt bếp. 

Nếu bạn muốn hương thơm tỏa lâu hơn thì bạn có thể đun thêm vài phút hoặc cho nhiều nguyên liệu thảo mộc hơn. Sau khi nước hạ dần nhiệt độ xuống độ ấm vừa phải thì bạn có thể dùng khăn sạch nhúng vào để lau sạch bàn thờ và đồ cúng. 

Xem thêm: bột ngũ vị hương bao sái, lau dọn ban thờ

Bài viết trên đây là chia sẻ đến quý vị về cách lau dọn, bao sái bàn thờ, bát hương cuối năm đúng cách. Hy vọng những chia sẻ trên đây đã giúp bạn biết được nên nên lau dọn bàn thờ vào ngày nào và nắm được quy trình thực hiện chuẩn nhất. Quý vị hãy truy cập website hoặc gọi điện trực tiếp đến số 0989.34.9191 để được tư vấn kỹ hơn về vật phẩm nước thơm bao sái Nhất Tâm Hương.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0989349119